Các nước đang phát triển đối mặt tình trạng bất bình đẳng vaccine
Việc hoạt động sản xuất vaccine chỉ thu hẹp tại các quốc gia giàu có khiến khả năng phân bổ của Covax gặp nhiều trở ngại.
Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, tính đến ngày 30/8, 57% người dân sinh sống tại các nước thu nhập cao được tiêm ít nhất một liều vaccine. Trái lại, con số này chỉ vỏn vẹn 2% tại các quốc gia có thu nhập thấp.
Khi chế phẩm được phát triển, một số quốc gia giàu có, điển hình như Mỹ, đã nhanh tay ký kết hợp đồng với các hãng dược. Không chỉ đóng góp vào chương trình phát triển vaccine trị giá hàng tỷ USD, Mỹ cũng là nước yêu cầu các nhà sản xuất ưu tiên giao vaccine sớm nhất.
Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nga và châu Âu hiện có nhiều lợi thế khi sở hữu hàng loạt công ty sáng chế vaccine và dây chuyền sản xuất trong nước.
Đối với giới ủng hộ sức khỏe cộng đồng, kế hoạch tiêm nhắc lại cho đối tượng đã tiêm chủng đầy đủ tại các nước giàu đang đe dọa sự cân bằng vaccine trên thế giới. Theo các nhà khoa học, sự phân bổ vaccine không đồng đều có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu.
Covax không làm tốt nhiệm vụ
Trước làn sóng bùng phát mới, các quốc gia có thu nhập trung bình như Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia, Serbia, El Salvador đang cố gắng thu mua vaccine để tiêm cho người dân. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia kém phát triển, những gì họ có thể trông đợi là nguồn cung vaccine từ Covax.
Covax là sáng kiến được phát triển với nhiệm vụ đảm bảo nguồn cung vaccine công bằng cho mọi quốc gia. Phần lớn nguồn kinh phí mua vaccine của Covax xuất phát từ các chính phủ cũng như nhà tài trợ như Quỹ Bill & Melinda Gates.
Mặc dù vậy, theo Bloomberg, Covax đang không hoàn thành tốt sứ mệnh đề ra.
Sau khi làn sóng nhiễm COVID-19 tăng cao, Ấn Độ, nơi đặt nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới Serum Institute, buộc giảm tỉ lệ xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu chữa trị trong nước, khiến Covax gặp nhiều khó khăn trong việc phân phối liều lượng trên khắp thế giới.
Mục đích ban đầu của Covax là phân phối ít nhất 2 tỷ liều thuốc, 2/3 trong số đó cho các quốc gia có thu nhập thấp hơn, vào cuối năm 2021. Nhưng, tính đến ngày 30/8, Covax mới hoàn thành 11% mục tiêu ban đầu.

Các nước giàu đã bắt đầu tiêm vaccine nhắc lại mũi thứ 3. Ảnh: AFP.
Liệu các quốc gia dồi dào vaccine sẽ chia sẻ?
Trung Quốc và Nga đã sớm xuất khẩu vaccine như một công cụ ngoại giao. Tháng 8, Trung Quốc cam kết mở rộng khả năng xuất khẩu lên 2 tỷ liều trong năm nay. Đại diện 7 nước thành viên của G7 cũng cam kết cung cấp 2,3 tỷ liều cho những quốc gia đang phát triển trong năm 2022.
Tuy nhiên, những đóng góp thực tế cho đến nay vẫn còn rất nhỏ. Các chuyên gia ước tính cần có thêm hàng tỷ liều nữa mới đáp ứng đủ nhu cầu. Bên cạnh đó, tốc độ quyên góp cũng là yếu tố quan trọng không kém số lượng.
Đáng nói, nhiều lo ngại cho rằng khả năng cung cấp vaccine đến những quốc gia cần nhất sẽ bị gián đoạn khi những quốc gia có thu nhập cao đang tính tới kế hoạch tiêm bổ sung.
