Bài học quản lý Forex nhìn từ thế giới
Trước đây, thị trường Forex chủ yếu đáp ứng nhu cầu giao dịch của các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn. Nhưng ngày nay, nhiều quốc gia đã cấp phép cho hoạt động môi giới, sàn giao dịch forex. Do đó, đối tượng tham gia giao dịch forex ngày càng rộng hơn, kể cả các nhà đầu tư cá nhân.

Ảnh: Internet.
Thị trường Forex toàn cầu
Thị trường ngoại hối (Forex) ra đời vào năm 1976 sau khi nền kinh tế toàn cầu chuyển mình từ "vàng bản vị" sang trao đổi tự do tiền tệ. Bước phát triển này xuất phát từ nhu cầu thực tế về việc cần thiết của luân chuyển tiền tệ tự do giữa các quốc gia.
Mục đích ban đầu của ngoại hối chỉ là trao đổi tiền tệ, nhưng sau này các nhà đầu tư đã học được cách kiếm lời trên sự khác biệt của tỷ giá hối đoái và trở thành nguồn thu nhập không nhỏ.
Thị trường Forex ra đời trên cơ sở đó, hiện là thị trường lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên phạm vi toàn cầu. Theo thống kê của Statista, khối lượng giao dịch Forex toàn cầu đạt khoảng hơn 6.600 tỷ USD mỗi ngày. Thị trường ngoại hối lấn át ngay cả các sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất trên thế giới - Nasdaq có khối lượng giao dịch hàng ngày trung bình chỉ khoảng 200 tỷ USD.
Giá trị của toàn bộ thị trường giao dịch ngoại hối toàn cầu được ước tính vào khoảng 2.409 nghìn tỷ USD với hơn 170 loại tiền tệ được mua bán.
Trong giai đoạn 2016 - 2019, khối lượng giao dịch Forex tăng trưởng bình quân khoảng 30%. Trong đó, năm 2019, giao dịch hoán đổi Forex đã đạt 3,2 nghìn tỷ USD, chiếm 49% tổng khối lượng giao dịch Forex toàn cầu. Còn giao dịch Forex giao ngay đạt 1,98 nghìn tỷ USD, chiếm 30% tổng khối lượng giao dịch toàn cầu. USD là đồng tiền giao dịch ngoại hối phổ biến nhất - với 88,3% giao dịch toàn cầu.
Hoạt động Forex ở các nước
Hiện nay, Việt Nam chỉ cho phép các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh ngoại hối. Mọi hành vi kinh doanh ngoại tệ của cá nhân, tổ chức khác đều vi phạm pháp luật.
Trên thực tế, tại Việt Nam đang tồn tại rất nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ đầu tư ngoại hối không được cấp phép (sàn), lôi kéo nhiều người tham gia trái phép và tự gọi là "chơi Forex".
Trong đó, những người tham gia giao dịch (thường được gọi là trader) vừa vi phạm pháp luật về hoạt động ngoại hối, vừa không được pháp luật bảo vệ nếu có tranh chấp, xung đột xảy ra.
Như vậy, khi tham gia chơi Forex trái phép tại Việt Nam, người chơi không những phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ mà còn có thể bị xử phạt hành chính do vi phạm pháp luật.
Ngoài Việt Nam, nhiều quốc gia khác cũng đang cấm cá nhân giao dịch Forex là Malaysia, Pakistan, Ấn Độ, Bỉ, Bắc Triều Tiên...
Ở Ấn Độ, các nền tảng giao dịch Forex đều bị cấm. Trong khi người dân không thể trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối, họ vẫn có thể giao dịch bằng tiền tệ thông qua sở giao dịch chứng khoán. Theo Đạo luật Quản lý Ngoại hối (FEMA), giao dịch nhị phân không được phép sử dụng. Trong khi giao dịch bằng ngoại tệ được phép, nhưng đi kèm với một số hạn chế nhất định. Tại nước này, tiền tệ cơ sở đang được giao dịch phải là đồng Rupee Ấn Độ (INR). Chỉ có 4 loại tiền tệ có thể được giao dịch với INR bao gồm Đô la Mỹ (USD), Euro (EUR), Bảng Anh (GBP) và Yên Nhật (JPY).
