Ẩn số 7,1 tỉ đô la của nền kinh tế

ĐÔNG HÀ
13:54 12/01/2020

Chỉ trong tháng 12/2019 đã có 7,1 tỉ đô la Mỹ vốn nước ngoài giải ngân vào Việt Nam, đằng sau con số này vẫn còn là ẩn số.

b8ed9_anso7tidola

Foxconn đang mở rộng sản xuất sang Việt Nam. Ảnh: Reuters

Hơn 7 tỉ đô la đổ vào Việt Nam trong một tháng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (TCTK), tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân năm 2019 là 20,4 tỉ đô la, tăng 6,7% so với năm 2018. Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở chỗ con số này trong 11 tháng đầu năm chỉ là 17,6 tỉ đô la. Như vậy chỉ tính riêng trong tháng 12-2019, nguồn vốn FDI giải ngân đã đạt 2,8 tỉ đô la.

Bên cạnh đó, nguồn vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (FII) cả năm 2019 đạt 15,5 tỉ đô la, trong khi con số này trong 11 tháng đầu năm cũng chỉ là 11,2 tỉ đô la. Như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót thêm 4,3 tỉ đô la để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam trong tháng 12-2019.

Nếu tính cả vốn FDI và FII, tổng cộng đã có 7,1 tỉ đô la được các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam trong tháng cuối cùng của năm 2019.

Theo thông tin từ một số ngân hàng thì họ đã bán cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hơn 3 tỉ đô la trong tháng 12 trên tổng số 20 tỉ đô la NHNN mua được trong cả năm 2019. Diễn biến này được xem là khá bất ngờ, bởi lẽ thời điểm cuối năm tài chính các nhà đầu tư thường có xu hướng tạm dừng các hoạt động giải ngân để chốt số liệu tài chính và xin ý kiến của các cổ đông về kế hoạch kinh doanh trong năm 2020.

Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán niêm yết (Hose, Hnx và UpCom), khối ngoại bán ròng khoảng 1.000 tỉ đồng trong tháng 12 (chưa đến 45 triệu đô la). Do đó, con số 7,1 tỉ đô la ở trên vẫn đang là một ẩn số.

Liệu có phải là hệ quả từ chiến tranh thương mại?

Hệ quả của việc khối lượng tiền lớn được bơm vào nền kinh tế trong một thời gian ngắn chính là lạm phát.

Bài học lịch sử của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2008 vẫn còn nguyên giá trị.

Diễn biến lạm phát tại Việt Nam trong những tháng gần đây đang là một biến số rất khó lường trong năm 2020.

Nhìn lại thời điểm cuối năm 2018 thì có lẽ khó có thể hình dung được rằng NHNN lại mua được đến 20 tỉ đô la trong năm 2019. Bởi lẽ, đó là thời điểm mà cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang bước vào giai đoạn căng thẳng và kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái.

Khi đó, có rất nhiều quan điểm khác nhau về tác động của cuộc chiến tranh thương mại này đến thị trường tài chính, tiền tệ cũng như hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Có quan điểm cho rằng các công ty nước ngoài ở Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp của Mỹ, sẽ chuyển nhà máy sang Việt Nam để tránh bị đánh thuế.

Mặc dù vậy, cũng có quan điểm cho rằng Việt Nam sẽ không được hưởng lợi gì từ cuộc chiến tranh này, thậm chí còn bị tác động tiêu cực khi hàng hóa của Trung Quốc không tiêu thụ được sẽ tràn sang thị trường Việt Nam.

Hay có quan điểm cho rằng cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp theo sẽ có nguyên nhân xuất phát từ cuộc chiến này. Do đó, dòng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài, cả trực tiếp và gián tiếp, sẽ dịch chuyển từ các nước đang phát triển và mới nổi về các nước phát triển để trú ẩn trước cuộc suy thoái sắp diễn ra.

Bởi lẽ, trong nửa đầu của năm 2019, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) liên tục có động thái tăng lãi suất khiến cho lợi suất trái phiếu của Chính phủ Mỹ liên tục bị đảo ngược, tức lợi suất của kỳ hạn ngắn lại cao hơn kỳ hạn dài (inverted yield curve)...

