Bỏ cấp huyện, chính quyền 4 cấp còn 3 cấp khác nhau sao?

THÀNH CHUNG
07:02 28/02/2025

Tại kết luận số 126, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện).

Bỏ cấp huyện: mô hình chính quyền 3 cấp là xu thế - Ảnh 1.
Nhiều nước phát triển trên thế giới áp dụng chính quyền quốc gia theo mô hình 3 cấp. Trong ảnh: người dân làm thủ tục hành chính tại xã Tắc Vân, TP Cà Mau - Ảnh: THANH HUYỀN.

Cùng với đó, xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Muốn bước vào một kỷ nguyên phát triển mới cần bắt đầu từ tổ chức bộ máy. Nhà nước cần nghiên cứu sắp xếp lại số lượng tỉnh, bỏ cấp huyện nhằm giảm tải khối lượng công việc từ quá nhiều đầu mối.

TS NGUYỄN TRỌNG ĐIỀU (nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ)

3 cấp là xu thế

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Trọng Điều, nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ, cho rằng việc nghiên cứu sáp nhập các tỉnh, bỏ cấp huyện phản ánh xu thế tất yếu phát triển của xã hội hiện đại.

Theo ông Điều, đa số các nước phát triển trên thế giới hiện nay đang thực hiện theo mô hình chính quyền ba cấp. Thêm vào đó, không quốc gia nào duy trì các đơn vị hành chính quá nhỏ trong bối cảnh hiện tại. Ông Điều nhấn mạnh muốn phát triển đất nước bước vào kỷ nguyên mới, điều kiện tiên quyết là không thể để cấp tỉnh manh mún như hiện tại.

Ông dẫn chứng có những tỉnh diện tích nhỏ và dân số chỉ đạt 1 triệu dân - như vậy là quá nhỏ và không đảm bảo nguồn lực cho phát triển. Thêm vào đó, tình trạng các địa phương có cơ cấu đất đai và dân số nhỏ như hiện nay khiến chính địa phương khó khăn trong cạnh tranh, phát triển.

Việc này cũng làm cho quản lý địa phương trở nên manh mún và cát cứ. Chưa kể có thực tế địa phương phát triển "mỗi nơi một kiểu", tạo ra lợi ích cho riêng địa phương đó nhưng lại gây cản trở cho sự phát triển chung.

TS Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ, cho rằng bỏ cấp huyện cũng phù hợp với xu thế của các nước phát triển trên thế giới khi chính quyền quốc gia áp dụng theo mô hình ba cấp. Cơ bản gồm chính quyền trung ương (quốc gia), chính quyền tỉnh (bang, khu vực) và chính quyền địa phương (cơ sở).

Cấu trúc trên phân bổ quyền lực và trách nhiệm giữa các cấp quản lý khác nhau, mang lại nhiều lợi ích. Như hiệu quả cao và phản ứng linh hoạt, trách nhiệm và dân chủ được tăng cường; phát triển khu vực một cách cân bằng; bảo tồn văn hóa - xã hội hiệu quả; tự chủ kinh tế được nâng cao...

Tuy nhiên, theo ông Dĩnh, việc bỏ cấp huyện sẽ làm tăng khối lượng công việc đáng kể cho chính quyền cấp tỉnh, đồng thời đòi hỏi cấp xã phải đủ năng lực để tiếp nhận nhiều nhiệm vụ hơn. Do vậy ông lưu ý cần chuẩn bị một số điều kiện từ kinh phí, bộ máy cho đến năng lực, trình độ của cán bộ, công chức cấp xã.

Bỏ cấp huyện: mô hình chính quyền 3 cấp là xu thế - Ảnh 2.
Bỏ cấp huyện: mô hình chính quyền 3 cấp là xu thế - Ảnh 3.Người dân rất quan tâm về chủ trương nghiên cứu bỏ chính quyền cấp huyện và khi thực hiện sẽ có những ưu việt gì khi chỉ còn cấp tỉnh và xã. Trong ảnh: Trung tâm Dịch vụ hành chính công tỉnh Đồng Tháp - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Áp lực về thời gian nhưng không nên gây xáo trộn 

TS Nguyễn Trọng Điều cho rằng vừa qua cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đã thực hiện rất quyết liệt, nhanh chóng. Hiện đã cơ bản xong ở trung ương và các địa phương đã tiến hành sắp xếp các sở, ngành, đang tiếp tục thực hiện đề án bỏ công an cấp huyện.

Cùng với đó, tổ chức lại bộ máy viện kiểm sát, tòa án, thanh tra cấp huyện... Do vậy việc nghiên cứu sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện cũng cần làm "càng sớm càng tốt" để đảm bảo sự tương thích, giúp bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động thông suốt từ trên xuống dưới.

