'Bước chân thần tốc' của đại gia công nghệ muốn giành thị phần Việt Nam

HỮU TUẤN
10:50 03/01/2018

Tiếp nối Facebook, Google, những “gã khổng lồ công nghệ” như Alibaba, Tencent, Booking, Agoda… đã có những động thái thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam.

VNG

VNG đang chiếm tỷ trọng lớn trong phần doanh thu nội dung số mà các doanh nghiệp Việt Nam nhận được.

Không phải ngẫu nhiên, mà việc tỷ phú Jack Ma, Chủ tịch điều hành Tập đoàn Alibaba đến Việt Nam, mang theo hệ sinh thái của Alibaba “đánh sâu” vào thị trường Việt Nam được CLB Phóng viên Nhà báo ICT bình chọn là 1 trong 10 sự kiện ICT nổi bật trong năm 2017. Ngoài Alibaba, trên “chuyến bay” 2017 vào thị trường Việt Nam, ở hàng ghế VIP đã kín chỗ những đại gia công nghệ mang theo nhiều toan tính, kỳ vọng thâm nhập thị trường màu mỡ này.

Khối ngoại gia tăng thâu tóm thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam với hơn 93 triệu dân, được đánh giá sẽ đạt doanh thu 7,5 tỷ USD vào năm 2025, là “miếng bánh thơm phức” mà các đại gia công nghệ không thể bỏ qua.

Năm 2016, Alibaba đã bỏ hơn 1 tỷ USD để thâu tóm kênh mua sắm trực tuyến hàng đầu Lazada, hiện hoạt động tại Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Việt Nam. Theo iPrice - Công ty cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tổng hợp, tại Việt Nam, Lazada có tỷ lệ truy cập mua hàng đứng đầu với 19%. Tiếp theo đó là Thế giới di động (15%), Sendo (11%), Tiki (8%), Vật Giá (6%).

Nhưng dường như, Alibaba chưa muốn dừng lại đó. Theo nguồn tin của Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, Alibaba đang có những động thái muốn mua lại Sendo.vn. Dĩ nhiên, nếu thương vụ này thành công, thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ “lệch” về Alibaba.

Một đối thủ nặng ký khác là Tencent cũng tranh đua không kém cạnh chút nào. Tại Việt Nam, trang thương mại điện tử Shopee của Tencent chính thức gia nhập thị trường vào tháng 8/2016. Đến thời điểm hiện nay, mỗi tháng, Shopee có khoảng 2,7 - 3,6 triệu đơn hàng, tương đương 100.000 đơn hàng/ngày, bám sát sao Lazada.

Garena - doanh nghiệp mà Tencent đang nắm cổ phần chi phối, vốn chỉ hoạt động trong lĩnh vực game giờ đã mở rộng vùng phủ sóng với động thái tiếp tục thâu tóm các trang thương mại điện tử của Việt Nam. Năm 2017, Sea (Garena đổi tên) đã mua lại 82% cổ phần Foody.vn với giá 64 triệu USD. Chưa hết, Tencent cũng “ghi dấu ấn” trong thương vụ đầu tư vào Tiki.vn mới đây, thông qua công ty thành viên là JD.com (vốn là đối thủ của Alibaba trong thương mại điện tử). Tiki đang xếp hạng 4 trong số các trang web có lượt truy cập cao nhất tại Việt Nam.

Dưới sức nóng của Alibaba và Tencent, đại gia thương mại điện tử số 1 thế giới là Amazon cũng bắt đầu “đặt vé” bay vào thị trường Việt Nam. Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam cho biết, đầu tháng 12/2017, Hiệp hội đã có buổi trao đổi với đại diện của Tập đoàn Amazon về một số quan tâm của Tập đoàn này với thị trường Việt Nam.

Trước đó, cuối tháng 10/2017, Amazon Web Services (AWS), một công ty con thuộc Amazon đã chính thức mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam. Còn vào tháng 7/2017, Amazon đã khai trương dịch vụ Prime Now tại Singapore và đang có động thái mở rộng cung ứng hàng hoá tại các nước ASEAN. Trong hành trình đó, Việt Nam chắc chắn được xem là “điểm dừng chân” lâu dài của Amazon.

Trong khi các đại gia thương mại điện tử lớn nhất thế giới như Alibaba, Amazon, Tencent đang có những “bước chân thần tốc” để giành thị phần tại Việt Nam thì các trang thương mại điện tử của doanh nghiệp nội dường như vẫn lê bước chậm chạp, bị lép vế, thậm chí “tử vong” không kèn không trống như Deca, beyeu… hoặc chấp nhận “bán mình” cho các ông lớn.

