Agribank: Nỗ lực tháo gỡ khó khăn để sớm cổ phần hóa

Nhàđầutư
Mặc dù lãnh đạo Agribank rất nỗ lực để thực hiện cổ phần hóa (CPH), nhưng xem ra với những vướng mắc về việc phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất hiện nay và dự kiến việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài khi IPO sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian tới.
PHONG CẦM
29, Tháng 05, 2021 | 07:33

Nhàđầutư
Mặc dù lãnh đạo Agribank rất nỗ lực để thực hiện cổ phần hóa (CPH), nhưng xem ra với những vướng mắc về việc phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất hiện nay và dự kiến việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài khi IPO sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Còn 109/2.174 cơ sở nhà đất chưa được phê duyệt

Kể về câu chuyện CPH của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thon Việt Nam (Agribank) với PV Nhadautu.vn, ông Phùng Văn Hưng Quang, Kế toán trưởng Agribank (từng là Trưởng ban CPH Agribank) cho biết, thực ra câu chuyện CPH Agribank khởi thủy từ năm 2007. Nhưng sau đó xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nên lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất với Chính phủ tạm dừng việc CPH đối với Agribank. Sau đó, 3 NHTM Nhà nước còn lại đã hoàn thành CPH, còn với Agribank, hiện giờ mới bắt đầu thực hiện.

Tru+so+Agribank

Hiện, Agribank vẫn còn 109/2.174 cơ sở nhà đất chưa được phê duyệt.

Ông Quang cũng cho biết, đúng như một số thông tin công bố, khó khăn lớn nhất khi CPH đó chính là việc xử lý tài sản công, mà cụ thể ở đây chủ yếu là vấn đề đất đai. “Đất đai đúng là vấn đề khó khăn lớn nhất khi Agribank CPH. Vì nếu không được phê duyệt phương án sử dụng đất thì NHNN không thể ra quyết định CPH cho Agribank”, ông Quang nói.

Theo ông Quang, đất đai của Agribank có đặc thù khác hẳn với các NHTM Nhà nước khác. Hầu như 100% các chi nhánh tại các huyện ngày xưa chủ yếu nhận bàn giao trực tiếp từ NHNN. Các huyện vùng sâu, xa khi nhận bàn giao đất đai và giấy tờ đều thuộc nhà nước. “Ngày đó, giấy tờ, sổ sách và thủ tục để hoàn thiện pháp lý đất đai, các chi nhánh hầu như không để ý để thực hiện. Chính vì vậy, quá trình thực hiện gặp nhiều vướng mắc. Đặc biệt là tại hai địa bàn Hà Nội và TP.HCM. Hiện, Hà Nội đã cơ bản xong, nhưng tại TP.HCM còn nhiều vướng mắc, vì có một số đất đai từ chế độ cũ chuyển sang, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh …”, ông Quang chia sẻ.

Đến nay, Agribank vẫn còn 109 cở sở nhà đất chưa được phê duyệt trên tổng số 2.174 cơ sở nhà đất (tổng diện tích là gần 3 triệu m2 đất). Tức là số lượng nhà đất của Agribank chưa được phê duyệt chiếm tỷ lệ thấp, chỉ khoảng 5%.
Tuy vậy, đây là những mảnh đất “xương xẩu” nhất, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh, hiện trạng thực tế so với hồ sơ còn sai lệch hoặc có tranh chấp, hoặc nhiều lý do khác nhau do lịch sử để lại…

Ông Quang khẳng định, nếu được phê duyệt phương án sử dụng đất trong năm nay thì NHNN mới có thể ban hành quyết định CPH. Khi có quyết định CPH, thì phải tới năm 2024, Agribank mới hoàn thành CPH và chuyển sang hoạt động theo mô hình mới là ngân hàng thương mại cổ phần.

“Để CPH, tất cả các bước chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ. Đặc biệt là tập trung xử lý về tài chính, trong đó có những vấn đề về tái cấu trúc hoạt động của các công ty con, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, xử lý nợ xấu, tập trung thu hồi nợ đã xử lý rủi ro... Điều quan trọng, khi hoàn thành CPH sẽ chuyển từ mô hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty đại chúng. Do đó, đòi hỏi năng lực tài chính, tính minh bạch, cơ chế hoạt động… phải chuyên nghiệp hơn. Chính vì vậy, Agribank đã thành lập Ban CPH để làm đầu mối điều phối các công việc chuẩn bị trước cho quá trình CPH Agribank, đảm bảo đến khi NHNN có quyết định CPH là thực hiện được ngay”, ông Quang nói.

Ông Chu Mạnh Hùng, Phó trưởng Ban CPH Agribank cho biết thêm, trong giai đoạn 2016-2020, khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 58 và sau đó là Quyết định 991, Agribank đã rất quyết liệt, chủ động triển khai các bước trong quá trình chuẩn bị CPH, đặc biệt là sớm trình phương án sử dụng đất để cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nhưng, ông Hùng cũng thừa nhận, đất đai của Agribank là vấn đề rất phức tạp vì đa dạng về nguồn gốc hình thành, trải qua nhiều giai đoạn phát triển của Agribank khác nhau từ khi mới được thành lập đến nay (từ NHNN chuyển sang, hình thành từ việc nhận chuyển nhượng lại và phát triển thêm các cơ sở vật chất...). Do đó, hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản là đất đai rất đa dạng, phức tạp và khác nhau, không thể xử lý trong một sớm, một chiều được.

Vì thế, hiện nay, việc phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất của Agribank hiện vẫn chưa hoàn thành. “Thực tế thì không chỉ Agribank mà nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước được Chính phủ yêu cầu CPH trong giai đoạn 2016-2020 hiện cũng chưa có một tập đoàn, tổng công ty lớn nào hoàn thành và cũng gặp những khó khăn, vướng mắc như Agribank”, ông Hùng nói.

Ông Hùng cho biết, đến nay, Agribank vẫn còn 109 cở sở nhà đất chưa được phê duyệt trên tổng số 2.174 cơ sở nhà đất (tổng diện tích là gần 3 triệu m2 đất). Tức là số lượng nhà đất của Agribank chưa được phê duyệt chiếm tỷ lệ thấp, chỉ khoảng 5%. Tuy vậy, đây là những mảnh đất “xương xẩu” nhất, hồ sơ pháp lý chưa hoàn chỉnh, hiện trạng thực tế so với hồ sơ còn sai lệch hoặc có tranh chấp, hoặc nhiều lý do khác nhau do lịch sử để lại…

“Để xử lý 109 cơ sở nhà đất này, Agribank thường xuyên chủ động báo cáo, giải trình với NHNN và Bộ Tài chính để phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất sớm được phê duyệt trong thời gian tới để đẩy nhanh tiến độ CPH”, ông Hùng nói.

Tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược khi IPO - nhiệm vụ “bất khả thi”

Ngoài việc phương án sử dụng đất chưa được phê duyệt, ông Chu Mạnh Hùng, Phó trưởng Ban CPH Agribank cũng cho biết, qua nghiên cứu, khảo sát và làm việc với tư vấn, dự kiến việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược khi IPO đang rất khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

Theo ông Hùng, ba NHTM Nhà nước đã CPH là Vietinbank, Vietcombank, BIDV trước đây khi CPH mặc dù thị trường tài chính rất thuận lợi nhưng cũng phải mất 3-8 năm sau khi IPO mới có thể tìm được nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

Cụ thể như Vietcombank và Vietinbank tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược mất 3 năm và gần đây nhất là BIDV, dù hoàn thành CPH từ năm 2011, nhưng đến tận năm 2019 mới tìm được nhà đầu tư chiến lược, vậy là mất 8 năm.

Trao đổi với Nhadautu.vn, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cho biết, dù Agribank có nỗ lực tiếp xúc, làm việc thì việc kiếm được nhà đầu tư chiến lược khi IPO như chỉ đạo của cơ quan chức năng là điều rất khó. Trong khi đó, việc có hay không có nhà đầu tư chiến lược ngay khi IPO sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình CPH một ngân hàng.

“Thực ra, trong quá trình CPH không nhất thiết phải có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Theo Nghị định 140 của Chính phủ vừa ra và cả Nghị định 126 năm 2017 trước đây, Thủ tướng là người sẽ cho phép Agribank có hay không có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài khi IPO”, ông Thành nói.

Theo một số chuyên gia tài chính, lý do trong giai đoạn 2016-2020, Chính phủ yêu cầu các ngân hàng khi CPH bắt buộc phải tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược mục đích là khi có nhà đầu tư chiến lước nước ngoài, ngân hàng sẽ thay đổi về chất, có nhà đầu tư chiến lược nước ngoài sẽ giúp tăng cường năng lực tài chính, thêm trình độ quản trị, công nghệ và tăng tính minh bạch.

“Riêng với Agribank, trong bối cảnh này, việc tìm kiếm được nhà đầu tư chiến lược nước ngoài ngay khi IPO là điều bất khả thi”, một chuyên gia xin giấu tên cho biết.

Theo chuyên gia này, đối với Agribank, theo quy định hiện nay, mức sàn nhà nước chiếm tỷ lệ từ 65% vốn điều lệ trở lên, 20% bán vốn công khai và dự kiến 5% bán nội bộ (người lao động và tổ chức công đoàn), nên chỉ còn một room rất nhỏ là khoảng 10% cho nhà đầu tư chiến lược. Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngân hàng nói riêng, họ muốn room phải mở rộng hơn thì mới thu hút được sự quan tâm của họ. Do đó, theo tính toán như trên, việc dành tỷ lệ nhỏ là 10% vốn cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đã rất khó để thu hút họ tham gia.

Thực tế cho thấy, các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài hiện nay đang đầu tư vào các ngân hàng Việt Nam chủ yếu đến từ Nhật, Hàn Quốc, Singapore, nhiều nhà đầu tư đã tham gia làm cổ đông chiến lược của các ngân hàng tại Việt Nam rồi nên không thể tham gia làm nhà đầu tư chiến lược của Agribank.

Đối với các nhà đầu tư từ châu Âu và Hoa Kỳ hầu như không có. Lý do, theo các chính sách mới về tỷ lệ an toàn vốn khi đầu tư vào khu vực Đông Nam Á, chi phí vốn sẽ rất lớn nên gần như các nhà đầu tư Mỹ hay châu Âu ít khi tham gia. Hơn nữa, hiện theo quy định của Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu, trong thời gian tới các định chế tài chính châu Âu cũng khó khăn trong việc đầu tư vốn vào các ngân hàng thương mại nhà nước.

Trở lại với vấn đề CPH Agribank, ông Chu Mạnh Hùng, Phó trưởng Ban CPH Agribank cho biết, Agribank sẽ tiếp tục báo cáo các khó khăn, vướng mắc với NHNN và Chính phủ. “Chúng tôi đang dự kiến thời gian tới sẽ làm việc với Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp của Chính phủ để báo cáo và xin định hướng sớm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho việc CPH của Agribank được thuận lợi sau này”, ông Hùng nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