Còn TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cũng nhấn mạnh việc sáp nhập tỉnh và bỏ cấp huyện nếu thực hiện sẽ là một cải cách lớn, có tác động sâu rộng đến hệ thống quản lý nhà nước cũng như đời sống kinh tế - xã hội. Đồng thời việc chuyển sang mô hình chính quyền ba cấp (trung ương, tỉnh, xã) là một xu hướng phù hợp với định hướng tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà Bộ Chính trị đề ra.

Do đó thời điểm thực hiện là một yếu tố quan trọng, cần được tính toán kỹ lưỡng, việc thực hiện cần có lộ trình phù hợp với thực tế của Việt Nam để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ, tránh gây xáo trộn lớn.

Về nguyên tắc, theo ông Dũng, cải cách hành chính quy mô lớn như thế này thường hợp lý hơn trong giai đoạn trước của một nhiệm kỳ. Nếu có thể hoàn thành trước Đại hội XIV của Đảng, tức là trước năm 2026, sẽ giúp bộ máy mới đi vào vận hành ổn định ngay từ đầu nhiệm kỳ mới, tránh việc cải cách bị chậm trễ hoặc gián đoạn khi có sự thay đổi về nhân sự lãnh đạo.

Tuy nhiên để làm được điều này đòi hỏi một quyết tâm chính trị cao và một kế hoạch thực hiện chặt chẽ. Không thể chỉ dừng ở việc ra nghị quyết mà cần có lộ trình cụ thể với các bước triển khai rõ ràng: từ việc điều chỉnh pháp lý, sắp xếp bộ máy nhân sự, chuyển giao nhiệm vụ giữa các cấp đến tổ chức lại ngân sách và nguồn lực địa phương.

Nếu thực hiện quá vội vàng mà không có sự chuẩn bị tốt có thể dẫn đến tình trạng quá tải cho cấp tỉnh, rối loạn trong quản lý hành chính và ảnh hưởng đến sự ổn định của chính quyền cơ sở.

Với bối cảnh hiện nay, ông Dũng cho rằng nên đẩy mạnh thực hiện quyết liệt nhưng theo hướng có kiểm soát, vừa làm vừa điều chỉnh khi cần thiết. Có thể triển khai thí điểm ở một số địa phương phù hợp trong giai đoạn 2024-2025, sau đó đánh giá kết quả và nhân rộng mô hình.

Nếu làm tốt vẫn có thể hoàn thành phần lớn công tác sắp xếp trước Đại hội XIV, tạo nền tảng để chính quyền mới vận hành một cách hiệu quả ngay từ đầu nhiệm kỳ.

"Việc hoàn thành trước Đại hội XIV là một mục tiêu đáng hướng tới nhưng quan trọng hơn vẫn là làm đúng và làm hiệu quả. Chúng ta nên tận dụng đà cải cách để đẩy nhanh quá trình này nhưng không vì áp lực thời gian mà triển khai một cách thiếu chuẩn bị, dẫn đến hệ lụy lâu dài", ông Dũng nêu quan điểm.

Không phân biệt công chức cấp xã với cấp tỉnh

TS Nguyễn Trọng Điều, nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ, cho biết hiện nay Bộ Nội vụ đã đề xuất liên thông công chức cấp xã, huyện, tỉnh, tức là không phân biệt công chức cấp xã với cấp tỉnh. Thay vào đó sẽ gọi là công chức chung trong hệ thống hành chính nhà nước. Việc này sẽ được thực hiện khi tới đây sửa Luật Cán bộ, công chức.

Như vậy muốn sắp xếp lại, bỏ cấp huyện thì cấp xã phải được tăng cường. Đồng thời phân cấp, phân quyền phải đi đôi như Tổng Bí thư đã nói, phải thực hiện theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

(Theo Tuổi trẻ)

  • Cùng chuyên mục
AISC 2025: Việt Nam tạo ra giá trị trong cuộc chơi công nghệ

AISC 2025: Việt Nam tạo ra giá trị trong cuộc chơi công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn không chỉ là công nghệ mũi nhọn mà còn là động lực chiến lược giúp Việt Nam bứt phá trong chu kỳ phát triển mới. Việt Nam không chỉ tham gia mà còn tạo ra giá trị trong cuộc chơi công nghệ của tương lai.

Sự kiện - 13/03/2025 15:05

Phó Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cao tốc hơn 2.000 tỷ qua Đà Nẵng

Phó Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng cao tốc hơn 2.000 tỷ qua Đà Nẵng

Dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan (qua địa bàn TP. Đà Nẵng) dù đã đạt 100% mặt bằng tuyến chính, tuy nhiên, đơn vị thi công đang gặp khó tại đường gom song hành và nguồn vật liệu đá.

Sự kiện - 13/03/2025 11:11

Pháp muốn tham gia các dự án điện hạt nhân của Việt Nam

Pháp muốn tham gia các dự án điện hạt nhân của Việt Nam

Việt Nam sẽ ưu tiên lựa chọn đối tác khi mà chứng minh và cam kết chuyển giao công nghệ trong quá trình phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam.

