BSC: VN-Index có thể giữ trên 750 điểm trong tháng 5

Nhàđầutư
BSC đánh giá, kịch bản “Sell in May and Go away” như nhiều lo lắng của giới đầu tư sẽ phụ thuộc khá lớn vào khả năng hồi phục của các nền kinh tế chủ chốt sau dịch bệnh và dòng tiền đầu tư trên thị trường.
BẢO LINH
10, Tháng 05, 2020 | 07:25

Nhàđầutư
BSC đánh giá, kịch bản “Sell in May and Go away” như nhiều lo lắng của giới đầu tư sẽ phụ thuộc khá lớn vào khả năng hồi phục của các nền kinh tế chủ chốt sau dịch bệnh và dòng tiền đầu tư trên thị trường.

Trong tháng 4/2020, VN-Index ghi nhận đà hồi phục tích cực sau khi đã giảm điểm mạnh trong quý I. Theo đó, diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam đã nằm trong kiểm soát. cùng với hàng loạt chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế đã giúp nâng đỡ tâm lý nhà đầu tư. Dòng tiền nội đổ mạnh vào thị trường cũng phần nào giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực từ việc khối ngoại liên tiếp bán ròng.

Tuy vậy, nhịp điều chỉnh mạnh khi HĐTL dầu WTI giảm dưới 0 đô la cũng cho thấy rủi ro vẫn tồn tại, đặc biệt trong bối cảnh các nước lớn chưa kiểm soát hoàn toàn được dịch bệnh.

Tính đến ngày 29/4/2020, VN-Index chính thức tăng 106,6 điểm so với thời điểm cuối tháng trước (+16,09% so với tháng trước, -19,97% so với thời điểm đầu năm). Hiệu suất của các nhóm cổ phiếu phân theo vốn hóa đều đồng thuận tăng mạnh. Trong tháng 4, sàn HSX có 314 cổ phiếu tăng, 58 cổ phiếu giảm và 9 cổ phiếu không đổi.

Cụ thể, VHM tăng +15,6% (góp 8,22 điểm), VIC tăng +10,2% (góp 8,21 điểm), SAB tăng +32.5% (góp 6,87 điểm), VCB tăng +9,7% (góp 6,3 điểm), BID tăng +15,4% (góp 5,45 điểm). Các cổ phiếu khiến VN-Index giảm điểm mạnh nhất gồm LGC giảm -5,4% (giảm -0,13 điểm), HPX giảm -6,1% (giảm -0,10 điểm), TVB giảm -34,3% (giảm -0,07 điểm), DAT giảm -39,1% (giảm -0,07 điểm) và ABS giảm -29,3% (giảm -0,06 điểm).

Về kết quả kinh doanh quý I/2020, dữ liệu BSC cho thấy, chỉ số P/E và P/B của VN-Index tăng lần lượt 17% và 14% so đáy 24/3. P/E của VN-Index tại thời điểm 30/4 là 12,2 và có thể điều chỉnh lên mức 13 lần sau khi cập nhật đầy đủ mức giảm lợi nhuận sau thuế 10% quý I. VN-Index vẫn thấp hơn đáng kể so với mức P/E bình quân 15,5 lần của 5 năm gần nhất.

Mức định giá này có thể sẽ không quá rẻ nếu kết quả kinh doanh quý II sẽ tiếp tục giảm mạnh. BSC đánh giá, đây vẫn là mức khá hợp lý cho hoạt động đầu tư dài hạn khi các nền kinh tế phục hồi dần vào cuối năm.

Cùng với đó, cũng phải đề cập đến ẩn số từ dòng tiền nội của nhà đầu tư cá nhân trong nước. Theo đó, số lượng tài khoản cá nhân đầu tư trong nước tăng đột biến trong tháng 3, cùng với dòng tiền bắt đáy tại vùng giá thấp trước áp lực chốt lãi và hoạt động bán ròng khối ngoại đang cho thấy thị trường có dòng tiền mới từ NĐT cá nhân trong nước.

Mặt khác dữ liệu dư nợ cho vay ký quỹ của các công ty chứng khoán quý I/2020 ở mức 47,4 nghìn tỷ, giảm 13.8% so quý IV năm 2019. Số liệu này cũng thấp nhất trong 12 tháng qua cho thấy NĐT cũ đã giảm mạnh tỷ lệ margin trong khi NĐT mới cũng chưa sử dụng đáng kể margin cho hoạt động đầu tư hiện tại.

Nếu trong tháng 3, các công ty niêm yết đã đăng ký với mua cổ phiếu quỹ với giá trị 154 triệu USD. Sang tháng 4 tiếp tục những thương vụ lớn, tiêu biểu VNM đăng ký mua 1% cổ phiếu lưu hành với giá trị ước khoảng 77,5 triệu USD và VPB mua 5% cổ phiếu lưu hành với giá trị ước khoảng 107 triệu USD.

Cùng với đó cổ đông nội bộ của các công ty trên và nhiều công ty khác cũng đăng ký mua vào tăng tỷ trọng nắm giữ. BSC nhận định, đây là chuyển dịch đáng chú ý của dòng tiền trong ngắn hạn. Tuy nhiên liệu dòng tiền này có đủ độ bền và cân bằng lại được hoạt động bán ròng khối ngoại và áp lực chốt lãi ngắn hạn hay không vẫn cần thời gian gian để kiểm chứng.

Ở chiều ngược lại, BSC nhận định một số yếu tố sẽ tác động không tốt đến thị trường trong tháng 5 là hoạt động rút vốn của khối ngoại có thể kéo dài sang đầu quý II; Nguy cơ suy thoái cao ở các nước và khu vực chủ chốt thế giới; Xung đột địa chính trị gia tăng tại Syria và các nguy cơ xung đột các nước vùng Vịnh.

VN-Index vận động quanh 750 điểm trong tháng 5

BSC nhận định, mùa KQKD quý I/2020 hiện đang ở giai đoạn cuối, dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định hỗ trợ thị trường tháng 5. Tuy vậy, BSC cho rằng, thị trường không còn các yếu tố thuận lợi từ mặt bằng giá thấp và dòng vốn nội tích cực để duy trì đà tăng tốt. Kịch bản “Sell in May and Go away” sẽ phụ thuộc khá lớn vào khả năng hồi phục của các nền kinh tế chủ chốt sau dịch bệnh và dòng tiền đầu tư trên TT.

Với bối cảnh hiện tại, BSC dự báo, thị trường sẽ vận động quanh 750 (± 50 điểm) trong tháng 5. Ở trường hợp tích cực, VN-Index giữ trên 750 điểm và vận động phân hóa theo những chủ đề lớn liên quan đến đầu tư công và sản xuất hồi phục.

Ở trường hợp tiêu cực, VN-Index quay lại kiểm tra vùng đáy cũ nếu các nền kinh tế chủ chốt không hồi phục như kỳ vọng sau dịch bệnh và áp lực thoái vốn từ khối ngoại.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24600.00 24620.00 24940.00
EUR 26373.00 26479.00 27646.00
GBP 30747.00 30933.00 31883.00
HKD 3106.00 3118.00 3220.00
CHF 27080.00 27189.00 28038.00
JPY 159.61 160.25 167.69
AUD 15992.00 16056.00 16544.00
SGD 18111.00 18184.00 18724.00
THB 664.00 667.00 695.00
CAD 17987.00 18059.00 18594.00
NZD   14750.00 15241.00
KRW   17.82 19.46
DKK   3544.00 3676.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2280.00 2371.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