Áp lực cổ phiếu vốn hóa lớn, VN-Index giảm hơn 21 điểm

Nhàđầutư
Áp lực bán mạnh từ các cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm ngân hàng đã đẩy VN-Index chốt phiên ở mức thấp nhất ngày 1.247,35 điểm, tương đương giảm 21,11 điểm
HỮU BẬT
08, Tháng 03, 2024 | 16:40

Nhàđầutư
Áp lực bán mạnh từ các cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm ngân hàng đã đẩy VN-Index chốt phiên ở mức thấp nhất ngày 1.247,35 điểm, tương đương giảm 21,11 điểm

Empty

VN-Index giảm điểm mạnh với thanh khoản lớn trong phiên 8/3. Ảnh minh họa: Trọng Hiếu.

VN-Index đầu phiên 8/3 đã mở "gap" khi tăng 5 điểm so với mốc tham chiếu, nhưng ngay sau đó bị bán mạnh và giao dịch dưới tham chiếu trong phần lớn phiên giao dịch sáng dưới áp lực của các mã vốn hóa lớn. Dù vậy, lực cầu vẫn khá tốt, với điểm nhấn là nhiều mã chứng khoán và bất động sản khu công nghiệp chốt phiên sáng vẫn "ngược dòng" thành công.

Tuy nhiên, áp lực từ lượng “hàng” về từ phiên giảm điểm hôm thứ 4 (6/3) đã đẩy chỉ số chính giảm một mạch hơn 18 điểm trong gần 30 phút đầu phiên chiều. VN-Index đã hồi phục bất thành trong phần còn lại của ngày giao dịch do áp lực bán lớn tiếp tục từ các mã cổ phiếu ngân hàng. Chốt phiên 8/3, chỉ số chính đóng cửa ở mốc thấp nhất ngày là 1.247,35 điểm, tương đương giảm 21,11 điểm (1,66%) so với giá tham chiếu.

Thanh khoản HoSE đạt hơn 1,34 tỷ cổ phiếu giao dịch, tương đương tổng giá trị 32.503 tỷ đồng – tăng gần 30% so với phiên giao dịch 7/3. Sắc đỏ áp đảo sàn HoSE với 408 mã giảm điểm (duy nhất 1 mã sàn), trong khi chỉ có 89 mã tăng.

Rổ cổ phiếu VN30 chốt phiên giảm đến 26,36 điểm (tương đương 2,06%) với 29 mã giảm điểm. Sự điều chỉnh từ nhóm vốn hóa lớn, đặc biệt nhóm ngân hàng, càng về cuối phiên đã khiến nỗ lực phục của VN-Index bất thành.

Theo dữ liệu, 6/10 cổ phiếu "vua" nằm trong top ảnh hưởng tiêu cực nhất đến thị trường, gồm: VPB, VCB, MBB, TCB, CTG, BID. Ngân hàng cũng là nhóm giảm điểm mạnh nhất phiên với mức giảm 2,34%, xếp sau là thực phẩm – đồ uống (-1,96%), bán lẻ (-1,85%)…

Nhóm chứng khoán cũng không thể duy trì đà tăng khi VND về lại mốc tham chiếu, nhiều mã chính cũng điều chỉnh trên 2% như HCM, MBS, SSI, VCI…

Điểm tích cực là nhiều nhóm ngành cổ phiếu vẫn duy trì sắc xanh, điển hình là phân bón với bộ đôi DCM (+3,2%), DPM (+0,3%) tăng điểm; bất động sản khu công nghiệp cũng để lại điểm nhấn với PHR (+2%), ITA (+1%), SZC (+0,8%)…

Về giao dịch của khối ngoại, nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) bán ròng 665,7 tỷ đồng, tập trung ở các mã VNM (-126,5 tỷ đồng), VPB (-106,1 tỷ đồng), KBC (-67,7 tỷ đồng)… Đây cũng là phiên giao dịch thứ 4 liên tiếp NĐTNN bán ròng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