[Café cuối tuần] Bước ngoặt lớn trong thu hút vốn FDI

Nhàđầutư
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết số 50 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
PHONG CẦM
24, Tháng 08, 2019 | 08:35

Nhàđầutư
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết số 50 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

E2862953-3B4B-4987-A273-38BEB9243603

 

Đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị có một Nghị quyết riêng về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài. Hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài đã được Bộ Chính trị chỉ rõ.

Trong đó, đáng chú ý là Nghị quyết số 50 đã nhấn mạnh đến việc hoàn thiện thể chế, chính sách để làm sao vừa bảo hộ nhưng cũng đề cao trách nhiệm của các nhà đầu tư.

Quy định rõ trách nhiệm của nhà đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, trường mẫu giáo, cơ sở y tế, văn hoá, thể thao,... phục vụ người lao động. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của nhà đầu tư về bảo vệ môi trường trong quá trình đầu tư, triển khai dự án và hoạt động của doanh nghiệp trong suốt thời gian thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.

Việc quản lý, giám sát đầu tư cũng đã được nhấn mạnh. Theo đó, rà soát, hoàn thiện các quy định về chống độc quyền phù hợp với thông lệ quốc tế; về đáp ứng điều kiện tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh; về bảo đảm quốc phòng, an ninh khi nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam.

Một điều quan trọng khác, Bộ Chính trị chỉ đạo, hoàn thiện pháp luật về chống chuyển giá theo hướng nâng lên thành luật. Hoàn thiện, bổ sung các quy định chặt chẽ trong pháp luật về thuế, ngoại hối, hải quan, đầu tư, khoa học và công nghệ, về xây dựng cơ sở dữ liệu, công bố thông tin... để kiểm soát, quản lý, ngăn chặn chuyển giá ngay từ khi thành lập và trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 

Đồng thời, Bộ Chính trị cũng chỉ rõ việc cần thiết phải xây dựng bộ máy chuyên trách chống chuyển giá đủ mạnh, đủ năng lực; cơ chế kiểm tra liên ngành, chuyên ngành để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Xây dựng cơ chế phòng ngừa và giải quyết vướng mắc, khiếu nại, khiếu kiện của nhà đầu tư. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các thiết chế giải quyết tranh chấp và thực thi. Hoàn thiện pháp luật để giải quyết có hiệu quả những vướng mắc đối với dự án có cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản của nhà đầu tư nước ngoài cho Nhà nước hoặc bên Việt Nam sau khi kết thúc hoạt động và xử lý các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài vắng mặt hoặc bỏ trốn trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam...

Tại diễn văn khai mạc Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu vấn đề: "Các thành phần kinh tế thì có nhà nước, tập thể, tư nhân, sở hữu hỗn hợp, có đầu tư nước ngoài. Chúng ta cứ thu hút đầu tư nước ngoài vào thật nhiều, ký kết thật nhiều thì rất hoan nghênh, nhưng đầu tư vào đây thì ta sẽ quản lý thế nào? Có phụ thuộc vào người ta không? Có giữ được độc lập tự chủ không? Trong khi đó, yêu cầu là hội nhập kinh tế nhưng phải độc lập tự chủ".

Thực tế chứng minh, độc lập tự chủ về chính trị và về kinh tế có quan hệ hữu cơ và tác động qua lại với nhau, là điều kiện của nhau. Trong đó, độc lập tự chủ về kinh tế trước hết và quan trọng nhất là về đường lối, chính sách, luật pháp kinh tế được xây dựng thành hệ thống hoàn chỉnh đặt trên căn bản lợi ích dân tộc hướng vào những mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; trên cơ sở đó xây dựng nền kinh tế ngày càng hiện đại, có sức cạnh tranh cao, đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng lớn, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Thành tựu của hơn 30 năm thu hút FDI đã được khẳng định tại Báo cáo tổng kết của Bộ Kế hoạch & Đầu tư (tháng 10/2018) với cách tiếp cận khách quan và khoa học dựa trên khảo sát thực trạng tại các địa phương, đồng thời đã nêu lên những nhược điểm, yếu kém, vấn đề cần giải quyết để thực hiện định hướng và chính sách mới nhằm thu hút có chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn FDI thế hệ mới.

Hiện, nước ta đã có được khoảng 750 nghìn doanh nghiệp, trong đó trên 28 nghìn doanh nghiệp FDI, vài nghìn doanh nghiệp nhà nước bao gồm vài chục tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp hỗn hợp, hơn 700 nghìn doanh nghiệp tư nhân, trong đó trên 2% là doanh nghiệp quy mô lớn với mấy trăm tập đoàn kinh tế, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, gần 5 triệu hộ kinh doanh. Đó là “đội quân chủ lực” đang được phát triển cả số lượng và quy mô để đạt mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 và 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030.

Vấn đề quan trọng nhất trong định hướng phát triển doanh nghiệp Việt Nam là kết nối các loại hình doanh nghiệp theo chuỗi cung ứng sản phẩm để tạo nên năng lực cạnh tranh cao hơn, làm chủ thị trường trong nước và có chổ đứng vững chắc trên thị trường thế giới, bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số theo hướng đổi mới, sáng tạo từ R&D, thương hiệu đến sản phẩm “made in Vietnam”.

Có thể nói, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 50 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 sẽ tạo ra bước ngoặt lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài thời gian tới.

Kết hợp sức mạnh giữa thu hút đầu tư nước ngoài và sự lớn mạnh của các thành phần kinh tế trong nước, chắc chắn rằng kinh tế Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