Tương tự ở Malaysia, người dân vẫn được phép mua bán ngoại tệ. Tuy nhiên, họ chỉ có thể giao dịch với các ngân hàng thương mại được cấp phép. Đạo luật Kiểm soát Hối đoái 1953 (ECA) của nước này quy định, việc một người ở Malaysia mua hoặc bán ngoại tệ với bất kỳ người, tổ chức nào không phải là một đại lý được ủy quyền, đều được coi là phạm pháp. Một người tiếp tay cho người khác mua, bán ngoại tệ với bất kỳ người nào cũng là hành vi phạm tội, trừ trường hợp người đó là đại lý được ủy quyền.
Đạo luật này không có hạn chế nào đối với những người không cư trú đầu tư vào Malaysia để mua tài sản bằng đồng ringgit, chẳng hạn như đất đai hay chứng khoán. Nó cũng không có hạn chế đối với người không cư trú chuyển tiền ra nước ngoài, từ lợi nhuận hay thoái vốn từ các khoản đầu tư của họ tại Malaysia.
Ngoài ECA, Malaysia còn ban hành Đạo luật Đổi tiền 1998 (MCA). Đạo luật này quy định việc cấp phép và hoạt động kinh doanh đổi tiền cũng các vấn đề khác liên quan đến ngoại hối. Theo MCA, một người được cấp phép theo Đạo luật Kiểm soát Hối đoái 1953 (ECA) để mua và bán ngoại tệ cũng sẽ được cấp phép theo Đạo luật Đổi tiền 1998.
Câu chuyện quản lý
Để điều tiết hoạt động giao dịch Forex, nhiều quốc gia có các cơ quan quản lý hoạt động của các nhà môi giới Forex. Chẳng hạn, ở Mỹ là nghiêm ngặt nhất với Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC); Hiệp hội Giao dịch tương lai Quốc gia (NFA); Cơ quan Quản lý độc lập thị trường tài chính (FINKA); Cơ quan Bảo vệ nhà đầu tư (SIPC).
Hay như Thụy Sĩ có Cơ quan Giám sát thị trường tài chính (FINMA); còn Anh có Cơ quan Kiểm soát dịch vụ tài chính (FCA). Tại Úc, thị trường Forex được quản lý bởi Ủy ban Đầu tư và Chứng khoán (ASIC).
Tại châu Á, các quy định về giao dịch Forex ở Singapore cũng được đánh giá là nghiêm ngặt như ở Mỹ. Giao dịch Forex ở đảo quốc này được kiểm soát bởi Ủy ban Tiền tệ Singapore (MAS), vốn vận hành như một ngân hàng trung ương. Mọi sàn giao dịch nào muốn hoạt động ở Singapore đều phải được cấp phép bởi MAS.
Bất kì ai muốn mở tài khoản giao dịch ở đây đều phải cung cấp định danh cá nhân (thẻ căn cước hoặc hộ chiếu quốc tế) cũng như hóa đơn điện/nước để chứng minh là họ đang sinh sống ở Singapore. Bên cạnh đó nhà đầu tư phải cung cấp giấy tờ chứng minh khả năng tài chính của mình và không được phép giao dịch với đòn bẩy lớn. Mức đòn bẩy cho phép ở đây chỉ là 20:1.
Về phía các sàn giao dịch Forex, MAS yêu cầu họ phải có các tài khoản khác nhau để tách biệt tiền của công ty và tiền của nhà đầu tư.
Quy định này nhằm đảm bảo rằng ngay cả khi sàn giao dịch đó phá sản thì các nhà đầu tư vẫn rút được tiền của mình về. Bên cạnh đó các sàn Forex bị yêu cầu phải giải thích thật kĩ các gói sản phẩm mà họ mời chào cho khách hàng, cũng như sẽ bị phạt nặng nếu những thông tin họ đưa ra là thiếu chính xác hoặc gây hiểu nhầm cho nhà đầu tư.
Trong khi đó, thâm nhập thị trường ngoại hối Trung Quốc không phải lúc nào cũng dễ dàng đối với các công ty môi giới nước ngoài do môi trường kinh doanh và các quy định chặt chẽ.
