9 sự kiện nổi bật của ngành Công thương trong năm 2018
Thông qua Luật Cạnh tranh, cắt giảm điều kiện kinh doanh, sắp xếp lại bộ máy, hoàn thành đạt và vượt mức tất cả các chỉ tiêu được giao, chính thức vận hành thương mại Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn… là những sự kiện nổi bật của ngành Công Thương năm 2018.
Bộ Công Thương vừa công bố 9 sự kiện nổi bật của ngành Công Thương trong năm 2018. Cụ thể:
1. Tổng Bí thư tới thăm, làm việc tại Bộ Công Thương, đặt ra các yêu cầu, nhiệm vụ, định hướng chiến lược trong phát triển của toàn Ngành thời gian tới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc làm việc với cán bộ Bộ Công Thương.
Ngày 11/7/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và làm việc với Bộ Công Thương.
Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá Ban Cán sự đảng và đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Bộ Công Thương đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, quyết tâm, nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; chú trọng công tác xây dựng nội bộ, có nhiều tìm tòi, sáng kiến trong lãnh đạo, điều hành; tăng cường đoàn kết nội bộ trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ.
Tổng Bí thư hoan nghênh và biểu dương những kết quả, thành tích của ngành Công Thương đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay; đồng thời yêu cầu toàn ngành tập trung vào những hướng nhiệm vụ chiến lược trong bối cảnh mới, không được chủ quan mà phải phát huy khí thế mới, quyết tâm mới để tiếp tục phát triển đi lên.
2. Quá trình tái cơ cấu, đổi mới phương thức quản lý của Bộ Công Thương tiếp tục những bước đi vững chắc và đạt được kết quả tích cực
Với trọng tâm xuyên suốt từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV tới nay, năm 2018 tiếp tục ghi nhận những nỗ lực cải cách của Bộ Công Thương trong công tác sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, bố trí lại cán bộ theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả; Cùng với đó là tập trung vào công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, thực hiện cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và thực hiện Chính phủ điện tử. Lấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và sự hài lòng của người dân là mục tiêu, là tiêu chí để đánh giá kết quả của quá trình đổi mới.
Với việc cắt giảm 677/1216 điều kiện của 27 ngành, nghề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương trong năm 2017 và đầu năm 2018 (chiếm tỷ lệ 55,5% tổng số điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ), năm 2018 Bộ Công Thương đã tiếp tục rà soát, ban hành Quyết định số 3720/QĐ-BCT ngày 11/10/2018 về Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2019 - 2020. Theo đó, tiếp tục đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa và chuyển hậu kiểm 202 điều kiện trên tổng số 561 điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ (tương đương với 36%), nâng tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương dự kiến đạt 72,1%.
Về đơn giản hóa thủ tục hành chính và thực hiện dịch vụ công trực tuyến, trong năm 2018, Bộ tiến hành bãi bỏ, đơn giản hóa 54 TTHC thuộc 10 lĩnh vực được quy định tại 19 văn bản quy phạm pháp luật.
Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả 293 TTHC thực hiện ở cấp Trung ương đã được Bộ Công Thương triển khai ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 trở lên; trong đó, có 143 DVCTT ở mức độ 3 và mức độ 4 được tích hợp trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ, kết nối 07 DVCTT với Cổng thông tin một cửa quốc gia, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp.
3. Quốc hội khóa XIV tại Kỳ họp thứ 5 thông qua Luật Cạnh tranh sửa đổi
Ngày 12/6/2018, Luật Cạnh tranh 2018 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5 với 95,28% đại biểu biểu quyết tán thành thông qua. So với Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Cạnh tranh 2018 được xây dựng dựa trên sự kết hợp chặt chẽ giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp lý, trong đó nhấn mạnh yêu cầu tăng cường hiệu quả thực thi.
Luật Cạnh tranh mới có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng như: (i) Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; (ii) Hoàn thiện quy định kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và bổ sung quy định về chính sách khoan hồng nhằm tăng cường hiệu quả thực thi; (iii) Bổ sung tiêu chí xác định sức mạnh thị trường đáng kể làm cơ sở xác định doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền; (iv) Thay đổi căn bản cách tiếp cận để hoàn thiện các quy định kiểm soát tập trung kinh tế; (v) Hoàn thiện quy định kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh; (vi) Tổ chức lại cơ quan cạnh tranh để tăng cường hiệu quả thực thi; và (vii) Hoàn thiện quy định về trình tự, thủ tục trong tố tụng cạnh tranh.
