Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người khác có thể mạo danh, tiêu tiền của chúng ta
Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, mọi người phải bảo vệ dữ liệu cá nhân như là tài sản quan trọng nhất của bản thân, bởi một người khác có thể mạo danh và tiêu tiền của chúng ta mà chúng ta không biết.
Chiều 4/6 và sáng 5/6, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực công thương.
Đối tượng xấu lợi dụng thương mại điện tử để lừa đảo
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chính. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình thêm về những vấn đề có liên quan và đại biểu Quốc hội quan tâm.
Tại nghị trường, đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (đoàn TP.HCM) cho hay, thương mại điện tử đang thúc đẩy nền kinh tế số quốc gia, tuy nhiên, hoạt động thương mại điện tử trong thời gian qua đã và đang bị các đối tượng lợi dụng để kinh doanh buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và lợi dụng cả thương mại điện tử để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản.

Toàn cảnh tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quochoi.vn
"Các hành vi vi phạm này ngày càng tinh vi và khó lường cả về quy mô lẫn địa bàn hoạt động, nhất là đối với các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội, đặc biệt là hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội hiện nay rất phức tạp", đại biểu đoàn TP.HCM nhấn mạnh.
Do đó, đại biểu này đề nghị Bộ trưởng cho biết, trong thời gian tới sẽ triển khai những giải pháp nào để hạn chế và ngăn chặn hoạt động của thương mại điện tử và hành vi vi phạm của nhóm đối tượng này nhằm hướng tới phát triển thương mại điện tử lành mạnh và bảo vệ được quyền lợi của người tiêu dùng. Đồng thời, liên quan đến vấn đề này, việc triển khai thu thuế trên lĩnh vực thương mại điện tử trên mạng xã hội sẽ được thực hiện như thế nào?
Đại biểu Trần Thị Kim Nhung (đoàn Quảng Ninh): Trong phần trả lời chất vấn của các vị đại biểu trước, các Bộ trưởng đã nhiều lần nhấn mạnh đến nhiều giải pháp để tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động thương mại điện tử nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm, nhất là những vấn đề về phòng chống gian lận thương mại và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, như các giải pháp về hoàn thiện hành lang pháp lý, về tuyên truyền phổ biến, về tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan chức năng,…
Tuy nhiên, chưa thấy đề cập đến giải pháp về kỹ thuật, công nghệ, mà với hoạt động thương mại điện tử thì là hoạt động trên môi trường mạng.
"Có thể đưa ra một ví dụ là thực tế cũng cho thấy rằng người bán hàng trực tuyến có thể có hành vi gian lận bằng cách là tạo công cụ để làm tăng lượng giao dịch, để quảng cáo, để lừa khách hàng; hoặc có thể cũng tạo công cụ để giảm doanh thu, để từ đó giảm thuế, gây thất thu thuế của nhà nước", nữ đại biểu nêu.
Vì vậy xin các Bộ trưởng cho biết là giải pháp kỹ thuật, công nghệ này đã được chú trọng đến đâu và có được coi là một giải pháp đột phá trong thời gian qua cũng như là trong thời gian tới nhằm tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về thương mại điện tử hay không?
'Người khác có thể mạo danh, tiêu tiền của chúng ta'
Liên quan đến nội dung sử dụng công nghệ để giải quyết các mặt trái của thương mại điện tử và bảo vệ dữ liệu cá nhân khi tham gia thương mại điện tử, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề của công nghệ là dùng công nghệ.
Theo Bộ trưởng, thời gian quan, quản lý nhà nước đầu tư chưa nhiều khi phát triển các công nghệ số để thực thi quản lý nhà nước trên không gian mạng. "Chúng ta phải coi công nghệ số như là lực lượng quản lý cơ bản trên không gian mạng".
Bộ trưởng cũng tâm đắc với ý kiến của đại biểu Trần Thị Kim Nhung về việc dùng công nghệ để quản lý công nghệ. Giải pháp quản lý không gian mạng được Bộ trưởng nêu ra đó là thể chế số, công cụ số và con người số - tức là kỹ năng số cho người dân. Thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh nên thể chế số, công cụ số và kỹ năng số và kỹ năng số đang theo sau, do vậy, cần đẩy nhanh tốc độ, trong đó phát triển công cụ số có thể nhanh nhất.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông cho biết, trên sàn điện tử, có hàng triệu sản phẩm, theo đó là hàng triệu quảng cáo nên không thể dùng sức người để quản lý, mà cần dùng công nghệ số, có thể quản lý toàn diện, có thể giám sát, cảnh báo và ngăn chặn các hành vi trái phép, giao dịch bất thường, nhưng cần dùng công nghệ hiện đại.
