Các siêu dự án của Tập đoàn Nam Cường giờ ra sao?

Nhàđầutư
Những năm 2008 - 2010, cái tên Tập đoàn Nam Cường dưới thời cố Chủ tịch Trần Văn Cường là một trong những doanh nghiệp bất động sản hàng đầu, với hàng loạt dự án từ vài chục cho đến cả trăm ha ở nhiều tỉnh thành như: Hà Nội, Nam Định, Hải Dương.
THỦY TIÊN
18, Tháng 06, 2018 | 06:48

Nhàđầutư
Những năm 2008 - 2010, cái tên Tập đoàn Nam Cường dưới thời cố Chủ tịch Trần Văn Cường là một trong những doanh nghiệp bất động sản hàng đầu, với hàng loạt dự án từ vài chục cho đến cả trăm ha ở nhiều tỉnh thành như: Hà Nội, Nam Định, Hải Dương.

Có thể kể đến những dự án gắn liền với tên tuổi Nam Cường một thời tại Hà Nội như: Khu đô thị Dương Nội quy mô 200ha (quận Hà Đông, Hà Nội); Khu đô thị Cổ Nhuế 18ha (Từ Liêm, Hà Nội), Khu đô thị Phùng Khoang có quy mô 46 ha; Dự án Khu đô thị mới Thạch Phúc (huyện Thạch Thất và Phúc Thọ), quy mô hơn 507 ha; Dự án khu sinh thái Chương Mỹ 750ha…

khu-do-thi-my-trung-nam-cuong

Dự án khu đô thị Mỹ Trung của Tập đoàn Nam Cường

Tại các tỉnh khác, Nam Cường có Khu đô thị Mỹ Trung (Nam Định) (152,94 ha); Khu đô thị Hòa Vượng (Nam Định) (55,4 ha), Khu đô thị Thống Nhất (Nam Định) (63,8 ha), Khu đô thị phía Tây Hải Dương (595 ha),…  Bên cạnh quỹ đất dồi dào, Nam Cường còn nổi tiếng với hệ thống khách sạn Nam Cường trên khắp các tỉnh, thành cả nước.

Tuy nhiên, trong những năm qua, cái tên Nam Cường dần bị rơi vào “quên lãng” bởi rất nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn như: Vingroup, Sun Group, FLC…

Còn các dự án của Tập đoàn Nam Cường hầu như “án binh bất động”. Thậm chí, có dự án Tập đoàn này không thể thực hiện và phải trả lại đất.

Năm 2013 Nam Cường đề xuất xin bàn giao lại Khu đô thị Quốc Oai có quy mô lên đến trên 1.200ha và Khu đô thị Thạch Thất hơn 800ha cho Hà Nội. Động thái buông tay của Nam Cường tại hai siêu dự án này của Nam Cường khiến nhiều người cảm thấy tiếc nuối.

Bước sang giai đoạn 2014-2015, khi thị trường bất động sản thoát khỏi cơn bão khủng hoảng và hồi phục tích cực, các doanh nghiệp bất động sản chạy đua triển khai dự án mới thì Nam Cường vẫn cứ “im lìm”. Bằng chứng là nhiều khu đô thị của Nam Cường vẫn cứ dang dở.

Tại Hà Nội, mới có 2 dự án đô thị được Nam Cường triển khai là Khu đô thị Cổ Nhuế và một phần Khu đô thị Dương Nội. Việc triển khai hai dự án này chủ yếu được thực hiện trước năm 2011 và một phần các hạng mục được hoàn thiện trong năm 2014.

tap-doan-nam-cuong

Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán dự án Khu đô thị mới Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường

Dự án Khu đô thị Dương Nội, với quy mô gần 200ha, là phần đất đối ứng được tỉnh Hà Tây (cũ) nay là thành phố Hà Nội trả cho Tập đoàn Nam Cường thực hiện dự án tuyến đường trục phía Bắc Hà Đông theo hình thức BT.

Theo kế hoạch sẽ hoàn thiện toàn bộ trong năm 2015, nhưng đến nay, Nam Cường mới chỉ triển khai được một phần. Phần lớn diện tích còn lại vẫn bị bỏ hoang. Thậm chí, Tập đoàn này còn phải “xẻ thịt” dự án cho các nhà đầu tư thứ cấp như Xuân Mai Complex, Ceninvest.

Trong khi các nhà đầu tư thứ cấp khá thành công với những chung cư được xây dựng từ đất mua lại của Tập đoàn Nam Cường thì bản thân doanh nghiệp này lại vẫn gặp nhiều khó khăn.

Không chỉ gặp nhiều khó khăn trong triển khai dự án, nhiều dự án của Nam Cường còn rơi vào tình trạng “phủ mền đắp chiếu” như tại Khu đô thị Thạch Phúc quy mô 507ha, Khu đô thị sinh thái Chúc Sơn (Chương Mỹ) quy mô 750ha.

Còn dự án Khu đô thị phía Tây Hải Dương của Tập đoàn Nam Cường từng bị Thanh tra Chính phủ kết luận có nhiều sai phạm. Đến nay, dự án này vẫn chậm tiến độ và bị phản ánh nhiều sai phạm.

Tại Nam Định, 3 khu đô thị Hòa Vượng, Thống Nhất, Mỹ Trung (Tây Bắc TP. Nam Định) được UBND tỉnh này giao cho Tập đoàn Nam Cường làm chủ đầu tư và thực hiện theo phương thức đổi đất lấy hạ tầng, dự kiến hoàn thành trong 2-3 năm sau đó.

Tuy nhiên, ngoài Khu đô thị Hòa Vượng được triển khai thì Khu đô thị Thống Nhất và Mỹ Trung lại chậm tiến độ hơn chục năm. Bên cạnh đó, các dự án này của Nam Cường đều bị người dân địa phương khiếu kiện liên quan tới giải phóng đất đai xung quanh những vụ án trên, đã có những vụ lên tới cấp trung ương nhưng ‘đâu vẫn vào đấy’.

Báo chí cũng từng dẫn nguồn tin từ tính toán của Bộ Tài chính cho biết, số đất mà Nam Định “bán rẻ” cho Nam Cường đã làm ngân sách mất đi khoảng 4.000 tỷ đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24550.00 24560.00 24880.00
EUR 26360.00 26466.00 27632.00
GBP 30809.00 30995.00 31946.00
HKD 3098.00 3110.00 3212.00
CHF 27438.00 27548.00 28416.00
JPY 161.57 162.22 169.82
AUD 15912.00 15976.00 16463.00
SGD 18126.00 18199.00 18741.00
THB 670.00 673.00 701.00
CAD 17913.00 17985.00 18518.00
NZD   14797.00 15289.00
KRW   17.77 19.41
DKK   3543.00 3675.00
SEK   2338.00 2431.00
NOK   2283.00 2375.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