“Chúng ta đã mất những sàn thương mại điện tử lớn chi phối được thị trường về tay nước ngoài. thương mại điện tử Việt Nam đã thua trên sân nhà”, ông Lê Thiết Bảo, Giám đốc bán lẻ đa kênh (OmniChannel) của Nguyễn Kim chua xót thừa nhận.

“Đại gia” Trung Quốc gia tăng thâu tóm thanh toán điện tử

Trở lại với chuyến thăm của Jack Ma, Alibaba không chỉ ngắm thương mại điện tử, mà còn muốn thâu tóm mảng thanh toán điện tử (thanh toán điện tử) tại Việt Nam. Trong “chuyến bay” tới Việt Nam đầu tháng 11/2017, Jack Ma đã “xách tay” Alipay, nền tảng thanh toán trực tuyến của Alibaba và chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas). Với việc ký kết này, Alibaba đã chính thức “đặt chân” vào thị trường thanh toán điện tử Việt Nam.

Trong một động thái khác, tỷ phú Jack Ma đã bày tỏ kế hoạch chi 1,5 tỷ USD đầu tư vào Grab, ứng dụng gọi xe trực tuyến hiện đang “làm mưa, làm gió” tại Việt Nam. Trước đó, Alipay đã hợp tác với Grab thông qua việc cho phép các du khách Trung Quốc đến thăm Singapore và Thái Lan có thể thanh toán với Grab bằng Alipay từ tháng 6/2016. Điều này cho phép các du khách Trung Quốc có thể thoải mái thanh toán bằng đồng nhân dân tệ mà không phải lo lắng về chuyển đổi ngoại tệ.

Không hề thua kém trong mảng thanh toán điện tử, đối thủ của Alibaba là Tencent cũng đã có những động thái khá quyết liệt. Con đường mà Tencent nhắm tới là thông qua thâu tóm thanh toán điện tử để đặt chân vào thanh toán điện tử bằng sản phẩm WeChatPay. Ứng dụng thanh toán của Tencent sẽ thâm nhập vào Việt Nam qua kênh thương mại điện tử và mở rộng sang lĩnh vực tài chính sau khi đã “chắc chân” tại thị trường Việt Nam. Riêng Wechat Pay sẽ bám theo dấu chân của hàng triệu khách du lịch tới Việt Nam mỗi năm.

Những động thái thâm nhập thị trường cùng với thực tế xảy ra ở châu Âu, ASEAN, một số nước châu Phi đã khiến các ngân hàng, doanh nghiệp Việt Nam không khỏi lo ngại Alibaba và Tencent sẽ thâu tóm, lũng đoạn thị trường tài chính Việt Nam.

“Hãy tưởng tượng, WeChatPay hoặc Alibaba, thậm chí cả hai, rót vài chục triệu USD vào thị trường tài chính Việt Nam, chấp nhận bù lỗ để đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn, thậm chí sẵn sàng không thu phí tất cả các dịch vụ về thanh toán trong 2 - 3 năm đầu tiên. Khi đó, hoạt động thanh toán tại Việt Nam sẽ ra sao? Số tiền 10 triệu USD hay 100 triệu USD đối với WeChatPay hay Alibaba không phải vấn đề lớn để các công ty này thâu tóm thị phần Việt”, ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng giám đốc VietinBank lo ngại.

“Alipay và WeChatPay đều là các công ty lớn, tiềm lực tài chính mạnh và đã có kinh nghiệm triển khai thanh toán thành công tại Trung Quốc. Trong khi đó, thanh toán điện tử tại các nước ASEAN đang còn rất mới mẻ, vì thế, khả năng Alipay và WeChatPay được phép triển khai dịch vụ thanh toán nội địa có cơ hội chiếm lĩnh và chi phối thị trường thanh toán khá cao. Do đó, các công ty trong nước có lý do để lo ngại khi thị trường thanh toán và dịch vụ tài chính nội địa - vốn là lợi thế của mình rơi vào tay các công ty nước ngoài”, ông Nguyễn Hữu Tuất, Tổng giám đốc công ty MPOS Việt Nam nhận định.