"Có thể phát triển phần mềm để phát hiện quảng cáo sai sự thật, phát hiện hàng hóa có dấu hiệu hàng nhái. Các sàn thương mại điện tử có thể xây dựng các thuật toán AI để rà quét và chọn lọc các tài khỏan có nguồn quảng cáo vi phạm pháp luật", Bộ trưởng lấy ví dụ.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, Việt Nam có thuận lợi đó là có nhiều doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc có thể viết được các phần mềm này. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cùng với các doanh nghiệp công nghệ số của ngành có thể giúp Bộ Công thương phát triển các công cụ số để quản lý thương mại điện tử. Bộ trưởng cũng đề nghị Quốc hội quan tâm tăng đầu tư cho việc phát triển các công cụ số để quản lý thương mại điện tử nói riêng và quản lý không gian mạng nói chung.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời các đại biểu Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn
Về bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ, mọi người phải bảo vệ dữ liệu cá nhân như là tài sản quan trọng nhất của bản thân, nhất là các dữ liệu để xác định danh tính như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ hộp thư, số nhận dạng cá nhân ID, thông tin thẻ tín dụng… "Bởi một người khác có thể mạo danh chúng ta để hoạt động thay chúng ta và tiêu tiền của chúng ta mà chúng ta không biết".
Bộ trưởng cho biết, thời gian qua, thương mại điện tử đã phát triển nhanh, dữ liệu cá nhân được thu thập lưu trữ và xử lý thì ngày càng nhiều, đi kèm với đó là nguy cơ lộ lọt thông tin dữ liệu cá nhân, ảnh hưởng đến thương mại điện tử và các lĩnh vực khác. Chính phủ đã ban hành nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, theo đó quy định các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với ngành lĩnh vực quản lý của mình. Chính phủ cũng đã có lộ trình để xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Ngoài ra, để bảo vệ dữ liệu cá nhân, cần bảo đảm an toàn cho hệ thống lưu trữ và xử lý dữ liệu cá nhân. Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 85 về bảo vệ đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; và các sàn thương mại điện tử phải tuân thủ Nghị định này.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã rất quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai công tác về đảm bảo an toàn thông tin, trong đó thương mại điện tử được coi là lĩnh vực quan trọng cần tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Để bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bộ trưởng nêu rõ bảo vệ người dân được coi là một trong những nội dung quan trọng, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ người dân trên không gian mạng nói chung cũng như thương mại điện tử. Bộ đã triển khai hệ sinh thái tín nhiệm mạng, đánh giá xác nhận website đảm bảo an toàn thông tin mạng, thông tin cá nhân và gán nhãn tín nhiệm cho trên 5.000 website chính thống; đồng thời công bố các website lừa đảo.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát triển thành công và đưa vào sử dụng các công cụ hỗ trợ người dân như: Kiểm tra xem máy tính, điện thoại di động có bị nhiễm mã độc không; kiểm tra xem thông tin cá nhân có bị lộ lọt hay không; kiểm tra xem một website có phải lừa đảo hay không trên Cổng khonggianmang.vn; có 21 tỷ lượt xem video tuyên truyền về nhận thức về kỹ năng số trên mạng xã hội từ gần 21 triệu người Việt Nam; đã xây dựng cẩm nang an toàn trực tuyến để hướng dẫn người dân kỹ năng an toàn thông tin khi tham gia không giang mạng… Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng khẳng định sẽ phối hợp với Bộ Công thương trong triển khai các công tác trên trong lĩnh vực thương mại điện tử.
- Cùng chuyên mục
Bộ Công an khuyến cáo KOL không chia sẻ, phát tán thông tin sai sự thật
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đưa ra khuyến cáo người dân, đặc biệt là KOL, quản trị các trang, kênh, nhóm mạng xã hội không đăng tải, chia sẻ, tán phát thông tin sai sự thật, gây bức xúc dư luận.
Pháp luật - 28/03/2025 13:43
Số phận nào cho 'siêu' dự án chống ngập ở TP.HCM?
Nhiều lần đặt kế hoạch về đích nhưng đến nay, "siêu" dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM vẫn "đắp chiếu". Đây là dự án điển hình mà Tổng Bí thư Tô Lâm nhắc đến tình trạng lãng phí, gây bức xúc cho nhân dân.
Pháp luật - 27/03/2025 15:09
Lilama 10 (L10) bị truy thu và phạt thuế hơn 829 triệu đồng do khai sai
Chi cục Thuế khu vực I vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Công ty Cổ phần Lilama 10. Tổng số tiền truy thu, phạt và chậm nộp là hơn 829,6 triệu đồng.