Nguy cơ xuất hiện đại dịch mới
Sự xuất hiện của hàng loạt biến thể COVID-19 mới gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, việc chậm trễ kiểm soát đại dịch có thể khiến các chủng virus tiếp theo bùng phát.
Trong khi các quốc gia giàu có bắt đầu mở lại một số hoạt động, phần lớn quốc gia thiếu vaccine hiện nay phải duy trì tình trạng đóng cửa, giãn cách xã hội để ngăn chặn đà lây lan.
Ngay cả châu Phi, khu vực được dự báo chịu tác động thấp hơn đáng kể từ COVID-19, vẫn phải vật lộn chống lại những mối đe dọa sức khỏe khác.
Việc sớm triển khai vaccine đang trở thành mối bận tâm hàng đầu của các chuyên gia y tế châu Phi. Dù có dân số trẻ và tỉ lệ người cao tuổi thấp, không gì đảm bảo đại dịch mới sẽ không nhắm đến nhóm đối tượng trẻ tuổi ở châu Phi.

Nhiều biến chủng mới của COVID-19 sẽ xuất hiện nếu thế giới không thể kiểm soát đại dịch. Ảnh: Reuters.
Cần mở rộng quy mô sản xuất
Một nhóm các quốc gia, dẫn đầu bởi Nam Phi và Ấn Độ, đã kêu gọi Tổ chức Thương mại Thế giới nâng cao biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các nhà sản xuất vaccine. Đề xuất này có thể giúp những nhà máy khác tham gia vào hoạt động sản xuất.
Tuy nhiên, các công ty sản xuất vaccine lập luận bản thân họ cũng đang triển khai quá trình mở rộng, đồng thời cho rằng đề xuất này không thực sự hiệu quả. Ngay cả khi có công thức, rất ít quốc gia có đội ngũ nhân viên đủ trình độ để tham gia sản xuất vaccine.
Một số ý kiến cho rằng nên để các công ty dược phẩm tự nguyện chia sẻ chuyên môn. WHO có thể là bên điều phối cho quá trình chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện đào tạo và giúp xây dựng nhà máy.
Những người ủng hộ sức khỏe toàn cầu cho rằng điều quan trọng nhất là mở rộng hoạt động sản xuất vaccine vượt ra ngoài biên giới của Mỹ, châu Âu, Ấn Độ và Trung Quốc.
Tháng 4, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Liên minh châu Phi đã công bố kế hoạch thành lập các nhà máy sản xuất vaccine với mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu của lục địa này từ 99% xuống còn 40% vào năm 2040.
(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
Sun Group và loạt doanh nghiệp đầu tư vào Khu thương mại tự do Đà Nẵng
Tại Lễ công bố quyết định thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng, UBND TP đã trao biên bản ghi nhớ về đầu tư cho 8 nhà đầu tư chiến lược.
Sự kiện - 22/06/2025 11:20
Lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chúc mừng Tạp chí Nhà đầu tư nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã có buổi gặp gỡ và chúc mừng Tạp chí Nhà đầu tư.
Sự kiện - 22/06/2025 07:08
Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo chí là nhịp cầu nối ý Đảng lòng Dân
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu báo chí phải trở thành lực lượng kiến tạo niềm tin, cổ vũ khát vọng phát triển, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, trường tồn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Sự kiện - 21/06/2025 12:48
[Cafe Cuối tuần] Thể chế - Đòn bẩy chiến lược cho tăng trưởng nhanh và bền vững
Không có quốc gia nào tiến xa nhờ may mắn. Lịch sử phát triển hiện đại cho thấy: những bước nhảy vọt về kinh tế – xã hội chỉ xảy ra khi một quốc gia dám thực hiện cải cách thể chế sâu rộng và đúng thời điểm.
Sự kiện - 21/06/2025 09:42
'Báo chí luôn bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp'
Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, trong kỷ nguyên số, báo chí và doanh nghiệp chắc chắn sẽ luôn đồng hành với nhau, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, vì lợi ích của mình cũng như lợi ích của xã hội.