Sự kiện - 13/03/2025 08:48

Báo Nông nghiệp và Môi trường - DLG thiết lập quan hệ đối tác chiến lược

Báo Nông nghiệp và Môi trường - DLG thiết lập quan hệ đối tác chiến lược

Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Báo Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) và Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG), hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giá trị cho ngành nông nghiệp của Việt Nam và Đức.

Sự kiện - 12/03/2025 17:56

AISC 2025: Khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ

AISC 2025: Khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ

Lần đầu tiên, hơn 1.000 lãnh đạo, chuyên gia với sự góp mặt của các tên tuổi lớn và các tập đoàn công nghệ từ Silicon Valley (Hoa Kỳ) quy tụ tại AISC 2025, khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.

Sự kiện - 12/03/2025 13:13

Doanh nghiệp Singapore muốn tăng đầu tư vào ngành điện, bất động sản tại Việt Nam

Doanh nghiệp Singapore muốn tăng đầu tư vào ngành điện, bất động sản tại Việt Nam

Một số doanh nghiệp của Singapore bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như kinh tế số, năng lượng tái tạo, khu công nghiệp, tài chính xanh.

Sự kiện - 12/03/2025 06:27

Chủ tịch Quốc hội: Tới đây sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh, sắp xếp 60-70% xã

Chủ tịch Quốc hội: Tới đây sửa Hiến pháp, sáp nhập tỉnh, sắp xếp 60-70% xã

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý khối lượng công việc sắp tới rất lớn khi nghiên cứu sửa Hiến pháp và các luật liên quan; sắp xếp tỉnh, xã và bỏ cấp huyện.

Sự kiện - 11/03/2025 14:14

VAFIE dự triển lãm quốc tế về máy công cụ ở Trung Quốc

VAFIE dự triển lãm quốc tế về máy công cụ ở Trung Quốc

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - GS-TSKH. Nguyễn Mai cùng đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự Triển lãm và Diễn đàn quốc tế về máy công cụ tại Trung Quốc.

Sự kiện - 11/03/2025 12:38

Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất một số tỉnh

Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất một số tỉnh

Kể từ ngày 7/3/2025 cho đến khi hoàn thành sáp nhập, hợp nhất tỉnh, tạm dừng việc tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm chức danh phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân...

Sự kiện - 11/03/2025 10:00

'Bất động sản, đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025'

'Bất động sản, đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025'

Chuyên gia cho rằng, bất động sản và đầu tư công sẽ là 2 nhóm cổ phiếu tiềm năng trong năm 2025, khi hưởng lợi trực tiếp từ xu hướng phục hồi kinh tế và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.

Sự kiện - 11/03/2025 09:44

Vì sao ngành đường sắt Việt Nam chậm phát triển?

Vì sao ngành đường sắt Việt Nam chậm phát triển?

Cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho rằng, cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển của đường sắt Việt Nam do thiếu nguồn lực hay chưa quan tâm đúng mức. Từ đó, luật sửa đổi cần tập trung vào các chính sách, tạo ra sự bứt phá cho ngành.

Sự kiện - 10/03/2025 17:13

Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam, Indonesia mở rộng đầu tư vào bán dẫn, AI, IoT

Tổng Bí thư Tô Lâm kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam, Indonesia mở rộng đầu tư vào bán dẫn, AI, IoT

Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn các doanh nghiệp Indonesia vươn lên trở thành một trong các nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.

Sự kiện - 10/03/2025 15:15

Ông Đặng Hữu Phúc giữ chức Giám đốc Sở Công Thương TP. Huế

Ông Đặng Hữu Phúc giữ chức Giám đốc Sở Công Thương TP. Huế

Ông Đặng Hữu Phúc, nguyên Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được UBND TP. Huế điều động giữ chức Giám đốc Sở Công Thương.

Sự kiện - 10/03/2025 10:38

Quốc hội có thể họp sớm hơn, sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội có thể họp sớm hơn, sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến kỳ họp Quốc hội lần thứ 9 sẽ khai mạc sớm sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong đó có nội dung sửa đổi Hiến pháp 2013 và các luật có liên quan.

Sự kiện - 10/03/2025 10:23

Thủ tướng: 8 nhóm nhiệm vụ thúc đẩy các dự án GTVT trọng điểm

Thủ tướng: 8 nhóm nhiệm vụ thúc đẩy các dự án GTVT trọng điểm

Chiều 9/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 16 của Ban Chỉ đạo, nêu rõ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, trong đó có hàng loạt nhiệm vụ phải hoàn thành ngay trong tháng 3/2025.

Sự kiện - 10/03/2025 06:22

Chuyến công tác của Tổng Bí thư mở ra không gian hợp tác mới cho Việt Nam

Chuyến công tác của Tổng Bí thư mở ra không gian hợp tác mới cho Việt Nam

Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa quan trọng đối với cả Việt Nam, Indonesia, ASEAN, Singapore khi năm 2025 là năm có nhiều sự kiện quan trọng của các bên.

Sự kiện - 09/03/2025 12:32