Tuột mất “miếng bánh lớn” trong du lịch trực tuyến

Không chỉ lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán điện tử, năm 2017 cũng là năm ghi dấu ấn “thất trận” của khối du lịch trưc tuyến nội trước sự giành giật thị trường mạnh mẽ của khối ngoại.

Hiệp hội Thương mại điện tử cho hay, đến cuối năm 2017, đặt phòng trực tuyến thương hiệu toàn cầu như Agoda.com, Booking.com, Traveloka.com, Expedia.com (bao gồm Trivago.com, Hotel.com) đang độc chiếm thị trường Việt Nam, với 80% thị phần.

Trong khi đó, hiện chỉ có trên 10 công ty Việt Nam có kinh doanh du lịch trực tuyến như: Ivivu.com, chudu24.com, mytour.vn, tripi.vn, mytour.vn, gotadi.com, vntrip.vn, nhưng cũng chỉ phục vụ thị trường khách trong nước và số lượng giao dịch còn thấp.

Lấy ví dụ như Agoda, đã có hơn 7.600 khách sạn đối tác ở Việt Nam. Booking cũng có hơn 6.000 khách sạn đối tác. Ước tính, những nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Agoda, Booking “kiếm” được 4.000-5.000 tỷ đồng/năm từ thị trường Việt Nam.

Google và Temasek Holdings cũng đưa ra dự đoán, thị trường du lịch trực tuyến ở ASEAN sẽ đạt doanh thu 90 tỷ USD vào năm 2020, trong đó Việt Nam chiếm khoảng 10%, tương đương 9 tỷ USD. Đáng chú ý, 85% dòng tiền sẽ được chảy vào dịch vụ đặt phòng khách sạn và vé máy bay. Chính vì vậy, nếu không có sự thay đổi nhanh, chiến lược đúng, thị trường du lịch trực tuyến của Việt Nam cũng sớm vào tay khối ngoại.

Liên kết để sống sót

Trong ngành nội dung số, doanh nghiệp Việt Nam đang giữ được khoảng 45 - 50% thị phần trong tổng doanh thu nội dung số có trị giá khoảng 1,1 tỷ USD/năm. Con số khoảng 600 triệu USD này đến từ các doanh nghiệp như VNG, VTC, VCCorp.

Tuy nhiên, trong một số mảng đang hot, khối ngoại lại chiếm ưu thế. Tới 95% thị phần mạng xã hội thuộc về Facebook, YouTube; 98% thị phần công cụ tìm kiếm thuộc về Google; mảng thư điện tử với 98% thuộc về Gmail,Yahoo; 80% thị phần thương mại điện tử doanh nghiệp nước ngoài. Với quảng cáo trực tuyến, hai mạng xã hội lớn nhất là Facebook và YouTube đã chiếm tới 80% với doanh thu 400 triệu USD/năm. Các doanh nghiệp, chuyên gia cũng dự báo rằng, “cuộc chiến” sắp tới sẽ xoay quanh các nền tảng của Facebook hay Google, hay những ứng dụng như Uber, Grab.

Đơn cử, chiến lược của Uber sắp tới sẽ không chỉ là giao thông, vận chuyển, mà còn mở rộng ra nhiều dịch vụ trực tuyến như bán vé máy bay trực tuyến, bán phòng trực tuyến, du lịch trực tuyến, ẩm thực trực tuyến và trở thành mối đe doạ cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam. Hay như Facebook sẽ phát triển thành báo chí, truyền hình và lấy nốt 20% thị phần quảng cáo trực tuyến còn lại.

Ông Lương Hoài Nam, đồng sáng lập Gotadi.com khẳng định, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp Việt Nam phải hợp tác, bắt tay, kết nối với nhau để phát triển và cạnh tranh.

“Tại sao chúng ta không ngồi lại, chia sẻ để cùng bán quảng cáo, thay vì quảng cáo chạy sang Google, Facebook. Liên minh sở hữu trí tuệ, bảo vệ bản quyền trên báo chí là rất cần thiết. Không lập liên minh như vậy sẽ không chống đỡ được các trận sóng lớn từ nước ngoài”, ông Lê Quốc Minh, Phó tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam nói.

Đại diện các doanh nghiệp cũng cho rằng, cần có sự nới lỏng trong chính sách quản lý ở lĩnh vực nội dung số. Nhà nước cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước có dư địa để phát triển, đồng thời các doanh nghiệp trong nước có thế mạnh về nội dung, nền tảng công nghệ, cung cấp hạ tầng công nghệ, liên kết với nhau cùng phát triển.

