ADB dự báo GDP Việt Nam vẫn tăng 3,8% năm nay và 6,5% năm 2022

Nhàđầutư
ADB vừa hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 và 2022 xuống còn lần lượt là 3,8% và 6,5%, thấp hơn so với báo cáo hồi tháng 7 là 5,7% và 6,7%. Cơ quan này khẳng định tin tưởng vào tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.
N.THOAN
22, Tháng 09, 2021 | 14:26

Nhàđầutư
ADB vừa hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 và 2022 xuống còn lần lượt là 3,8% và 6,5%, thấp hơn so với báo cáo hồi tháng 7 là 5,7% và 6,7%. Cơ quan này khẳng định tin tưởng vào tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.

ADB-tang-truong-VN-2021

ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống còn 3,8% năm 2021 và 6,5% năm 2022. Ảnh: ADB.

Ngày 22/9, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2021-2022. Theo đó, đơn vị này đã hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 và 2022 xuống còn lần lượt là 3,8% và 6,5%, thấp hơn so với báo cáo hồi tháng 7 lần lượt là 5,7% và 6,7%. Tuy nhiên, ADB cũng khẳng định: "Tin tưởng vào tăng trưởng Việt Nam trong trung và dài hạn".

Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng ADB cho biết những khó khăn trước mắt mà Việt Nam phải đối mặt là dịch bệnh COVID-19, cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân cũng như hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch.

Đánh giá chung về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 8 tháng đầu năm, đại diện ADB cho rằng nhìn chung tăng trưởng vẫn ở mức tích cực nhưng đã chậm lại. So với mặt bằng chung các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam vẫn sẽ đạt tăng trưởng dương và ở mức khả quan.

Về lạm phát năm 2021 sẽ không có biến động mạnh, duy trì ở mức khoảng 2,8%, không có nhiều áp lực cho lạm phát từ nay tới cuối năm.  

Đối với hệ thống ngân hàng, nợ xấu là một trong những thách thức lớn. ADB nhận định NHNN sẽ tiếp tục duy trì chính sách tín dụng mở rộng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Cần đa dạng nguồn vốn ngoài ngân hàng

Trước những lo ngại về tỷ lệ nợ công Việt Nam tăng nhanh trong giai đoạn dịch bệnh, còn rất ít dư địa để hỗ trợ tăng trưởng, ông Andrew Jeffries, Giám đốc ADB Việt Nam cho rằng nợ công hiện tại chưa đáng lo ngại. Ngoài những chỉ tiêu cơ bản cũng cần nhìn rộng ra rằng, Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển nên việc tăng huy động vốn để phục vụ đầu tư là cần thiết. Đại diện ADB lưu ý rằng, trước những rủi ro về nợ xấu với hệ thống ngân hàng thời gian tới thì Chính phủ cần những kênh huy động vốn khác để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi.

Khảo sát của ADB cho hay chi tiêu của Chính phủ Việt Nam trong thời gian vừa qua ở mức khiêm tốn so với các nước trong khu vực, gần như thấp nhất, dẫn tới khó kích cầu trong nước và hỗ trợ nền kinh tế.

Theo đó, đại diện ADB nhấn mạnh tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 và 2022 phụ thuộc rất lớn vào khả năng hỗ trợ tức thời của Chính phủ với người dân và doanh nghiệp. 

"Hệ thống ngân hàng gần như đã làm hết sức mình với dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2021 khoảng 12% và nhiều chính sách như cơ cấu lại nợ, hỗ trợ giảm lãi suất điều hành, giảm lãi suất cho vay. Dự kiến lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ giảm 1 tỷ USD trong năm 2021. Tuy nhiên, vẫn chưa có những cơ chế đặc thù để hỗ trợ doanh nghiệp", ông Cường nói.

Theo đó, để tránh áp lực quá tải lên hệ thống tín dụng, đại diện ADB khuyến cáo Chính phủ cần chú trọng cả những kênh huy động vốn khác ngoài ngân hàng.

Ví dụ, trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, nhiều doanh nghiệp có khả năng sản xuất nhưng lại không đủ điều kiện đi vay ngân hàng với những yêu cầu khắt khe trong tài sản bảo đảm. Khi ngân hàng cũng không thể hạ chuẩn cho vay thì cần một cơ chế hỗ trợ từ Chính phủ bằng các quỹ bảo lãnh tín dụng.

"Dù các địa phương đã có các quỹ bảo lãnh tín dụng nhưng hoạt động thiếu hiệu quả khi doanh nghiệp tiếp cận vốn qua quỹ này cần điều kiện không khác gì đi vay ngân hàng. Vì vậy, cần một cơ chế bảo lãnh tín dụng đặc biệt. Hiện nay nhiều nguồn vốn từ bên ngoài muốn vào hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nhưng chưa có cơ chế", đại diện ADB cho biết.

Về nhận định cho rằng dòng vốn nước ngoài đang rút dần khỏi Việt Nam trước tác động của đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ 4, ông Andrew đánh giá trong trung và dài hạn Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn về đầu tư, tiếp tục hưởng lợi từ chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Đứt gãy chuối cung ứng là hiện tượng chung diễn ra trên toàn thế giới nên việc một số đơn hàng FDI rút khỏi Việt Nam chỉ là đơn lẻ và có tính thời điểm.

Ông Nguyễn Minh Cường cùng chung nhận định, cho rằng việc FDI rút khỏi Việt Nam không thể coi là xu hướng mà chỉ ở một số doanh nghiệp do đứt gãy chuỗi cung ứng. Còn đầu tư FDI là vấn đề trung và dài hạn, không thể nói rút là rút trong một sớm một chiều và cũng chưa có cơ sở để cho rằng nhà đầu tư nước ngoài đang rút khỏi Việt Nam.

Tuy nhiên, đại diện ADB cũng khẳng định, một điểm mà Việt Nam rất cần lưu ý là tuy có độ mở nền kinh tế cao nhưng Việt Nam lại tham gia chuỗi cung ứng ở bậc thấp, số lượng lớn nhưng chất lượng lại khống đáng kể. Điều này cần tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