Các công ty môi giới nước ngoài có thể thâm nhập thị trường ngoại hối địa phương bằng cách hợp tác với các công ty trong nước. Những công ty này đảm nhận vai trò môi giới, qua đó cho phép các công ty nước ngoài xây dựng mạng lưới khách hàng tại đây.
Tuy nhiên, các công ty môi giới nước ngoài phải được điều chỉnh lại trước khi tiếp cận nhà môi giới giới thiệu của Trung Quốc vì điều này sẽ cho phép chính quyền giám sát đầy đủ các hoạt động của họ.
Hai cơ quan quản lý chính chịu trách nhiệm giám sát thị trường ngoại hối ở Trung Quốc là Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước (SAFE) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC). Tất cả các tổ chức hoạt động phải có giấy phép phù hợp từ các cơ quan quản lý trước khi có thể tham gia vào bất kỳ hoạt động tài chính nào.
Cùng với PBOC, SAFE giám sát dòng ngoại hối đến và đi từ Trung Quốc. Hai đơn vị cũng chịu trách nhiệm thiết lập tỷ giá hối đoái thông qua chế độ thả nổi có quản lý. Đặc biệt, SAFE đảm nhận nhiều chức năng khác ngoài việc soạn thảo luật và điều chỉnh thị trường ngoại hối ở Trung Quốc. Tổ chức này cũng điều chỉnh tiền điện tử và giám sát cán cân thanh toán và nợ nước ngoài.
Các công ty hoạt động tại địa phương, bao gồm cả môi giới ngoại hối, phải báo cáo tất cả các khoản thanh toán ở nước ngoài trong khung thời gian được chỉ định, nếu không, họ sẽ không được phép sắp xếp các giao dịch như vậy.
- Cùng chuyên mục
Hành động thế nào sau pha 'rút chân' gần 60 điểm của VN-Index?
Các chuyên gia chứng khoán cho rằng thời điểm hiện tại là cơ hội tốt để đầu tư vào các doanh nghiệp nền tảng tốt, dòng tiền mạnh và ít chịu tác động bởi thuế quan.
Tài chính - 22/04/2025 17:03
Động lực từ tiêu dùng nội địa
Trong bối cảnh Việt Nam nằm trong danh sách bị áp thuế đối ứng lên đến 46% và đang trong quá trình đàm phán, tiêu dùng trong nước càng trở thành động lực quan trọng cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%.
Tài chính - 22/04/2025 15:14
YeaH1 thắng lớn nhờ bán vé các concert
Lãnh đạo YeaH1 cho biết doanh thu từ các concert đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh tập đoàn bên cạnh quảng cáo. Mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm nay tăng trưởng 2 chữ số.
Tài chính - 22/04/2025 15:05
‘Núi’ tiền mặt hơn 11.000 tỷ của Hóa Chất Đức Giang
Tại thời điểm cuối quý I/2025, tổng tiền mặt và tiền gửi kỳ hạn ngắn hạn của Hóa Chất Đức Giang lên đến hơn 11,1 ngàn tỷ đồng, tăng 5,6% so với số đầu kỳ và chiếm hơn 68% tổng tài sản công ty.
Tài chính - 22/04/2025 14:54
Sếp Vincom Retail: Lợi nhuận giữ lại để tiếp tục phát triển dự án mới
Bà Phạm Thị Ngọc Hà - Giám đốc Tài chính Vincom Retail cho biết công ty chưa chia cổ tức giai đoạn này bởi nhận thấy cơ hội kinh doanh rất lớn. Vincom Retail muốn tận dụng cơ hội này để đặt cọc các dự án, tạo sự cạnh tranh trong bối cảnh quỹ đất ngày càng khan hiếm.
Tài chính - 22/04/2025 13:49
Ngân hàng OCB và loạt tham vọng về chứng khoán, FDI
Năm nay là năm đầu tiên kể từ khi lên sàn chứng khoán Ngân hàng OCB trả cổ tức tiền mặt. Nhà băng đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 33% và kỳ vọng có sự chuyển mình mạnh mẽ.
