'Biến đổi khí hậu' tại các ngân hàng trung ương

TIỆP NGUYỄN
06:01 20/04/2021

Qua nghiên cứu mạng lưới Xanh hóa Hệ thống Tài chính, Isabelle Mateos Y Lago thấy rằng hiện tại, ý tưởng các ngân hàng trung ương nên kết hợp nghiên cứu về khí hậu vào trong những chính sách của họ, đã đi từ một khái niệm có vẻ cấp tiến sang điều giống như lẽ thường.

Ngày nay gần như ở khắp mọi nơi, tại các tòa soạn, trong các tuyên ngôn công ty, trên các nghị trình của chính phủ, vấn đề biến đổi khí hậu đã chuyển từ cánh gà vào trung tâm sân khấu. Các ngân hàng trung ương, sau một thời gian dài đứng bên lề, gần đây đã bắt đầu đóng vai chính.

Kêu gọi đưa rủi ro khí hậu vào chính sách mua trái phiếu doanh nghiệp

Ví dụ, Ngân hàng Trung ương Anh quốc BOE vừa trở thành ngân hàng đầu tiên đưa vào chính sách hối khoản một bản tham khảo để hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế không phát thải ròng (net-zero carbon emission - cam kết đạt được sự cân bằng giữa lượng khí nhà kính phát sinh ra và lượng khí đào thải được khỏi khí quyển bằng phương pháp tự nhiên hoặc nhân tạo).

Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB cũng đang thảo luận về việc làm thế nào để đưa những cân nhắc về khí hậu vào chính sách tiền tệ của mình (chứ không đơn thuần là có làm điều này hay không). Và mạng lưới Xanh hóa Hệ thống Tài chính (NGFS - Network for Greening the Financial System), một nhóm gồm các ngân hàng trung ương và giám sát tài chính toàn cầu, đã tăng gấp đôi số thành viên của mình trong 2 năm qua. Tính tới 19/3/2021, mạng lưới này đã có 89 ngân hàng trung ương cùng với 13 quan sát viên tham gia.

ngfs01meeting

Thành viên cấp cao của NGFS nhóm họp vào năm 2018. Chỉ 2 năm sau, số thành viên của tổ chức này đã tăng lên gấp đôi. Ảnh: NGFS.

Một sự thay đổi nhanh chóng như vậy chắc chắn sẽ kéo theo những cuộc tranh luận sôi nổi cần thiết. Nhưng tiền đề tổng thể cho sự thay đổi là những hành động cẩn thận, chính xác, đầy đủ và hoàn chỉnh. Nếu không, rủi ro lớn hơn là các ngân hàng trung ương vẫn hành động quá ít hơn là can thiệp quá nhiều đối với vấn đề biến đổi khí hậu.

Trong vài năm qua, giữa các nhà lãnh đạo ngân hàng trung ương đã xuất hiện sự đồng thuận về những rủi ro khí hậu đối với sự ổn định tài chính. Cơ sở dữ liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế BIS cho thấy: trong năm 2018, chỉ có 4 thống đốc ngân hàng trung ương có bài phát biểu về tài chính xanh, thì đến 2020 con số này là 13 người. Và hiện tại, theo nghiên cứu của Blackrock, có gần một nửa số thành viên NGFS đã đánh giá những rủi ro về khí hậu, cùng với hơn 1/10 thành viên đã thực hiện những bài kiểm tra căng thẳng khí hậu.

Hoạt động đầu tư của các ngân hàng trung ương đã diễn ra theo đúng quy trình. Gần 60% ngân hàng trung ương của các nền kinh tế phát triển, hiện đầu tư dựa vào các tiêu chuẩn bao quát môi trường, xã hội và quản trị . Và các ngân hàng trung ương trong Eurosystem đã đồng ý với một quan điểm chung về các khoản đầu tư liên quan tới khí hậu trong các danh mục chính sách phi tiền tệ.

Cuối cùng, ngay cả bản thân chính sách tiền tệ cũng đã bắt đầu đứng thành hàng với những vấn đề khí hậu. Cuối năm ngoái, ngân hàng Thụy Điển Riksbank đã công bố chính sách loại trừ mới liên quan đến khí hậu. Tương tự, BOE dự kiến sẽ trình bày cuối năm nay cách tính tác động khí hậu với những trái phiếu doanh nghiệp mà mình nắm giữ.

Một số người ra quyết định trong ECB đã kêu gọi đưa rủi ro khí hậu vào chính sách mua trái phiếu doanh nghiệp cùng tài sản thế chấp. Và NGFS vừa công bố hướng dẫn kỹ thuật để "điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng trung ương với một thế giới đang nóng lên".

ngfs02BOEg

Ngân hàng Trung ương Anh quốc là ngân hàng đầu tiên đưa vào chính sách hối khoản một bản tham khảo để hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế không phát thải ròng. Ảnh: Limitmarkets

3 nguyên nhân tạo sự thay đổi

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này và tất cả đều hợp logic. Thứ nhất, gần 130 chính phủ trên khắp thế giới đã cam kết cắt giảm lượng lớn khí thải carbon dioxide trong những thập kỷ tới. Trong khi các chính sách để đạt được điều này vẫn chưa được cụ thể hóa một cách đầy đủ, tiền đề cho thấy sự thay đổi có ý nghĩa sẽ xảy ra không còn đơn thuần là một hành động chỉ dựa vào niềm tin.

Việc các ngân hàng trung ương đưa những cân nhắc về khí hậu vào trong các hoạt động của mình sẽ không còn bị cáo buộc là bị chính phủ điều hành hay do biết trước các quyết sách của chính phủ. Và khi nhiệm vụ của ngân hàng trung ương bao gòom việc hỗ trợ các chính sách kinh tế của nhà nước, thì thuyết bất khả tri (hay trong thuật ngữ của ngân hàng trung ương là tính trung lập của thị trường) sẽ ngày càng không thể đứng vững nếu nó mâu thuẫn với những cam kết chính thức về khí hậu.

Thứ 2, trường hợp kết hợp biến đổi khí hậu vào mô hình kinh tế vĩ mô và các quyết định đầu tư chưa bao giờ trở nên mạnh mẽ như hiện tại. Các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng trở nên thường xuyên hơn và tác động của chúng tới tăng trưởng và lạm phát ngày càng rõ ràng hơn.

Hơn nữa, khi các kế hoạch chính sách hình thành, sự không chắc chắn xung quanh những kịch bản tác động của khí hậu trong những thập kỷ tới đã trở nên dễ xử lý hơn. Dữ liệu liên quan đến khí hậu đã được cải thiện rất nhiều về số lượng và chất lượng, và sự sẵn có của những công cụ và chiến lược đầu tư có quan tâm đến khí hậu đã tăng lên đáng kể. Những báo cáo mới xuất hiện chỉ ra rằng chúng có khả năng thúc đẩy sự bền vững của các danh mục đầu tư mà không phải hy sinh lợi nhuận. Theo đó, phần lớn các tổ chức đầu tư trên toàn cầu hiện coi tính bền vững là yếu tố cơ bản trong chiến lược đầu tư của họ.

Lý do thứ 3 cho lập trường mới của các ngân hàng trung ương là sự thừa nhận ngày càng gia tăng rằng chỉ có sự ủng hộ tích cực thôi là chưa đủ. Để có tác động lớn hơn, họ phải dẫn đầu làm gương. Điều này đòi hỏi sự minh bạch hơn về mức độ tiếp xúc của chính họ với những rủi ro liên quan đến khí hậu và cách thức những rủi ro đó được mô hình hóa và định giá. Đổi lại, những nhà phát hành có sự phản ánh thông tin đầy đủ dữ liệu hơn và tốt hơn sẽ được các ngân hàng trung ương chọn để nắm giữ tài sản.

Như vậy, các ngân hàng trung ương có thể sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tốc độ mà các rủi ro liên quan đến khí hậu được định giá trong hệ thống tài chính. Có những rủi ro xuất hiện quá chậm hay quá nhanh. Vì vậy, thiết lập một con đường rõ ràng phía trước là một điều cần thiết.

ngfs03postcovid

Trong và sau COVID-19, NGFS vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp những nghiên cứu về biến đổi khí hậu vào trong chính sách của những ngân hàng trung ương. Các thành viên của tổ chức này coi tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành tài chính không khác gì so với tác động của đại dịch. Ảnh: IHS Markit.

