Bộ trưởng GTVT: Sớm hoàn thành đề án chuyển Tổng công ty Đường sắt về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước

Nhàđầutư
Đó là ý kiến của Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp về công tác bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và công tác nạo vét, duy tu tuyến luồng hàng hải vừa diễn ra.
PHAN CHÍNH
17, Tháng 10, 2018 | 08:13

Nhàđầutư
Đó là ý kiến của Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp về công tác bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và công tác nạo vét, duy tu tuyến luồng hàng hải vừa diễn ra.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng, đối với ngành Đường sắt, việc cấp bách nhất là sớm hoàn chỉnh đề án về việc chuyển Tổng công ty Đường sắt về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước; cần định hướng công tác QLNN chặt chẽ, đúng quy định theo hướng tập trung QLNN về Cục Đường sắt VN.

Bộ trưởng yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam  phối hợp với các vụ Pháp chế, Kết cấu hạ tầng giao thông, Kế hoạch đầu tư, Tài chính hoàn chỉnh các đề án, xây dựng kế hoạch từng giai đoạn cụ thể, rà soát các thông tư, Nghị định có liên quan để sớm ban hành những quy định mới cho phù hợp; kiểm tra lại các nguồn vốn duy tu sửa chữa thường xuyên hàng năm của Đường sắt đối chiếu với Nghị định 131/2018/NĐ-CP nhằm đảm bảo vận hành trơn tru nhưng đúng luật.

photo-0-1473070263205

Trụ sở Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trên đường Lê Duẩn, Hà Nội.

Trước đó, Thủ tướng yêu cầu các đơn vị phải làm tốt công tác bàn giao, đảm bảo công việc không chồng chéo, đình trệ. Trong vòng 45 ngày phải bàn giao xong. "Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiên phong bàn giao trước để các tổng công ty sớm ổn định, tập trung cho công việc", Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định tại buổi làm việc về chuyển giao các doanh nghiệp về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo quy định tại Nghị định số 131 ngày 29/9/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, có 7 tập đoàn và 12 tổng công ty được Chính phủ giao Ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu.

Trong số này, có 5 tổng công ty thuộc Bộ Giao thông Vận tải gồm Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Hiện tại, Bộ đang triển khai dự án 7.000 tỷ đồng của đường sắt. Vừa qua, Bộ có phân cho Ban Quản lý dự án Đường sắt 2 dự án, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam 2 dự án. Tuy nhiên, về nguyên tắc, thời gian tới Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ trực thuộc Ủy ban. Rõ ràng không thể giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư dự án vốn của Bộ Giao thông được.

"Cần khẩn trương tách bạch rõ chức năng quản lý nhà nước của Cục Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Cái nào thuộc quản lý nhà nước phải chuyển hết toàn bộ cho Cục Đường sắt Việt Nam", Bộ trưởng yêu cầu.

Tương tự, với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), kế hoạch giao làm các sân bay cũng sẽ phải tách bạch.

Trước đó, ngay sau khi được Quốc hội đồng ý bố trí khoản vốn 7.000 tỷ đồng, Bộ Giao thông Vận tải đã giao cho Ban Quản lý dự án Đường sắt 2 dự án cải tạo đoạn tuyến Hà Nội - Vinh, nâng cấp cầu yếu, hầm yếu, các đường gom; giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam triển khai thực hiện 2 dự án cải tạo đoạn tuyến Vinh - Nha Trang và Nha Trang - Sài Gòn. Trong đó, gói cải tạo nâng cấp đoạn tuyến Vinh - Nha Trang khoảng 1.800 tỷ đồng, đoạn tuyến Nha Trang - Sài Gòn khoảng 1.900 tỷ đồng.

Về vấn đề vốn cho đường sắt, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Vũ Quang Khôi cho rằng, theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách Nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải không thể giao trực tiếp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện được. Đối với việc quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt, Bộ sẽ chủ trì cùng Ủy ban thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện nhiệm vụ công ích.

"Việc thực hiện bảo trì hàng năm thực hiện thông qua đặt hàng, không giao trực tiếp như hiện nay", ông Khôi nói.

Đối với Tổng công ty Đầu tư đường cao tốc Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho rằng: "Sẽ bàn giao nguyên trạng".

19 đơn vị trong diện quản lý của Siêu Ủy ban theo dự thảo trước đó đã được giữ nguyên tại Nghị định mới ban hành. Trong đó, Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ là 1 trong 19 đơn vị và tiếp tục là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng được chuyển giao từ các bộ, UBND cấp tỉnh.

18 doanh nghiệp còn lại là công ty mẹ các tập đoàn, tổng công ty thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc có cổ phần chi phối lâu dài, đang thuộc quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước của các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Thông tin & Truyền thông và Giao thông & Vận tải.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