Luật Cạnh tranh 2018 được ban hành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thực thi, góp phần tạo lập, duy trì và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên thị trường, từ đó tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, phân bổ hiệu quả các nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Ngành Công Thương hoàn thành đạt và vượt mức tất cả các chỉ tiêu được giao trong kế hoạch năm 2018, trong đó một số chỉ tiêu vượt ở mức cao
Năm 2018, ngành Công Thương đã thực hiện đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao đều đã thực hiện đạt và vượt.
Trong đó một số chỉ tiêu vượt ở mức cao. Xuất khẩu đạt qui mô kim ngạch khoảng 244,7 tỷ USD, tăng 13,8% (là mức rất cao so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra 7 - 8%) trong bối cảnh nguồn cung trên thị trường thế giới dư thừa, các nước nhập khẩu ngày càng siết chặt hàng rào phi thuế quan, bảo hộ trong nước gia tăng. Xuất siêu cả năm dự kiến đạt mức kỷ lục 7,2 tỷ USD (cao gần gấp 3 lần so với năm 2017), bảo đảm duy trì thặng dư cán cân thương mại 3 năm liên tiếp.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục mức tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP chung của cả nền kinh tế.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2018 tăng 10,2%, vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đã được đặt ra từ đầu năm (tăng 9%), đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,3%, là mức cao nhất trong vòng 7 năm gần đây, tiếp tục khẳng định là động lực chính cho tăng trưởng toàn ngành công nghiệp và tăng trưởng kinh tế cả nước.
5. Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam tăng 37 bậc, xếp thứ 27 thế giới, thứ 4 ASEAN

Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam tăng 37 bậc, xếp thứ 27 thế giới, thứ 4 ASEAN
Theo kết quả đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại báo cáo Doing Business 2019, chỉ số tiếp cận điện năng năm 2018 của Việt Nam đã thăng hạng vượt bậc, được xếp ở mức xếp hạng cao nhất từ trước đến nay, đạt 87,94 điểm, đứng ở vị trí 27 trên tổng số 190 quốc gia/nền kinh tế, tăng tới 37 bậc so với xếp hạng năm 2017, và được tính vào chỉ số có cải thiện tốt nhất trong 10 chỉ số của nền kinh tế.
Đây cũng là năm thứ 5 liên tiếp, chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam được cải thiện về vị trí và được coi là nền kinh tế có chỉ số Tiếp cận điện năng cải thiện vị trí nhiều nhất trong khu vực (từ hạng 156 năm 2013 lên hạng 27 năm 2018).
Theo xếp loại hiện nay thì Việt Nam đã vượt qua Philippines và hiện đứng thứ 4 khu vực ASEAN - tức nằm trong nhóm ASEAN-4.
6. Quốc hội khóa XIV tại Kỳ họp thứ 6 phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với tỷ lệ phiếu tuyệt đối của đại biểu Quốc hội thông qua, hoàn tất quá trình đàm phán, ký kết và chính thức đưa Hiệp định vào thực thi

Chính thức từ hôm nay 14/1, Hiệp định CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam.
Ngày 12/11/2018, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, với 469/469 đại biểu có mặt, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan. Như vậy, sau quá trình nhiều năm đàm phán và được 11 nước thành viên chính thức ký kết tại Chile vào ngày 9/3/2018, Việt Nam đã hoàn tất các thủ tục pháp lý và là một trong 7 nước đầu tiên phê chuẩn thông qua Hiệp định này, đưa Hiệp định chính thức đi vào thực hiện từ ngày 14/1/2019.
Việc tham gia và sớm phê chuẩn Hiệp định CPTPP giúp nước ta thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Đồng thời, việc thực hiện Hiệp định này sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn trong giai đoạn tới.
7. Thành lập Tổng cục Quản lý thị trường: Hướng tới chính quy, hiện đại, tinh gọn và hiệu quả
Ngày 10/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương.
Theo đó, Tổng cục Quản lý thị trường được tổ chức theo hệ thống ngành dọc, tập trung, thống nhất và bảo đảm phù hợp với khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh Quản lý thị trường. Việc thành lập Tổng cục Quản lý thị trường là một bước quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh, người tiêu dùng, góp phần tích cực phát triển kinh tế, xã hội và đời sống người dân.