Pháp luật - 27/03/2025 14:35
Nghệ An chấn chỉnh việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương tại các cơ quan, đơn vị
Trong quá trình thực hiện chủ trương không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã đang còn có bộ phận cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, xã làm việc cầm chừng, sa sút, tinh thần trách nhiệm, thái độ công tác chưa tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Pháp luật - 27/03/2025 10:41
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu đảm bảo công bằng giữa các Đối tác chiến lược toàn diện'
Điều chỉnh thuế suất một số nhóm mặt hàng góp phần cải thiện cán cân thương mại với các đối tác thương mại; khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa hàng hóa nhập khẩu, tạo sức mua cho người tiêu dùng.
Pháp luật - 26/03/2025 14:55
Nợ hơn 730 tỷ đồng, Bệnh viện Phụ sản quốc tế Đức Giang bị rao bán
Công ty CP Hằng Hà, chủ đầu tư của Bệnh viện Phụ sản quốc tế Đức Giang bị ngân hàng BIDV rao bán khoản nợ hơn 730 tỷ đồng.
Pháp luật - 26/03/2025 13:21
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
4 dự án có dấu hiệu lãng phí, gồm: Dự án Tòa nhà Trung tâm điều hành và giao dịch thương mại của VICEM; Thủy điện Hồi Xuân, tỉnh Thanh Hóa; Xây dựng trụ sở Bộ Ngoại giao; Tiểu dự án 2 (Lim - Phả Lại) thuộc dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.
Pháp luật - 26/03/2025 08:02
Tiếp tục giảm thuế GTGT 2% đến hết năm 2026: Ngân sách giảm thu hơn 120.000 tỷ đồng
Nếu đề xuất tiếp tục giảm thuế GTGT 2% đến hết năm 2026 được Quốc hội thông qua, dự kiến ngân sách sẽ giảm thu hơn 120.000 tỷ đồng nhưng qua đó thúc đẩy tăng trưởng, tạo thêm nguồn thu...
Pháp luật - 26/03/2025 07:19
Người dân trúng số nhưng không được nhận tiền thắng kiện
Ngày 25/3, TAND thị xã Hương Thủy, TP. Huế đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ trúng số độc đắc nhưng không nhận được tiền.
Pháp luật - 25/03/2025 12:58
Bắt giám đốc lừa bán siêu xe Rolls-Royce Phantom VIII cho 'đại gia' Cần Thơ
Nguyễn Huy Tuấn bị công an Cần Thơ bắt giam vì đưa thông tin gian dối có thể nhập khẩu ô tô Rolls-Royce Phantom VIII về bán cho đại gia Cần Thơ nhằm chiếm đoạt gần 6,5 tỷ đồng.
Pháp luật - 24/03/2025 17:55
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khắc phục thiệt hại 600 tỷ đồng
Trước phiên tòa phúc thẩm, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã nộp 600 tỷ đồng trong tổng số hơn 1.800 tỷ đồng buộc phải bồi thường thiệt hại
Pháp luật - 24/03/2025 17:18
Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang nhận tiền tỷ, tiếp tay khai thác cát lậu
"Bảo kê" cho Công ty Trung Hậu đã khải thác cát lậu, cựu Chủ tịch và Phó chủ tịch tỉnh An Giang đã nhận tiền cám ơn từ công ty này hàng trăm ngàn USD.
Pháp luật - 24/03/2025 06:53
Nợ hơn 23 tỷ tiền thuế, CTCP Đông Dương Miền Trung bị thu hồi đất
UBND tỉnh Quảng Bình vừa có quyết định thu hồi hơn 71.300m2 của CTCP Đông Dương Miền Trung do nợ thuế với số tiền hơn 23 tỷ đồng.
Pháp luật - 23/03/2025 11:01
Nhiều người 'sập bẫy' trò lừa đảo 'đổ thạch' online
Gần đây, người dân ở nhiều tỉnh, thành phố đến cơ quan công an trình báo về việc bị "sập bẫy" trò "đổ thạch" online và bị lừa đảo với số tiền lớn.
Pháp luật - 23/03/2025 09:03
Ngày 25/3, xét xử phúc thẩm ông Trịnh Văn Quyết kháng cáo
Phiên toà phúc thẩm xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết kháng cáo xin giảm nhẹ mức án phạt sẽ kéo dài trong nhiều ngày.
Pháp luật - 22/03/2025 17:53
Kiểm kê tài sản công: 20 bộ, ngành và 6 địa phương có tiến độ chậm và rất chậm
Mặc dù chỉ còn chục ngày nữa là kết thúc việc tổng kiểm kê tài sản công, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn có 20 bộ, ngành và 6 địa phương có tiến độ chậm và rất chậm.
Pháp luật - 22/03/2025 07:13
- Đọc nhiều
-
1
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
2
Trụ sở Bộ Ngoại giao và 3 dự án có dấu hiệu lãng phí bị đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo
-
3
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
-
4
Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?
-
5
SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 week ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago