Bộ Công Thương: 'Chưa có quy định xác định hàng hoá như nào được gọi là hàng của Việt Nam'

Nhàđầutư
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết thêm, chưa có quy định rõ ràng xác định xuất xứ hàng hoá như nào được gọi là "sản xuất tại Việt Nam", "hàng hoá của Việt Nam".
HỒNG NGUYỄN
04, Tháng 07, 2019 | 17:03

Nhàđầutư
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết thêm, chưa có quy định rõ ràng xác định xuất xứ hàng hoá như nào được gọi là "sản xuất tại Việt Nam", "hàng hoá của Việt Nam".

asanzo 3

Chủ tịch Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam. Ảnh: Q.Đ

Trước nghi vấn việc Công ty CP Điện tử Asanzo Việt Nam nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều nay (4/7), Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính làm đầu mối, phối hợp với các bộ ngành trong đó có Bộ Công Thương, Bộ Công Thương tích cực và phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện chỉ đạo của Chính phủ.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết thêm, chưa có quy định rõ ràng xác định xuất xứ hàng hoá như nào được gọi là "sản xuất tại Việt Nam", "hàng hoá của Việt Nam".

Theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, đối với hàng hoá lưu thông trong nước có Nghị định 43 ban hành năm 2017 nêu quy định yêu cầu bắt buộc hàng hoá lưu thông trên thị trường Việt Nam đều phải dán nhãn tên người sản xuất, tổ chức cá nhân, xuất xứ hàng hoá.

Nghị định 43 có điều 15 quy định các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân xác định và có trách nhiệm với thông tin đưa ra.

Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với quy định cụ thể phục vụ cho hàng hoá xuất, nhập khẩu phục vụ hưởng ưu đãi thuế quan còn chưa áp dụng với nhãn hàng tại thị trường Việt Nam. Việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ không nói lên tỷ lệ xuất xứ Việt Nam mà cả khu vực.

Ông Trần Thanh Hải cho biết, khi có dự thảo về vấn đề quy định xuất xứ hàng Việt Nam, Bộ Công Thương sẽ công bố và xin ý kiến các hiệp hội, doanh nghiệp, người tiêu dùng làm sao để thực tế và ngăn chặn gian lận thương mại.

made-in-viet-nam

 

Thời gian qua, một số phương tiện truyền thông có nhiều bài báo phản ánh Công ty Cổ phần điện tử Asanzo Việt Nam nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam.

Chiều ngày 24/6, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc làm rõ vi phạm của Công ty Cổ phần điện tử Asanzo Việt Nam, xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh vụ việc Công ty Cổ phần điện tử Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam, làm rõ các vi phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính và Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan chức năng (Hải quan, Quản lý thị trường…) rà soát lại việc thực hiện quản lý nhà nước và chức trách nhiệm vụ được giao trong vụ việc này, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng kết quả trước ngày 30/7/2019.

Về phía Asanzo, ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Asanzo cho biết, hiện có khoảng 100 đơn vị trong và ngoài nước đang cung cấp linh kiện, phụ trợ cho Asanzo, nhiều trong số đó hoạt động theo hình thức OME (Original Equipment Manufacturer - nhà sản xuất thiết bị gốc). Các doanh nghiệp này hoặc tự sản xuất, hoặc là nhà cung cấp thứ cấp, đặt hàng từ nước ngoài về bán lại cho tập đoàn Asanzo.

“Họ vi phạm hay không, tôi nói thẳng là tôi không kiểm soát được. Quan trọng là họ đưa hàng về bán cho công ty chúng tôi có hóa đơn đầy đủ. Là công ty ma hay không chúng tôi cũng không quan tâm, bởi nếu họ sai là chuyện của họ với cơ quan quản lý. Họ hại ai hay không, có lừa người tiêu dùng hay không, có vướng thuế má hay không chúng tôi cũng không rõ do chúng tôi chưa tiến hành điều tra sàng lọc nêu chưa rõ cụ thể. Qua sự kiện này, chúng tôi hứa sẽ rà soát lại và chấn chỉnh, kiểm soát đầu vào tốt hơn. Nếu nhà cung cấp không đạt yêu cầu, sẽ ngưng lấy hàng…”, ông Tam nói.

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, ông Tam đã thoái gần hết vốn tại công ty CP Tập đoàn Asanzo vào ngày 13/7/2018  từ tỷ lệ sở hữu 90% xuống còn 1%. Hiện tại, pháp nhân Phạm Xuân Tình đang làm chủ sở hữu/Người đại diện theo pháp luật.

Cập nhật đến ngày 15/6/2019, Công ty CP Tập đoàn Asanzo chỉ có 5 lao động.

Được biết, Công ty CP Tập đoàn Asanzo vốn được thành lập vào ngày 20/10/2016 với tên gọi ban đầu là Công ty CP Tập đoàn Asan, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Cổ đông lớn nhất sáng lập là ông Phạm Văn Tam (90%) và một số cổ đông khác gồm Công ty TNHH Truyền thông Asanzo (2%); Công ty CP Điện tử Asanzo Việt Nam (2%), Phạm Xuân Tình (2%), Phạm Văn Toán (2%) và Phạm Thị The (2%).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