8. Chính thức vận hành thương mại Liên họp Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Ngày 23/12/2018, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã chính thức được đi vào vận hành thương mại
Ngày 23/12/2018, Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã chính thức được đi vào vận hành thương mại dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, Nhật Bản và Cô-oét.
Đây là công trình trọng điểm quốc gia, có quy mô xây dựng và tổng mức đầu tư lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay (trên 9 tỷ USD) với công suất giai đoạn 1 là 200.000 thùng dầu thô/ngày, hoàn thành và vận hành thương mại sau 5 năm thi công.
Kể từ tháng 6/2018, khi tất cả các phân xưởng công nghệ đã được khởi động thành công theo quy trình, đến nay Nhà máy đã chế biến khoảng 5 triệu tấn dầu thô để đã sản xuất ra những sản phẩm thương mại đầu tiên gồm xăng RON 92, RON 95 và dầu diesel để cung ứng cho thị trường.
Theo kế hoạch, khi đạt 100% công suất vận hành, tương đương 10 triệu tấn dầu thô/năm, đáp ứng được 40% thị trường nhiên liệu trong nước, các sản phẩm hóa dầu chiếm khoảng 17% tổng sản lượng sẽ được xuất bán ở thị trường nước ngoài.
Cùng với Nhà máy lọc dầu Dung Quất, sản lượng xăng dầu cung cấp từ 2 nhà máy lọc dầu sẽ đáp ứng khoảng 80 - 90% nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu.
9. Một số sản phẩm quan trọng của ngành công nghiệp chế tạo đã được các doanh nghiệp kinh tế tư nhân của Việt Nam sản xuất và chính thức có mặt trên thị trường
Với việc thực hiện chủ trương phát triển khu vực kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, năm 2018 ghi nhận những dấu ấn nổi bật của một số doanh nghiệp tư nhân trong việc trực tiếp sản xuất và đưa ra thị trường một số sản phẩm công nghệ cao, chất lượng cao.
Điển hình là việc lần đầu tiên có một doanh nghiệp Việt Nam là VinFast thuộc Tập đoàn VinGroup đã đưa sản phẩm xe ô tô sang trưng bày tại Paris Motor Show, một trong những triển lãm ô tô danh giá nhất thế giới vào đầu tháng 11 năm 2018, và ngay sau đó đã chính thức đưa 3 dòng xe ô tô do mình sản xuất ra thị trường.
Ngay sau đó, cũng một đơn vị thuộc VinGroup đã đưa hoàn thành việc sản xuất và mở bán 4 dòng sản phẩm điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart ra tiêu thụ trên thị trường.
Những thành công của VinGroup và nhiều doanh nghiệp tư nhân khác của Việt Nam trong năm 2018 cho thấy chủ trương của Đảng đã lan tỏa và được triển khai thực hiện trong thực tiễn với những kết quả rất tích cực. Đây là cơ sở để ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung có thể đẩy nhanh được quá trình tái cơ cấu, nâng cao sức cạnh tranh và thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo các Nghị quyết của Trung ương Đảng đã đề ra.
- Cùng chuyên mục
Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ
Ngày 8/5, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Petrolimex cho biết, Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường dù ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc vừa bị Bộ Tài chính tạm đình chỉ chức vụ.
Sự kiện - 08/05/2025 12:09
'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'
Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sự kiện - 08/05/2025 09:49
Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư
Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang cho biết, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đang là rào cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, thủ tục này làm tăng thời gian khoảng từ 2-5 năm và chi phí chuẩn bị đầu tư, khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh do chờ đợi phê duyệt.
Sự kiện - 08/05/2025 09:02
Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ
Các doanh nghiệp cho biết từ nay tới tháng 6/2025 sẽ tăng cường làm việc với các đối tác Mỹ để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.
Sự kiện - 08/05/2025 08:14
Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'
Đại sứ Marc Knapper đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ.
Sự kiện - 08/05/2025 06:56
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam
Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.
Sự kiện - 07/05/2025 22:44
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 07/05/2025 06:00
Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Sự kiện - 06/05/2025 19:08
Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.
Sự kiện - 06/05/2025 17:11
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.
Sự kiện - 06/05/2025 15:36
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam
Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện - 06/05/2025 13:50
'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'
Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.
Sự kiện - 06/05/2025 13:15
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
5
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago