Bộ Tài chính 'hiến kế' kiểm soát lạm phát 4 tháng cuối năm

Nhàđầutư
Trước tình hình dịch bệnh còn nhiều diễn biến khó lường, để kiểm soát được lạm phát theo đúng mục tiêu Quốc hội đề ra, Bộ Tài chính đề xuất một số giải pháp nhằm bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm 2021.
ĐÌNH VŨ
07, Tháng 09, 2021 | 13:18

Nhàđầutư
Trước tình hình dịch bệnh còn nhiều diễn biến khó lường, để kiểm soát được lạm phát theo đúng mục tiêu Quốc hội đề ra, Bộ Tài chính đề xuất một số giải pháp nhằm bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm 2021.

lam-phat

Ảnh: Internet.

Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 8/2021 tăng 0,25% so với tháng trước. Trong đó có 4/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính tăng giá, 4/11 nhóm giảm giá. CPI bình quân 8 tháng đầu năm 2021 tăng 1,79% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản bình quân 8 tháng đầu năm 2021 tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy lạm phát tháng 8 và bình quân 8 tháng tăng thấp nhưng Bộ Tài chính cho rằng vẫn còn những yếu tố đan xen tác động tới lạm phát cuối năm 2021.

Cụ thể, rủi ro lạm phát trên thế giới vẫn tăng cao sẽ có tác động gián tiếp tới nước ta khi giá nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu tiếp tục ở mức cao như xăng dầu, gas, thép khiến giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam tăng, gia tăng tỉ lệ “nhập khẩu lạm phát”. Đây là những yếu tố sẽ tác động chung đến lạm phát trong nước.

Dự báo về tình hình giá cả những tháng cuối năm, một số chuyên gia cho rằng, giá nhiên liệu (xăng dầu, LPG) mặc dù khó có thể tăng đột biến do mức giá hiện nay đã ở mức cao nhưng vẫn có những yếu tố đan xen về tâm lý có thể tác động đến mặt bằng giá.

Một số mặt hàng nguyên liệu có khả năng sẽ tiếp tục ở mức cao gồm: Sắt thép, phân bón do thiếu hụt nguồn cung trên thế giới và bước vào mùa xây dựng cuối năm 2021.

Giá gạo cũng được dự báo tăng nhẹ trong những tháng cuối năm do nhu cầu nhập khẩu của các thị trường chính vẫn duy trì ở mức cao. Giá một số mặt hàng vật tư nông nghiệp như phân bón dự báo có thể tăng trong nửa cuối năm là yếu tố tác động đến đầu vào của sản xuất nông nghiệp.

Giá thịt lợn cơ bản ổn định nhưng không loại trừ khả năng có thể tăng nhẹ trở lại do các yếu tố đầu vào như thức ăn chăn nuôi, con giống ở mức cao. Rủi ro về thiên tai bão lũ có thể làm giá một số mặt hàng tăng cục bộ tại một số địa bàn tác động nhất định tới CPI.

Bên cạnh đó, chi phí lưu thông, vận chyển hàng hóa trên thế giới tăng cao, điều hành ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa xuất, nhập khẩu, nhất là đối với một nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam, tăng trưởng chủ yếu dựa trên xuất nhập khẩu.

Rủi ro tiềm ẩn bong bóng tài sản đến từ thị trường bất động sản, chứng khoán nếu không có những biện pháp điều tiết phù hợp là các yếu tố tác động gián tiếp tới tâm lý tiêu dùng nói chung.

Để thực hiện kiểm soát lạm phát theo chỉ tiêu Quốc hội giao, Bộ Tài chính đề xuất triển khai một số biện pháp:

Một là theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp. Chủ động tháo gỡ khó khăn và có phương án điều tiết nguồn hàng để tăng lượng cung ứng cho các địa phương có dịch bệnh cần cách ly hoặc giãn cách xã hội, bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân.

Hai là, cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường giá cả, quản lý kê khai giá, niêm yết giá theo quy định pháp luật.

Cuối cùng, cần tiếp tục đánh giá, cập nhật kịch bản điều hành giá cho nửa cuối năm để báo cáo Chính phủ, nhất là việc tính toán, điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và phù hợp với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