Điều đó nói lên rằng, sự chuyển đổi của các ngân hàng trung ương đối với nguyên nhân gây biến đổi khí hậu vẫn còn trong trứng nước. Nhiều ngân hàng trung ương vẫn chưa tham gia NGFS, chưa nói đến việc lồng ghép biến đổi khí hậu một cách có ý nghĩa vào trong những hoạt động của họ.

Phần lớn các ngân hàng trung ương ở các thị trường mới nổi vẫn chưa tham gia hoạt động này. Và, trên toàn cầu, BOE là ngân hàng trung ương duy nhất đã ban hành một tuyên bố phù hợp với những khuyến nghị đúng đắn nhất của Lực lượng Đặc nhiệm về Công khai Tài chính liên quan đến khí hậu (TCFD), dù các ngân hàng trung ương trong Eurosystem đã cam kết làm việc này trong vòng 2 năm.

Các ngân hàng trung ương cảnh giác một cách dễ hiểu trước sự khó khăn của sứ mệnh và những kỳ vọng cao chỉ có thể đáp ứng được bằng cách dựa vào những chính phủ. Tuy nhiên, công việc của NGFS và các hành động của những thành viên dẫn đầu cần chứng minh cho các ngân hàng trung ương khác thấy rằng: nhiệm vụ của họ không chỉ là cho phép mà trên thực tế đòi hỏi biến đổi khí hậu phải được đưa vào trong các hoạt động của mình.

Rất nhiều thách thức vẫn còn đó với hoàn cảnh của từng đất nước khác biệt nhau. Nhưng, đó không phải là lý do bào chữa cho việc không hành động gì. Khả năng ứng phó của các ngân hàng trung ương với những rủi ro về biến đổi khí hậu vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển.

  • Cùng chuyên mục
'Giáo dục hướng đến phát triển và hạnh phúc của con người'

'Giáo dục hướng đến phát triển và hạnh phúc của con người'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có thư gửi các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các em học sinh, sinh viên, học viên và các bậc phụ huynh nhân dịp khai giảng năm học 2024-2025.

Sự kiện - 05/09/2024 08:54

VAFIE báo cáo về 'Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp'

VAFIE báo cáo về 'Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp'

VAFIE vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan báo cáo kết quả Hội thảo "Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hướng tới chuyên nghiệp và bền vững".

Sự kiện - 05/09/2024 07:00

Ông Tô Ân Xô, Trần Đăng Quỳnh làm Trợ lý Tổng Bí thư, Chủ tịch nước

Ông Tô Ân Xô, Trần Đăng Quỳnh làm Trợ lý Tổng Bí thư, Chủ tịch nước

Ban Bí thư bổ nhiệm Trung tướng Tô Ân Xô và Đại tá Trần Đăng Quỳnh làm Trợ lý, bổ nhiệm Thiếu tá Đinh Tiến Hải làm Thư ký của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Sự kiện - 04/09/2024 20:55

Ông Lại Xuân Thanh rời ghế Chủ tịch HĐQT ACV

Ông Lại Xuân Thanh rời ghế Chủ tịch HĐQT ACV

Ông Lại Xuân Thanh thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) để nghỉ hưu theo chế độ.

Sự kiện - 04/09/2024 17:15

Mở tuyến vận tải hành khách Nam Ninh (Trung Quốc) - Hạ Long (Việt Nam)

Mở tuyến vận tải hành khách Nam Ninh (Trung Quốc) - Hạ Long (Việt Nam)

Sau gần 3 tháng khởi động, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) vừa chính thức cho phép mở tuyến vận tải hành khách TP. Nam Ninh - TP. Hạ Long qua lối thông quan cầu Bắc Luân II.

Sự kiện - 04/09/2024 11:10

Hà Nội thu từ khách du lịch hơn 2.180 tỷ đồng trong 4 ngày lễ

Hà Nội thu từ khách du lịch hơn 2.180 tỷ đồng trong 4 ngày lễ

Sở Du lịch Hà Nội cho biết, qua 4 ngày nghỉ lễ, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 672.900 lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 2.180 tỷ đồng

Sự kiện - 04/09/2024 10:14

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục

Một trong những mục tiêu trọng tâm sẽ được ngành Giáo dục tập trung thực hiện trong năm học 2024-2025 là sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Tiếp tục kiên cố hóa trường lớp học, xóa phòng học tạm; phát triển trường lớp học ở các khu vực có dân số tăng nhanh; tiếp tục phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng.

