Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung: 'Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu không ảnh hưởng đến quỹ BHXH'
Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 tới đang nhận được sự chú ý của dư luận, đặc biệt là về nội dung điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, bởi nó tác động đến toàn xã hội. Ông Đào Ngọc Dung- Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH trao đổi với báo chí xung quanh nội dung này.

Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung
Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đề xuất điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của NLĐ từ năm 2021, nhưng thời gian qua vấn đề này nhận được nhiều cách hiểu khác nhau. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về đề xuất này?
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát và lâu dài của đất nước, bao gồm tạo sự tăng trưởng để chống sự già hóa dân số, đảm bảo bình ổn quỹ trong lâu dài cũng như tạo công ăn việc làm và sự tăng trưởng cho đất nước. Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu được tính toán thực hiện theo lộ trình, áp dụng với những lao động hoạt động trong điều kiện bình thường. Thời gian dự kiến điều chỉnh từ 1/1/2021, với lộ trình đảm bảo bình ổn thị trường lao động.
Theo dự thảo luật, dự kiến sẽ điều chỉnh theo lộ trình mỗi năm tăng 3 tháng đối với nam và tăng 4 tháng đối với nữ. Như vậy, đến năm 2028 mới có người đàn ông đầu tiên nghỉ hưu ở tuổi 62, đến năm 2035 mới có người phụ nữ nghỉ hưu ở tuổi 60. Có thể thấy rằng, số người nghỉ hưu từ nay đến năm 2028 bình quân mỗi năm khoảng 100.000 người, nhưng từ nay đến năm 2028 chỉ có 9.000 người nghỉ hưu ở độ tuổi tăng dần theo từng tháng. Và, không phải từ năm 2021 lao động nữ sẽ nghỉ hưu ở tuổi 60 và nam 62- đây là cách hiểu không đúng.
Chúng ta cần hiểu rõ tinh thần điều chỉnh tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường, chứ không phải trong điều kiện nặng nhọc, độc hại. Với những lao động nặng nhọc, độc hại, suy giảm và ở vùng đặc biệt khó khăn, thì lại có cơ chế điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phù hợp. Hiện nay, chúng ta đang có một danh mục 1.748 lĩnh vực, công việc nặng nhọc, độc hại. Những lao động trong nhóm này sẽ điều chỉnh chậm hơn và điều chỉnh nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn. Những đối tượng này có thể nghỉ hưu sớm hơn 5 năm. Ví dụ trong ngành than cũng sẽ có những người được nghỉ sớm hơn, nhưng cũng có những người nghỉ ở độ tuổi quy định chung. Do đó, trong quá trình thiết kế chính sách phải cụ thể hóa tới từng danh mục công việc, vị trí việc làm để điều chỉnh tuổi nghỉ hưu.
Vậy, thời gian nghỉ hưu với những lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại như thế nào, thưa ông?
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Hiện nay, Chính phủ đang giao cho Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với tất cả các ngành, địa phương rà soát lại toàn bộ 1.748 lĩnh vực công việc nặng nhọc, độc hại. Trên cơ sở đó, Bộ cũng sẽ cùng với các cơ quan căn cứ vào các tiêu chí để thẩm định từng vị trí, chức danh nghề nghiệp, công việc thuộc diện nặng nhọc, độc hại.
Những người làm công việc nặng nhọc, độc hại đương nhiên có quyền nghỉ hưu sớm hơn 5 năm. Nhưng nếu như cũng nặng nhọc, độc hại mà lại cộng thêm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, thì họ có quyền nghỉ hưu sớm hơn tới 10 năm. Đương nhiên nghỉ hưu sớm hơn 5-10 năm thì kèm theo đó là chúng ta phải thiết kế toàn bộ các chính sách khác như chính sách về BHXH cũng như các chính sách trợ giúp khác, chứ không phải chỉ có Bộ luật Lao động này.
Nhiều lo ngại rằng, tăng tuổi nghỉ hưu có ảnh hưởng tới cơ hội việc làm của giới trẻ và có thể xảy ra tình trạng “giữ ghế” ở nhóm cán bộ quản lý?
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Những người có trình độ cao, làm quản lý thì có thể phải xem xét để điều chỉnh tuổi nghỉ hưu muộn hơn, như những nhà khoa học, giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ… để tận dụng chất xám, tài năng của họ. Tuy nhiên, phải đảm bảo đủ các điều kiện như bản thân họ có muốn ở lại làm việc tiếp hay không, có đủ sức khỏe, đủ tiêu chuẩn để phục vụ tốt cho công việc hay không...
Đáp ứng đủ các yêu cầu này mới có thể kéo dài tuổi nghỉ hưu và số lượng này cũng không nhiều. Đồng thời, cũng có một nguyên tắc nữa, đó là khi ở lại chỉ làm công tác chuyên môn, không giữ chức danh quản lý. Như vậy, sẽ không có chuyện ở lại kéo dài để “giữ ghế”, chiếm chỗ của lớp trẻ.
Ngoài ra, chúng ta cũng phải lưu ý, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu thông thường phải điều chỉnh rất sớm. Có ý kiến cho rằng, hiện nay lao động trẻ đang dư thừa, tỉ lệ thất nghiệp ở người trẻ vẫn cao. Tuy nhiên, chúng ta cần thấy rằng, lực lượng lao động Việt Nam hiện nay không còn ở đỉnh cao của thời kỳ dân số vàng. Bắt đầu từ năm 2021, Việt Nam đã chuyển từ thời kỳ dân số vàng sang giai đoạn già hóa dân số; từ năm 2035-2040, Việt Nam bắt đầu rơi vào giai đoạn dân số già tương đối lớn. Như vậy, chúng ta cần điều chỉnh cho tương lai, có tầm nhìn xa và hành động mau lẹ. Nếu đến năm 2035-2040 mới bắt đầu điều chỉnh thì sẽ phải gánh hậu quả rất lớn, thậm chí để lại gánh nặng cho thế hệ sau.
Có thông tin cho rằng, quỹ BHXH có thể bị bội chi nếu không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu. Ông có thể nói rõ thêm về vấn đề này?
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Một trong những mục đích khi chúng ta điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là hướng tới bảo toàn, phát triển bền vững quỹ BHXH. Có những người lo lắng rằng vì sợ vỡ quỹ nên mới phải điều chỉnh tuổi nghỉ hưu. Tôi khẳng định, đây chỉ là tiến tới một mục tiêu chứ không phải vì nguy cơ vỡ quỹ mà điều chỉnh tuổi nghỉ hưu.
Đối với quỹ BHXH, đây là quỹ an sinh, quỹ lớn nhất của một quốc gia và quỹ này không bao giờ có khái niệm vỡ. Quỹ này do Nhà nước bảo lãnh và Nhà nước có trách nhiệm với quỹ. Nhưng để bảo toàn phát triển quỹ, thì phải thực hiện trên cơ sở 3 nguyên tắc: Những người tham gia BHXH đóng hưởng; bình đẳng chia sẻ; trên cơ sở có sự điều chỉnh phối hợp giữa thế hệ này với thế hệ sau. Hiện nay, quỹ BHXH kết dư tương tối lớn (trên 700.000 tỉ đồng) cộng thêm quỹ BH thất nghiệp trên 70.000 tỉ đồng.
Hiện nay, Nhà nước cũng như HDDQL quỹ đều phải tính toán phương án, cách thức để bảo toàn quỹ BHXH, nhưng đồng thời sử dụng vào những công việc hợp lý để phát triển quỹ theo nguyên tắc bảo toàn được quỹ, nhưng đồng thời cũng phải phát triển được quỹ.
Xin cảm ơn ông!
- Cùng chuyên mục
Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ
Ngày 8/5, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Petrolimex cho biết, Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường dù ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc vừa bị Bộ Tài chính tạm đình chỉ chức vụ.
Sự kiện - 08/05/2025 12:09
'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'
Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sự kiện - 08/05/2025 09:49
Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư
Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang cho biết, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đang là rào cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, thủ tục này làm tăng thời gian khoảng từ 2-5 năm và chi phí chuẩn bị đầu tư, khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh do chờ đợi phê duyệt.
Sự kiện - 08/05/2025 09:02
Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ
Các doanh nghiệp cho biết từ nay tới tháng 6/2025 sẽ tăng cường làm việc với các đối tác Mỹ để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.
Sự kiện - 08/05/2025 08:14
Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'
Đại sứ Marc Knapper đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ.
Sự kiện - 08/05/2025 06:56
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam
Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.
Sự kiện - 07/05/2025 22:44
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 07/05/2025 06:00
Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Sự kiện - 06/05/2025 19:08
Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.
Sự kiện - 06/05/2025 17:11
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.
Sự kiện - 06/05/2025 15:36
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam
Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện - 06/05/2025 13:50
'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'
Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.
Sự kiện - 06/05/2025 13:15
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
5
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago