Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Để không chảy máu chất xám, lương người lao động phải đủ sống

Nhàđầutư
Nói về vấn đề chảy máu chất xám ở khu vực công và để người lao động kể cả khu vực công, tư ổn định, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho rằng, quan trọng nhất là lương phải đủ sống, thu nhập phải đảm bảo cho bản thân và gia đình.
VŨ PHẠM
06, Tháng 06, 2023 | 15:36

Nhàđầutư
Nói về vấn đề chảy máu chất xám ở khu vực công và để người lao động kể cả khu vực công, tư ổn định, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho rằng, quan trọng nhất là lương phải đủ sống, thu nhập phải đảm bảo cho bản thân và gia đình.

Sáng 6/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.

Tham gia chất vấn, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt, đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk nêu, báo cáo năm 2022 cho thấy, tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo có chứng chỉ năm 2022 tăng không đáng kể so với năm 2021. Năm 2021 là 26,1%; năm 2022 là 26,2%. Nhưng một điều đáng chú ý, đó là tỷ lệ lao động qua đào tạo ở khu vực nông thôn thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị. Khu vực nông thôn đào tạo 17,5%; khu vực thành thị là hơn 41,5%.

Đại biểu đặt vấn đề với Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đâu là nguyên nhân của thực trạng vấn đề này và Bộ có giải pháp gì để nâng tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo ở khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho lực lượng ở nông thôn được có cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao tay nghề?

Nguyen-Thi-Thu-Nguyet

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt, đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Quốc hội

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyệt, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, việc lao động nông thôn có xu hướng tăng là điều phản ánh đúng thực tế. Bởi sau đại dịch COVID-19, gần 3 triệu người di chuyển khỏi thành phố, rời khỏi doanh nghiệp cũ. Sau đó, một số người quay trở lại doanh nghiệp trước đây làm việc, còn phần lớn là chuyển sang công việc mới.

"Chúng tôi đã bàn với Bộ trưởng NN&PTNT quan tâm hơn việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn, theo phương châm chỉ đào tạo khi dự báo được công việc, không gặp đâu đào tạo đấy, mà đào tạo theo địa chỉ", Bộ trưởng nói.

Trong khi đó, đại biểu Trần Quang Minh, đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình có 2 vấn đề cần Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm rõ.

Thứ nhất là việc lao động Việt Nam bỏ trốn khi tham gia xuất khẩu lao động ở nước ngoài làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của nhiều lao động khác đang có ý định tham gia xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Mặc dù đã có chế tài, tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra ở một số nước có thị trường xuất khẩu lao động khá sôi động.

dao-ngoc-dung

Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung. Ảnh: Quốc hội

Thứ hai là vấn đề lao động, tiền lương, môi trường, việc làm, cơ hội thăng tiến luôn được cán bộ, công nhân viên chức hết sức quan tâm. Tuy nhiên, gần đây tình trạng cán bộ xin thôi việc Nhà nước ra làm ở lĩnh vực khác để cải thiện đời sống, tìm kiếm cơ hội mới làm dấy lên lo ngại chảy máu chất xám ở lĩnh vực công, vì đa số là cán bộ trẻ, có năng lực.

Về lao động bỏ trốn, Bộ trưởng cho biết, câu chuyện lao động Việt Nam đi lao động nước ngoài nhưng có một bộ phận ở lại, không về nước đúng thời gian. "Ở thời điểm này không bức xúc bằng năm 2017. Thời điểm đó, tỷ lệ lao động bỏ trốn ở Hàn Quốc hơn 50%", ông nói thêm.

Theo Bộ trưởng, thời gian vừa qua chúng ta đã làm rất nhiều việc, do vậy tỷ lệ lao động bỏ trốn ở Hàn Quốc hiện nay là 24%, thuộc diện các quốc gia thấp. "Thời gian tới sẽ cố gắng tiếp tục với các địa phương để làm tốt hơn công việc này", Bộ trưởng cho hay.

Liên quan về vấn đề chảy máu chất xám ở khu vực công và để người lao động kể cả khu vực công, tư ổn định, Bộ trưởng cho rằng, việc quan trọng nhất là thu nhập, việc làm phải ổn định.

"Lương phải đủ sống, thu nhập phải đảm bảo cho bản thân và gia đình. Còn câu hỏi này, theo tôi, chắc chắn Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ trả lời rõ hơn, sâu sắc hơn so với tôi", Bộ trưởng chia sẻ và chuyển hướng câu trả lời sang tư lệnh ngành nội vụ bởi trước đây Bộ Nội vụ đã có trả lời chi tiết về vấn đề này.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