Tuy nhiên, nếu nhìn vào kết quả của năm 2019, khi mà NHNN mua được 20 tỉ đô la để tăng dự trữ ngoại hối lên gần 80 tỉ đô la, cán cân thương mại thặng dư tới gần 10 tỉ đô la, thì có thể khẳng định rằng chiến tranh thương mại đã có những tác động tích cực nhất định đến Việt Nam.

Chính vì vậy, không loại trừ Việt Nam có thể tiếp tục đón thêm các dòng vốn đầu tư mới trong năm 2020, đặc biệt, khi mà Chính phủ Việt Nam đang muốn thu hút thêm vốn vào các lĩnh vực hạ tầng giao thông, sản xuất và phân phối điện cũng như tài chính ngân hàng...

Nhưng cũng bắt đầu xuất hiện những lo ngại

Con số 2,8 tỉ đô la vốn FDI giải ngân trong tháng 12 vừa qua là cao hơn rất nhiều so với mức bình quân chỉ vào khoảng 1,5 tỉ đô la của các tháng trước đó. Tuy nhiên, lại không có nhiều thông tin về các dự án quy mô lớn được triển khai trong khoảng thời gian gần đây, ngoại trừ dự án nhiệt điện Quảng Trị được Công ty Điện lực quốc tế của Thái Lan (EGATI) khởi công vào tháng 11 vừa qua và một vài thông tin về việc các công ty chuyên lắp ráp iPhone, iPod như Foxconn, Nintendo hay Goertek đã và đang dịch chuyển một phần dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam...

Mặc dù vậy, tất cả thông tin trên đều chưa rõ ràng, trong khi đó nếu nhìn vào số vốn đăng ký và số lượng dự án thì bắt đầu thấy những lo ngại. Theo đó, các dự án đăng ký đầu tư mới tại Việt Nam trong năm 2019 có số vốn bình quân chỉ vào khoảng 5 triệu đô la/dự án.

Việc các dự án có quy mô vốn nhỏ mà phần lớn lại đến từ Trung Quốc có thể cho thấy đây chỉ là các công ty được thành lập với mục đích thương mại thay vì sản xuất hàng hóa. Mục tiêu của họ sẽ là tìm cách nhập khẩu các sản phẩm từ Trung Quốc, rồi tiến hành một vài công đoạn nhỏ nhằm ghi xuất xứ tại Việt Nam để xuất khẩu sang một nước thứ ba. Đáng chú ý, nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2019 từ Trung Quốc đã tăng gần 15% so với cùng kỳ của năm 2018, trong khi xuất khẩu sang Mỹ đã tăng gần 30%.

Hàng loạt sản phẩm từ xe đạp điện, gỗ ép công nghiệp và pin mặt trời vừa qua đã bị cơ quan hải quan của Việt Nam phát hiện chưa đủ điều kiện để ghi nhận xuất xứ tại Việt Nam. Diễn biến này nếu không được kiểm soát chặt chẽ có thể khiến nhiều mặt hàng khác của Việt Nam sẽ phải chịu rủi ro không đáng có nếu Mỹ áp thuế lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.

Trong khi đó, việc nguồn vốn đầu tư FII lên tới 4,3 tỉ đô la trong tháng 12 nhưng lại không có các thương vụ lớn được công bố cũng khiến tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Việc các nhà đầu tư nước ngoài thực ra đang bán ròng trên thị trường niêm yết cho thấy nguồn vốn trên sẽ được thực hiện thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A).

Tuy nhiên, nguồn vốn này được giải ngân vào dự án nào và lĩnh vực gì thì hiện nay cũng chưa được công bố. Khả năng rất cao là đến từ hoạt động M&A trong việc chuyển nhượng các dự án bất động sản, bởi đây vốn là các dự án nhạy cảm và rất ít nhà đầu tư muốn công bố công khai.

Hệ quả của việc khối lượng tiền lớn được bơm vào nền kinh tế trong một thời gian ngắn chính là lạm phát. Bài học lịch sử của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2008 vẫn còn nguyên giá trị. Diễn biến lạm phát tại Việt Nam trong những tháng gần đây đang là một biến số rất khó lường trong năm 2020, mặc dù nguyên nhân chính là do sự tăng giá của thịt heo.

Việc đón thêm khối lượng vốn khổng lồ trong thời gian gần đây có thể sẽ là tác nhân tiếp theo, sau giá thịt heo, đẩy CPI của Việt Nam tăng cao trong năm 2020.

(Theo TBKTSG)

  • Cùng chuyên mục
Chủ tịch DIC cam kết quý II có kết quả tốt để báo cáo cổ đông

Chủ tịch DIC cam kết quý II có kết quả tốt để báo cáo cổ đông

Chủ tịch DIC Corp ước tính quý I/2025 lãi 10 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với khoản lỗ năm ngoái, cam kết điểm rơi lợi nhuận quý II có kết quả tốt. Đồng thời, dự định huy động 1.800 tỷ đồng từ phát hành 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 12.000 đồng/cp.

Tài chính - 18/04/2025 17:52

Chủ tịch SSI: ‘Sẽ tham gia tài sản số nếu an toàn và hiệu quả’

Chủ tịch SSI: ‘Sẽ tham gia tài sản số nếu an toàn và hiệu quả’

SSI lên kế hoạch lãi 4.252 tỷ đồng năm nay, tăng 20% và lập kỷ lục mới. Quý I, công ty đã thực hiện 24% kế hoạch lợi nhuận, lãnh đạo doanh nghiệp bày tỏ tự tin hoàn thành.

Tài chính - 18/04/2025 16:01

Ông Vũ Văn Tiền:‘Thời đại số hoá rồi, ngân hàng không cần phải đông người'

Ông Vũ Văn Tiền:‘Thời đại số hoá rồi, ngân hàng không cần phải đông người'

Trong phần chia sẻ hơn 10 phút với cổ đông, ông Vũ Văn Tiền – Phó Chủ tịch HĐQT ABBank đã chỉ ra những điểm còn hạn chế, đồng thời cũng hé lộ những định hướng thời gian tới của ngân hàng.

Tài chính - 18/04/2025 13:44

CII trần tình nghịch lý ‘đầu tư càng lớn càng lỗ’ của doanh nghiệp BOT

CII trần tình nghịch lý ‘đầu tư càng lớn càng lỗ’ của doanh nghiệp BOT

CII sẽ đầu tư mạnh để đón đầu “thời kỳ vàng” phát triển hạ tầng đất nước. Doanh nghiệp đang xúc tiến dự án mở rộng cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.

Tài chính - 18/04/2025 11:19

Hòa Phát chi 14.000 tỷ đầu tư dự án sản xuất đường ray

Hòa Phát chi 14.000 tỷ đầu tư dự án sản xuất đường ray

Ông Trần Đình Long cho biết Tập đoàn Hòa Phát có dự án mới sản xuất ray đặt tại Khu liên hợp Gang thép Dung Quất 2, tổng mức đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng, phấn đấu tháng 5/2027 có sản phẩm đường ray đầu tiên.

Tài chính - 17/04/2025 15:01

Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây

Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây

Quý I/2025, doanh thu Tập đoàn Hòa Phát đạt 37.000 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng 3.300 tỷ đồng, tăng 15%. Xét theo quý, đây là kết quả lợi nhuận cao nhất của Tập đoàn tính từ quý III/2022 trở lại.

Tài chính - 17/04/2025 10:37

Novaland muốn phát hành gần 100 triệu cổ phiếu ESOP

Novaland muốn phát hành gần 100 triệu cổ phiếu ESOP

Novaland trình phát hành gần 100 triệu cổ phiếu ESOP thay các đợt phát hành chưa triển khai trong 3 năm qua. Doanh nghiệp đang tuyển hơn 1.000 nhân sự chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng sắp tới.

Tài chính - 17/04/2025 10:36

SSI Research: Nhóm tài chính sẽ bị các ETF bán mạnh

SSI Research: Nhóm tài chính sẽ bị các ETF bán mạnh

SSI Research dự báo nhóm tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm thuộc VN30 sẽ bị các ETF bán hàng triệu đơn vị, hạn cuối cơ cấu danh mục là 25/4.

Tài chính - 17/04/2025 09:46

Đề xuất ưu đãi vượt trội cho ngân hàng nước ngoài vào Trung tâm tài chính

Đề xuất ưu đãi vượt trội cho ngân hàng nước ngoài vào Trung tâm tài chính

Để phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và Đà Nẵng, các chuyên gia đề xuất, cần nhiều cơ chế vượt trội liên quan đến hạ tầng tài chính, công nghệ, ưu đãi cho ngân hàng nước ngoài chuyển trụ sở, chi nhánh vào Việt Nam.

Tài chính - 16/04/2025 16:34

Phát Đạt hoàn tất hoán đổi khoản vay 30 triệu USD với đối tác ngoại

Phát Đạt hoàn tất hoán đổi khoản vay 30 triệu USD với đối tác ngoại

Phát Đạt đã chuyển đổi khoản vay 30 triệu USD thành cổ phiếu giúp giảm áp lực nợ đáng kể, bởi nếu không hoàn thành trước 23/4 thì sẽ phải thanh toán khoản vay trước ngày 24/9.

Tài chính - 16/04/2025 14:40

BVBank trình phương án chuyển sàn năm thứ 3 liên tiếp

BVBank trình phương án chuyển sàn năm thứ 3 liên tiếp

BVBank sẽ thực hiện chuyển sàn năm nay để đón đầu các triển vọng khởi sắc sắp tới. Đồng thời, ngân hàng chào bán tiếp cổ phiếu cho cổ đông và ESOP để tăng vốn lên 7.676 tỷ đồng.

Tài chính - 16/04/2025 08:23

Chủ tịch FPT: Bằng mọi giá thực hiện mục tiêu lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 21%

Chủ tịch FPT: Bằng mọi giá thực hiện mục tiêu lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 21%

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình khẳng định mục tiêu kinh doanh năm 2025 dù khó khăn, song Tập đoàn sẽ cố gắng thực hiện bằng mọi giá.

Tài chính - 15/04/2025 17:40

Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu

Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu

Giá lao dốc sau biến cố thuế quan, nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch mua lại cổ phiếu bất chấp việc giảm vốn. Các lãnh đạo cũng dự chi hàng chục tỷ gom cổ phiếu.

Tài chính - 15/04/2025 13:16

Lãnh đạo Chứng khoán MB: Thời kỳ Tổng thống Donald Trump 2.0 mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn

Lãnh đạo Chứng khoán MB: Thời kỳ Tổng thống Donald Trump 2.0 mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn

Dù TTCK trong nước đã có những biến động do sự kiện áp thuế đối ứng, song HĐQT Chứng khoán MB nhìn nhận vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi và thông tin hỗ trợ tích cực như Chính phủ giảm chi phí, thuế, nâng hạng thị trường chứng khoán...

Tài chính - 15/04/2025 12:50

Chuyên gia ACBS: Nhà đầu tư không nên 'lướt sóng' cổ phiếu

Chuyên gia ACBS: Nhà đầu tư không nên 'lướt sóng' cổ phiếu

Bà Đỗ Minh Trang, Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng nhà đầu tư cá nhân không nên tham gia lướt sóng hay sử dụng margin vào lúc này vì rủi ro biến động giá vẫn rất cao.

Tài chính - 15/04/2025 10:47

Sớm áp dụng APA để gỡ điểm nghẽn về xác định giá giao dịch liên kết

Sớm áp dụng APA để gỡ điểm nghẽn về xác định giá giao dịch liên kết

Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) là một biện pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng để giải quyết hữu hiệu vấn đề "chuyển giá".

Tài chính - 15/04/2025 07:41