Sự kiện - 03/09/2024 10:26

 Thủ tướng lập Hội đồng thẩm định Đề án thành lập TP. Huế trực thuộc trung ương

Thủ tướng lập Hội đồng thẩm định Đề án thành lập TP. Huế trực thuộc trung ương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 926/QĐ-TTg ngày 30/8/2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương.

Sự kiện - 02/09/2024 16:22

Tương lai đất nước nhìn từ đảo nhỏ

Tương lai đất nước nhìn từ đảo nhỏ

Vào trước dịp Kỷ niệm 60 năm "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" ghi dấu ấn chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của giặc Mỹ (8/1964 - 8/2024), chúng tôi có dịp đến thăm Cồn Cỏ, hòn đảo nhỏ ngoài khơi biển Bắc Miền Trung, là đơn vị đi đầu trong cuộc chiến đấu khốc liệt này. "Đảo thép tiền tiêu" ngày xưa giờ đang chuyển mình với những cơ hội mời gọi đầu tư và phát triển để trở thành "Đảo ngọc", trở thành một hình ảnh thật đẹp đẽ của đất nước trong chặng đường tương lai…

Sự kiện - 02/09/2024 08:54

Trời thu xanh ngát sáng tuyên ngôn

Trời thu xanh ngát sáng tuyên ngôn

Nhà thơ Tố Hữu một người rất thành công khi viết về Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, trong bài thơ "Theo chân Bác" đã có một câu thơ rất hay giàu hình tượng khái quát, có sức gợi mở lan tỏa: "Trời thu xanh ngát sáng tuyên ngôn" viết về hình ảnh Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày Quốc khánh 2/9 tại Quảng trường Ba Đình cách đây 79 năm.

Sự kiện - 02/09/2024 08:11

40 năm Đổi mới: Cần cuộc Đổi mới lần hai triệt để

40 năm Đổi mới: Cần cuộc Đổi mới lần hai triệt để

Kết quả sau 40 năm Đổi mới được đánh giá là rất tốt, song không đủ để giải quyết những vấn đề phát triển tương lai trong bối cảnh mới. Giai đoạn mới đòi hỏi công cuộc Đổi mới lần hai triệt để hơn…

Bình luận - 02/09/2024 08:00

Thủ tướng: Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới muốn đầu tư Cảng Liên Chiểu

Thủ tướng: Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới muốn đầu tư Cảng Liên Chiểu

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, dự án Cảng Liên Chiểu là dự án trọng điểm và nhận được sự quan tâm tìm hiểu đầu tư của rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Hiện đã có tập đoàn của Ấn Độ, Hà Lan và Nhật Bản bày tỏ quan tâm và mong muốn đầu tư.

Sự kiện - 01/09/2024 16:21

TP.HCM rực đỏ chào đón Quốc khánh 2/9

TP.HCM rực đỏ chào đón Quốc khánh 2/9

Bất chấp thời tiết không thuận lợi, người dân TP.HCM vẫn trang hoàng nhà cửa, treo cờ đỏ sao vàng để chào đón Lễ Quốc khánh.

Sự kiện - 01/09/2024 13:19

Thủ tướng: Đà Nẵng phải tự lực, tự cường vươn lên

Thủ tướng: Đà Nẵng phải tự lực, tự cường vươn lên

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, Đà Nẵng không thể tự làm một mình, song phải tự lực, tự cường vươn lên dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự đồng hành của cả hệ thống chính trị...

Sự kiện - 01/09/2024 10:14

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 9

Trong tháng 9/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; lương người lao động trong doanh nghiệp nhà nước; "Khai tử" điện thoại 2G; Hướng dẫn phương pháp lập giá bán điện bình quân hàng năm...

Sự kiện - 01/09/2024 07:47

Người dân chỉ cung cấp thông tin một lần cho các cơ quan Nhà nước

Người dân chỉ cung cấp thông tin một lần cho các cơ quan Nhà nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường kết nối, chia sẻ, tái sử dụng dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công theo hướng người dân chỉ cung cấp thông tin một lần cho các cơ quan nhà nước.

Sự kiện - 31/08/2024 16:19