Cơ cấu doanh thu ngành ICT năm 2017:

Tổng toàn ngành thông tin và truyền thông đã đạt 2.136.191 tỷ đồng.

Trong đó:

Tổng doanh thu lĩnh vực công nghiệp CNTT ước đạt 1.723.500 tỷ đồng.

Tổng doanh thu lĩnh vực viễn thông ước đạt 352.198 tỷ đồng.

Tổng doanh thu phát sinh lĩnh vực báo chí ước đạt 13.912 tỷ đồng.

Tổng doanh thu trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành ước đạt 18.933 tỷ đồng.

Tổng Doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền ước đạt 7.500 tỷ đồng.

Tổng lĩnh vực bưu chính ước đạt 20.148 tỷ đồng.

(Báo cáo tổng kết năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

(Theo Báo Đầu tư/Nhadautu.vn đặt lại tít)

  • Cùng chuyên mục
90 ngày 'vượt nắng, thắng mưa' trên công trường cao tốc La Sơn - Hòa Liên

90 ngày 'vượt nắng, thắng mưa' trên công trường cao tốc La Sơn - Hòa Liên

Với tổng khối lượng thi đua hơn 1.000 tỷ đồng chỉ trong 90 ngày, toàn bộ hệ thống từ chủ đầu tư, tư vấn giám sát đến nhà thầu tổ chức thi công "3 ca, 4 kíp" trên cao tốc La Sơn - Hòa Liên (nối TP. Huế và TP. Đà Nẵng).

Đầu tư - 21/06/2025 15:19

Ra mắt liên minh AI Âu Lạc

Ra mắt liên minh AI Âu Lạc

Trong bối cảnh Quyết định 1131/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành xác định 11 nhóm công nghệ chiến lược ảnh hưởng sâu rộng đến năng lực cạnh tranh và tự chủ công nghệ của quốc gia, trong đó AI được xếp ở vị trí số 1, lần đầu tiên hơn 20 cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, trường đại học "bắt tay" thành lập Liên minh AI Âu Lạc

Công nghệ - 20/06/2025 19:23

Vốn FDI toàn cầu giảm mạnh - mức thấp nhất sau gần 3 thập kỷ

Vốn FDI toàn cầu giảm mạnh - mức thấp nhất sau gần 3 thập kỷ

Savills cho biết, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã suy giảm đáng kể. Giai đoạn 2023-2024, vốn FDI vào 20 nền kinh tế lớn nhất chỉ đạt trung bình 1,3% GDP - mức thấp nhất kể từ năm 1996, thấp hơn nhiều so với ngưỡng trung bình dài hạn là trên 2%.

Đầu tư - 20/06/2025 15:52

Giá nhà đất vẫn tăng sau nhiều chỉ đạo, Chính phủ nói gì?

Giá nhà đất vẫn tăng sau nhiều chỉ đạo, Chính phủ nói gì?

Đối với việc kiểm soát giá nhà "lên xuống", Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh Chính phủ sẽ có giải pháp tổng thể để không xảy ra tình trạng đầu cơ, trục lợi.

Đầu tư - 20/06/2025 13:49

Ba mỏ cát ở Quảng Nam trúng đấu giá cao gấp hàng chục lần giá khởi điểm

Ba mỏ cát ở Quảng Nam trúng đấu giá cao gấp hàng chục lần giá khởi điểm

UBND huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) vừa tổ chức đấu giá 6 mỏ khoáng sản, trong đó có 3 mỏ cát, sỏi có giá trúng cao gấp hàng chục lần giá khởi điểm.

Đầu tư - 20/06/2025 11:27

Đầu tư loạt dự án tại miền Trung, tiềm lực Hacom Holdings ra sao?

Đầu tư loạt dự án tại miền Trung, tiềm lực Hacom Holdings ra sao?

Hacom Holdings đang mạnh tay đầu tư loạt dự án bất động sản, năng lượng, du lịch nghỉ dưỡng tại các địa phương ở miền Trung.

Đầu tư - 20/06/2025 06:45

Dự án Sangshin Central Việt Nam được tăng vốn

Dự án Sangshin Central Việt Nam được tăng vốn

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án Sangshin Central Việt Nam.

