Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc: Quyết liệt triển khai chương trình phục hồi kinh tế

Ngày 30/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Với quy mô 350 nghìn tỷ đồng, đây là gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế lớn nhất từ trước đến nay. Nguồn vốn hỗ trợ sẽ được tập trung giải ngân trong 2 năm 2022 và 2023.
VÕ QUỲNH
03, Tháng 05, 2022 | 06:15

Ngày 30/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Với quy mô 350 nghìn tỷ đồng, đây là gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế lớn nhất từ trước đến nay. Nguồn vốn hỗ trợ sẽ được tập trung giải ngân trong 2 năm 2022 và 2023.

BT-Ho-Duc-Phoc-8396-1641432264_1200x0

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. Ảnh MOF.

Trong cơ cấu chương trình, 114 nghìn tỷ đồng được chi cho phát triển kết cấu hạ tầng; khoảng 49,4 nghìn tỷ đồng thông qua chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng; khoảng 40 nghìn tỷ đồng cấp bù lãi suất 2%/năm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; cấp vốn cho quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm và khoảng 14 nghìn tỷ đồng cho hệ thống y tế…

Có thể thấy, các hỗ trợ liên quan đến chính sách tài khoá chiếm phần lớn. Cụ thể, khoảng 291 nghìn tỷ đồng, tương ứng với hơn 83%. Còn lại là chính sách tiền tệ, chiếm 14% và các hỗ trợ khác 3%. Tạp chí Nhà đầu tư đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, xoay quanh chương trình phục hồi kinh tế.

Bộ trưởng có thể khái quát những giải pháp Bộ Tài chính đã thực hiện trong 3 năm qua để kiềm chế tác động của dịch bệnh COVID-19?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu đã mang lại những thách thức chưa từng có, tác động rất lớn đến sự phát triểnchung của thế giới cũng như Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động kinh tế, xã hội của doanh nghiệp, người dân, đặc biệt trong năm 2021vừa qua.

Ngay khi dịch Covid-19 xảy ra từ đầu năm 2020, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan liên quan để đề xuất, trình cấp có thẩm quyền cũng như ban hành các giải pháp, chính sách về tài khoá nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Tổng quy mô các giải pháp về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã thực hiện trong năm 2020 là 129 nghìn tỷ đồng, năm 2021 là 145 nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra, từ khi có dịch COVID-19 đến hết quý I/2022, NSNN đã chi khoảng 128,5 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân gặp khó khăn, trong đó NSTW đã chi khoảng 31,5 nghìn tỷ đồng và các địa phương đã chi khoảng 97 nghìn tỷ đồng. Cùng với đó đã kịp thời xuất cấp vật tư, trang thiết bị dự trữ quốc gia cho công tác phòng, chống dịch; xuất cấp khoảng 222,4 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh.

Bộ Tài chính cũng đã nghiên cứu xây dựng và thực hiện các giải pháp hỗ trợ về tài chính khác như: Giảm mức trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm cho các doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung quy định về trích lập dự phòng nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19; Kéo dài thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp; Miễn phí bảo lãnh phát sinh đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp hàng không...

Tháng 1/2022, Quốc hội đã thông qua chương trìnhphục hồi kinh tế với tổng quy mô lên tới 350.000 tỷ đồng. Trong 5 nhóm nhiệm vụ của Chương trình, nhóm thứ ba là hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Bộ trưởng có thể chia sẻ cụ thể hơn về lộ trình triển khai nhóm nhiệm vụ này?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân nhanh chóng tiếp cận với chính sách hỗ trợ cũng như sớm triển khai các giải pháp này vào thực tế, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày28/01/2022 quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và áp dụng ngay từ ngày 01/02/2022. Theo đó, Nghị định cho phép giảm thuế giá trị gia tăng với các nhóm hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% về 8%.

Ngoài ra còn giải pháp quan trọng nào nữa không thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Ngoài ra, Bộ Tài chính còn tham mưu giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng dầu, đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thông qua và bắt đầu áp dụng từ 1/4/2022. Trước đó, cuối năm 2021, UBTVQH đã có Nghị quyết giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không theo Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15 ngày 31/12/2021; Giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 của Chính phủ; Giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu theo Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021 của Chính phủ đối với nhiều nhóm mặt hàng để thúc đẩy hoạt động sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp; Giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC ngày 27/12/2021 của Bộ Tài chính.

Trong năm 2022, các giải pháp tiếp tục là gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và tiền thuê đất trong năm 2022; Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022; Tiếp tục rà soát, giảm các loại phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Cùng với các giải pháp về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất nêu trên, Bộ Tài chính cũng sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ khác như: hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022 - 2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi trong một số ngành, lĩnh vực...

Bộ trưởng có chia sẻ gì với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong bối cảnh cả nền kinh tế đang rất nỗ lực phục hồi sau đại dịch?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Bộ Tài chính luôn xác định đồng hành, sát cánh cùng doanh nghiệp thông qua các giải pháp hỗ trợ để cộng đồng doanh nghiệp an tâm vượt qua khó khăn, sớm khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinhdoanh qua đó sẽ đóng góp trở lại cho nền kinh tế, cho NSNN và cũng là thực hiện nuôi dưỡng nguồn thu ổn định, lâu dài.

Thời gian tới, cùng với việc quyết liệt triển khai nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả các giải pháp đã được Quốc hội, Chính phủ ban hành, để thực hiện đồng thời các mục tiêu về hỗ trợ doanh nghiệp, về thu hút nguồn lực và đảm bảo tài chính phục vụ phát triển đất nước, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến và điều kiện thực tế, để tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền các giải pháp phù hợptrong ngắn hạn.

Đồng thời, bám sát các chủ trương, định hướng đã được đề ra tại các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế, phí và lệ phí phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt theo thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030.

Bộ Tài chính cũng sẽ tiếp tục cải cách trên mọi mặt công tác: hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy, cải cách thủ tục hành chính theo hướng toàn diện và hiệu quả hơn, tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hoá các lĩnh vực của ngành tài chính, đặc biệt là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, vốn được xem là các lĩnh vực có liên quan nhiều và trực tiếp tới doanh nghiệp, người dân nhằm tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp để cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cùng với các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và địa phương, Bộ Tài chính mong muốn doanh nghiệp Việt Nam chủ động tận dụng các cơ hội để đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh và sớm phục hồi, phát triển, tiếp tục đóng góp vào mục tiêu chung về phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng và đầy thách thức như hiện nay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