Sự kiện - 21/06/2025 07:00
Sứ mệnh của báo chí trong kỷ nguyên vươn mình
Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045, báo chí Việt Nam mang trên mình sứ mệnh to lớn: không chỉ là cầu nối thông tin mà còn là động lực thúc đẩy sự vươn mình của dân tộc.
Sự kiện - 21/06/2025 07:00
Tạp chí Nhà đầu tư đạt giải báo chí tỉnh Quảng Ninh
Tạp chí Nhà đầu tư - Văn phòng Đông Bắc Bộ đã đạt giải khuyến khích báo chí tỉnh Quảng Ninh.
Sự kiện - 20/06/2025 16:12
Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21-6, Tạp chí Nhà đầu tư trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.
Sự kiện - 20/06/2025 14:28
Kịch bản Mỹ áp thuế 46% đối với Việt Nam sẽ 'không xảy ra'
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết, Việt Nam - Mỹ đang trong quá trình đàm phán với nhiều kết quả tích cực. Chính phủ sẽ làm mọi việc, với nỗ lực cao nhất để mức thuế quan 46% mà Mỹ tính áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam không xảy ra.
Sự kiện - 20/06/2025 12:11
Báo chí Cách mạng Việt Nam: Mạch nguồn tri thức - Kết nối niềm tin
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Bộ trưởng VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đánh giá cao sự đóng góp, đồng hành của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc suốt một thế kỷ qua.
Sự kiện - 20/06/2025 08:15
'Tiếp tục hoàn thiện chính sách để thúc đẩy kinh tế tư nhân'
"Kỳ họp 10, Chính phủ sẽ trình Quốc hội sửa đổi các luật còn lại liên quan đến doanh nghiệp đảm bảo toàn diện", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về việc hoàn thiện luật để phát triển kinh tế tư nhân.
Sự kiện - 19/06/2025 18:23
'Chưa hộ kinh doanh nào bị phạt vì hóa đơn điện tử'
"Hiện nay đang hỗ trợ tối đa cho các hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử chứ chưa phạt ai. Không có câu chuyện phạt bất cứ hộ kinh doanh nào trong việc triển khai hóa đơn điện tử. Trừ khi sau này đã triển khai thông suốt rồi mà có hộ kinh doanh vẫn cố tình vi phạm thì mới tính đến phạt", Bộ trưởng Tài chính cho biết.
Sự kiện - 19/06/2025 16:37
Sắp diễn ra Hội thảo 'Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đô thị thông minh'
Hội thảo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đô thị thông minh" sẽ tập trung thảo luận về một trong những xu thế công nghệ quan trọng nhất hiện nay là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong xây dựng và vận hành đô thị thông minh.
Sự kiện - 19/06/2025 16:00
'Doanh nghiệp rút khỏi thị trường là thách thức lớn cho mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp'
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho hay, trong 5 tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường rất lớn là thách thức lớn cho mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030.
Sự kiện - 19/06/2025 11:11
Hôm nay (19/6), Bộ trưởng Tài chính trả lời chất vấn giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI
Bộ trưởng Tài Chính Nguyễn Văn Thắng nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI.
Sự kiện - 19/06/2025 07:30
Bộ trưởng Y tế khẳng định thuốc giả không có trong bệnh viện
Liên quan đến vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về thuốc giả có trong bệnh viện, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan nêu rõ, thông qua hệ thống đấu thầu, tất cả thuốc vào bệnh viện phải có nguồn gốc xuất xứ. Thuốc giả chủ yếu xuất hiện trên thị trường, không phải trong bệnh viện.
Sự kiện - 18/06/2025 16:12
- Đọc nhiều
-
1
Kịch bản Mỹ áp thuế 46% đối với Việt Nam sẽ 'không xảy ra'
-
2
Vốn FDI toàn cầu giảm mạnh - mức thấp nhất sau gần 3 thập kỷ
-
3
Giá nhà đất vẫn tăng sau nhiều chỉ đạo, Chính phủ nói gì?
-
4
Bất chấp bất ổn, dòng vốn FDI vào Việt Nam 'rất tích cực'
-
5
Quốc hội dời lịch thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago