Bộ Công Thương đề xuất giám sát xuất khẩu vải thiều không phù hợp với thông lệ quốc tế

Nhàđầutư
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), đề xuất tạm thời ủy quyền cho các tổ chức giám định độc lập tham gia giám sát xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản của Bộ Công Thương đã gây hiểu lầm, không phù hợp với thông lệ quốc tế.
PHƯƠNG LINH
04, Tháng 06, 2020 | 15:09

Nhàđầutư
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), đề xuất tạm thời ủy quyền cho các tổ chức giám định độc lập tham gia giám sát xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản của Bộ Công Thương đã gây hiểu lầm, không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã ký công văn gửi Bộ Công Thương để thông tin về việc xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang Nhật Bản.

Trong công văn ông Hoàng Trung, căn cứ công văn số 3876/BCT-AP ngày 29/5/2020 của Bộ Công Thương về việc “giải quyết vấn đề còn tồn đọng đối với công tác xuất khẩu quả vải thiều sang Nhật Bản”, được sự ủy quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Cục Bảo vệ thực vật (cơ quan được Bộ NN&PTNT giao giải quyết hàng rào kỹ thuật để mở cửa cho trái vải thiều tươi của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản), cung cấp cho Bộ Công Thương thông tin liên quan đến xuất khẩu vải thiều từ Việt Nam sang Nhật Bản như sau: 

Kể từ năm 2017, Cục đã phối hợp với Cơ quan kiểm dịch thực vật của Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) thực hiện nhiều thí nghiệm về xử lý bằng biện pháp xông hơi khử trùng để làm cơ sở cho các phiên thảo luận kỹ thuật và đàm phán điều kiện nhập khẩu về kiểm dịch thực vật. Đến ngày 15/12/2019, MAFF đã đồng ý với Bộ NN&PTNT điều kiện nhập khẩu vải thiều tươi từ Việt Nam sang Nhật Bản.

unnamed (4)

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho rằng, đề xuất tạm thời ủy quyền cho các tổ chức giám định độc lập tham gia giám sát xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản của Bộ Công Thương đã gây hiểu lầm, không phù hợp với thông lệ quốc tế

Theo kế hoạch, phía Nhật Bản dự kiến sẽ cử chuyên gia sang Việt Nam vào giữa tháng 4/2020 để kiểm tra các cơ sở xử lý và trực tiếp giám sát công tác kiểm dịch cũng như xử lý từng lô vải xuất khẩu. Nhưng do dịch COVID-19, phía Nhật Bản đã ủy quyền cho Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra kỹ thuật và đăng ký cho 3 cơ sở xử lý. Cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành kiểm tra, hoàn thành đăng ký 3 cơ sở xử lý và đã gửi báo cáo kỹ thuật cũng như kết quả kiểm tra cho Nhật Bản vào ngày 24/4 vừa qua.

Liên quan đến vấn đề kiểm tra và đăng ký cơ sở xử lý và tháo gỡ khó khăn xuất khẩu vải thiều tươi, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Sở Công thương các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang và có đề xuất “tạm thời ủy quyền cho các đơn vị giám sát độc lập”.

"Tuy nhiên, đề xuất này hoàn toàn không phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định pháp luật của Việt Nam về kiểm dịch thực vật. Việc cung cấp thông tin như vậy gây ra nhiều hiểu lầm cho các bên liên quan cũng như không phù hợp với tiến độ đàm phán", Cục Bảo vệ thực vật nhấn mạnh.

Cục bảo vệ thực vật cho rằng, đây là lần đầu tiên Việt Nam tự thiết kế và xây dựng hệ thống chamber khử trùng thương mại và phía Nhật Bản cũng chưa có kinh nghiệm giám sát khử trùng quả vải bằng chamber thương mại tương tự.

Do đó, sau khi hoàn thành đăng ký 3 cơ sở xử lý, hai cơ quan kiểm dịch tiếp tục trao đổi và đã thống nhất các vấn đề về quy trình và thông số kỹ thuật liên quan đến xử lý quả vải tươi.

Ông Hoàng Trung cho biết, ngày 14/5, Cục Bảo vệ thực vật đã họp trực tuyến với MAFF và Đại sứ quán Nhật Bản để thống nhất các vấn đề về: đặc cách phái cử chuyên gia kiểm dịch thực vật sang Việt Nam; giải pháp kỹ thuật; kế hoạch xuất khẩu; phương án đón tiếp, cách ly và chi trả kinh phí cho chuyên gia (cả khi chuyên gia ở Nhật Bản và Việt Nam).

Theo đó, vào hồi 15h30 ngày 3/6, chuyên gia của Nhật Bản đã đến Việt Nam trên chuyến bay VN311. Cục Bảo vệ thực vật đã phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang và các cơ quan hữu quan để đón chuyên gia theo đúng quy định về phòng chống dịch COVID-19.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