Đầu tư - 19/06/2025 16:40

Bất chấp bất ổn, dòng vốn FDI vào Việt Nam 'rất tích cực'

Bất chấp bất ổn, dòng vốn FDI vào Việt Nam 'rất tích cực'

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, bất chấp tác động bất lợi từ bên ngoài, dòng vốn FDI vào Việt Nam được duy trì rất tích cực. Hiện, cả nước có 44.000 dự án FDI, tổng vốn đăng ký đạt 517 tỷ USD.

Đầu tư - 19/06/2025 13:00

Chưa hoàn thiện KCN VSIP Cần Thơ đã thu hút 300 triệu USD vốn FDI, kiến nghị một loạt vướng mắc

Chưa hoàn thiện KCN VSIP Cần Thơ đã thu hút 300 triệu USD vốn FDI, kiến nghị một loạt vướng mắc

Dự án VSIP Cần Thơ có tổng vốn đầu tư hơn 3.717 tỷ đồng và diện tích gần 294 ha, đang được đẩy nhanh thi công hạ tầng, xúc tiến đầu tư.

Đầu tư - 19/06/2025 08:08

Quỹ đầu tư danh tiếng Thuỵ Sỹ muốn đưa Quy Nhơn thành Trung tâm tài chính toàn cầu

Quỹ đầu tư danh tiếng Thuỵ Sỹ muốn đưa Quy Nhơn thành Trung tâm tài chính toàn cầu

Các nhà đầu tư định hướng đưa Quy Nhơn (Bình Định) trở thành Trung tâm Tài chính toàn cầu. Trong đó, mục tiêu là xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế (IFC) tại Quy Nhơn trở thành điểm thu hút vốn đầu tư toàn cầu, đổi mới sáng tạo và có tầm ảnh hưởng quốc tế.

Đầu tư - 18/06/2025 19:56

Tập đoàn GEO sắp xây Trung tâm đào tạo năng lượng tái tạo 50 triệu USD tại Bình Định

Tập đoàn GEO sắp xây Trung tâm đào tạo năng lượng tái tạo 50 triệu USD tại Bình Định

Dự án Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo có diện tích dự kiến 20ha (tại huyện Phù Mỹ, Bình Định) với tổng vốn đầu tư là 50 triệu USD.

Đầu tư - 18/06/2025 17:14

ACV làm chủ đầu tư dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh

ACV làm chủ đầu tư dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh

Bộ Xây dựng đề nghị ACV khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ đầu tư dự án, trình UBND tỉnh Nghệ An theo quy định, trong đó nghiên cứu kỹ lưỡng các pháp kỹ thuật để bảo đảm không phải thực hiện đóng cảng hàng không khi thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh hiện hữu tại Cảng hàng không Vinh.

Đầu tư - 18/06/2025 11:06

Khánh Hoà thu hút gần 300 nghìn tỷ đồng đầu tư vào bất động sản trong 6 tháng

Khánh Hoà thu hút gần 300 nghìn tỷ đồng đầu tư vào bất động sản trong 6 tháng

Từ đầu năm đến nay, Khánh Hòa thu hút 12 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký gần 300 nghìn tỷ đồng. Nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực đô thị, công nghiệp, năng lượng... đang tạo lực đẩy mạnh mẽ cho quá trình phát triển kinh tế địa phương.

Đầu tư - 18/06/2025 08:30

Thương mại Đối ứng Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội mới cho thị trường chứng khoán

Thương mại Đối ứng Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội mới cho thị trường chứng khoán

Tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại Đối ứng Việt Nam – Hoa Kỳ đang có bước tiến rõ rệt, mở ra những cơ hội tăng trưởng mới cho kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhóm ngành hưởng lợi sẽ là xuất khẩu, công nghệ, năng lượng tái tạo, logistic.

Đầu tư thông minh - 17/06/2025 15:50

FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công

FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công

Đại biểu Quốc hội cho biết, FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lắp ráp, gia công. Tỷ lệ nội địa hóa trong khu vực FDI vẫn dưới 30% ở nhiều ngành công nghiệp chế biến - chế tạo và chưa có liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong nước.

Đầu tư - 17/06/2025 13:20

Bình Định ưu tiên gần 1.500 căn nhà ở xã hội cho cán bộ Gia Lai

Bình Định ưu tiên gần 1.500 căn nhà ở xã hội cho cán bộ Gia Lai

Bình Định ưu tiên bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai mua nhà ở xã hội tại 8 dự án với quỹ nhà ở gần 1.500 căn.

Đầu tư - 17/06/2025 13:14