[Café cuối tuần] Các hiệp định thương mại và 'ngôi sao Việt Nam'

Nhàđầutư
Những tin tốt lành có vẻ đang dồn dập đến với Việt Nam trong tuần qua: từ việc chính thức tham gia Hiệp đình Đối tác Kinh tế Toàn Diện Khu vực (RCEP), tới việc nhiều tờ báo quốc tế coi Việt Nam như một ngôi sao kinh tế khu vực bởi là nước duy nhất trong ASEAN có tăng trưởng kinh tế năm 2020.
CHÍ THÀNH
21, Tháng 11, 2020 | 07:00

Nhàđầutư
Những tin tốt lành có vẻ đang dồn dập đến với Việt Nam trong tuần qua: từ việc chính thức tham gia Hiệp đình Đối tác Kinh tế Toàn Diện Khu vực (RCEP), tới việc nhiều tờ báo quốc tế coi Việt Nam như một ngôi sao kinh tế khu vực bởi là nước duy nhất trong ASEAN có tăng trưởng kinh tế năm 2020.

Theo dự đoán mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế Việt Nam năm nay sẽ có mức tăng trưởng cỡ 2,4%, và là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng kinh tế trong năm 2020. Không những thế, IMF còn dự báo Việt Nam sẽ hồi phục kinh tế mạnh mẽ năm 2021, với mức tăng trưởng có thể lên tới 6,5%.

TPHCM-TTXVN

Một góc Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh NSNA Giang Sơn Đông

Ngay lập tức, cả BBC và tờ Nikkei Asia đều có bài viết ca ngợi Việt Nam như một 'ngôi sao sáng ở châu Á' trong phát triển kinh tế giữa bối cảnh nhiều nước trong khu vực vẫn còn khốn đốn để hạn chế các tác động tiêu cực do COVID-19 gây ra.

Ngoài việc thành công khi hạn chế được những tổn hại do COVID-19 gây ra, nhờ 'các bước đi cương quyết để kiềm chế tổn hại sức khỏe và kinh tế do Covid-19, theo IMF, Việt Nam cũng đã được hưởng lợi phần nào khi cuộc thương chiến Mỹ-Trung đã khiến Trung Quốc bớt đi sự hấp dẫn như là một địa chỉ sản xuất hàng hóa cho thế giới.

Michael Kokalari, kinh tế gia trưởng tại quỹ Vinacapital khi nói với BBC rằng khi một số lượng lớn người trên thế giới phải bắt buộc làm việc ở nhà vì COVID-19, "người ta mua laptop mới, mua đồ văn phòng mới, để làm việc và ở trong nhà nhiều hơn. Mà nhiều thứ này lại làm tại Việt Nam".

Khu vực sản xuất của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong 10 năm qua do doanh nghiệp tìm kiếm nơi khác vì chi phí lao động ở Trung Quốc gia tăng. Điều này cộng với việc nhiều công ty cân nhắc chuyển sản xuất sang Việt Nam vì COVID-19 đã giúp Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất hàng hóa mới cho thế giới.

Nhưng đó là chuyện chuyển dịch đầu tư của các doanh nghiệp lớn trên thế giới, và doanh nghiệp nước ngoài, tìm tới Việt Nam đơn giản vì họ nhìn thấy có chi phí rẻ, nhân công lành nghề và môi trường sản xuất an toàn. Chứ những thứ cần hơn như chuyển giao công nghệ, gia tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong hàng hóa thuần Việt, hay ở một vị trí tốt hơn, vững chắc hơn trong chuỗi ung ứng toàn cầu thì vẫn cần thời gian để trả lời.

Tương tự như vậy, việc Việt Nam chính thức ký kết gia nhập Hiệp đình Đối tác Kinh tế Toàn Diện Khu vực (RCEP), sau các hiệp định CPTPP và EVFTA, lạc quan mà nói đã mở thêm cánh cổng để hàng hóa Việt Nam được đưa ra thế giới, chiếm lĩnh nhiều hơn các thị trường mới, đánh dấu một bước phát triển thực chất hơn cho thương mại Việt Nam.

Nhưng khi cánh cửa thương mại được rộng mở, điều mà doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý hơn là hàng hóa bên ngoài cũng sẽ tràn vào thị trường trong nước nhiều hơn. Như vậy, nếu nội lực doanh nghiệp Việt yếu kém hơn, chất lượng hàng hóa Việt yếu thế hơn, thị trường trong nước sẽ là nơi để hàng hóa nước ngoài hoành hành. Đây có lẽ cũng chính là lý do khiến Ấn Độ, một thị trường khổng lồ ở châu Á đã phải từ chối RCEP, bởi họ lo ngại hàng hóa trong nước không đấu nổi với hàng hóa ngoại nhập, doanh nghiệp trong nước sẽ bị tiêu diệt khi đối đầu với doanh nghiệp nước ngoài.

Bởi vậy, trong lúc các doanh nghiệp trong nước có thể tận dụng được các kênh thương mại mới nhờ Việt Nam gia nhập nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương, Chính phủ cần có thêm các chính sách tốt giúp tăng cường nội lực cho doanh nghiệp trong nước, tận dụng sức mạnh của đầu tư nước ngoài để biến chuyển về chất đối với các thành tố cốt lõi cho nền kinh tế trong nước (nâng cao công nghệ, tăng cường tính đổi mới, cạnh tranh, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề, bảo vệ người lao động, bảo vệ môi trường...).

Làm được như vậy, Việt Nam chắc chắn sẽ không chỉ còn là một ngôi sao mới nổi ở khu vực Đông Nam Á, hay ở châu Á, mà chắc chắn sẽ là ngôi sao sáng mãi, lâu dài trên bầu trời kinh tế thế giới, không chỉ trong một vài năm tới đây.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