Tài chính - 22/04/2025 12:58
Quý I/2025, Lợi nhuận GELEX tăng 67,8% so với cùng kỳ
Cả doanh thu và lợi nhuận trước thuế của GELEX đều tăng trưởng 2 con số, trong đó lợi nhuận trước thuế tăng tới 67,8% so với cùng kỳ, tiếp nối đà tăng trưởng kép 1 thập kỷ qua của Tập đoàn.
Tài chính - 22/04/2025 11:33
Sắp diễn ra Tọa đàm 'Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước'
Tọa đàm nhằm tìm kiếm, gợi ý các giải pháp kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, nâng cao năng lực sản xuất và phân phối nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Tài chính - 22/04/2025 07:00
Taseco Land không ngừng gia tăng quỹ đất sạch, đang lựa chọn đối tác chiến lược
Dự kiến đến cuối năm 2025, Taseco Land sẽ có quỹ đất dự án lên tới 1.000ha, mở ra dư địa lớn cho giai đoạn phát triển sắp tới. Công ty cũng đang lựa chọn đối tác chiến lược để không ngừng gia tăng nguồn lực.
Tài chính - 22/04/2025 07:00
Nhìn lại cú trượt sâu của cổ phiếu ORS
Cổ phiếu ORS lao dốc bốc hơi 50% giá trị sau 2 tháng. Bên cạnh ảnh hưởng chung về thuế quan thì TPS đang phải chịu hệ lụy từ khoản đầu tư và tư vấn trái phiếu liên quan nhóm Bamboo Capital.
Tài chính - 21/04/2025 14:05
LPBS báo lãi 40 tỷ đồng quý đầu năm
Hầu hết các mảng kinh doanh có kết quả tích cực trong quý đầu năm là nguyên nhân chính giúp lãi ròng LPBS đạt hơn 40,4 tỷ đồng, trong khi quý I/2024 âm hơn 639 triệu đồng.
Tài chính - 21/04/2025 12:55
Tổng giám đốc MSB: Thuế quan Mỹ không tác động nhiều tới hoạt động ngân hàng
Chia sẻ với lo lắng của cổ đông về tác động của thuế quan của Mỹ, Tổng giám đốc MSB Nguyễn Hoàng Linh cho biết ngân hàng không bị ảnh nhiều.
Tài chính - 21/04/2025 12:05
Loạt khuyến nghị để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% năm 2025 và giai đoạn 2026-2030
Chủ động sớm điều chỉnh chiến lược xuất khẩu dựa trên giá trị gia tăng, nâng cao giá trị nôi tại của hàng hóa, sản phẩm... là một trong những giải pháp quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo mục tiêu Chính phủ đề ra.
Tài chính - 21/04/2025 07:31
Nhìn lại lịch sử các cuộc chiến tranh thương mại
Nghiên cứu này là một chuyên đề của Series nghiên cứu về tác động của chính sách thuế quan mới của Mỹ tới nền kinh tế Việt Nam, được thực hiện bởi Viện NCKH Ngân hàng, Học viện Ngân hàng trong tháng 4/2025.
Tài chính - 21/04/2025 07:24
Chứng khoán HSC: Buông FPT và STB, lãi giảm 18% quý đầu năm
Chứng khoán HSC từng phân bổ đến 50% danh mục đầu tư vào cổ phiếu FPT và STB vào cuối năm trước nhưng đã bán mạnh 2 cổ phiếu này trong quý I.
Tài chính - 20/04/2025 17:12
ACBS giảm 31% lãi trong quý I
Chi phí hoạt động của ACBS tăng mạnh 60,9% lên 527,9 tỷ đồng trong quý I/2025, chủ yếu do tăng dự phòng chi phí cho vay, lỗ tài sản tài chính FVTPL… Qua đó, lãi ròng công ty giảm 31% còn 146 tỷ đồng.
Tài chính - 20/04/2025 14:32
- Đọc nhiều
-
1
Bất động sản Trung Trung Bộ liệu đã thoát cảnh trầm lắng?
-
2
Việt Nam vẫn vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu bất chấp căng thẳng thương mại
-
3
Lượng tiêu thụ chung cư Hà Nội vượt trội hơn TP.HCM
-
4
Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ đưa Việt Nam phát triển nhanh trong kỷ nguyên mới
-
5
Trung Quốc có thể định hình lại tương lai ngành khai thác vàng thế giới
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago