60 dự án bị đề xuất thanh tra: Chỉ đình chỉ dự án có vi phạm

Nhàđầutư
Theo Bộ Tài chính, trong số 60 dự án, dự án nào có dấu hiệu vi phạm điều 118 Luật Đất đai mới đề nghị đình chỉ, chứ không phải đình chỉ toàn bộ 60 dự án này.
ANH MAI
17, Tháng 05, 2017 | 21:27

Nhàđầutư
Theo Bộ Tài chính, trong số 60 dự án, dự án nào có dấu hiệu vi phạm điều 118 Luật Đất đai mới đề nghị đình chỉ, chứ không phải đình chỉ toàn bộ 60 dự án này.

Chiều ngày 17/5, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thông báo kết quả hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp lần thứ 2 tổ chức tại Hà Nội.

Chỉ thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng

Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết sau cuộc gặp giữa Thủ tướng và cộng đồng doanh nghiệp, từ 15h hôm nay đến khi diễn ra cuộc họp báo, Thủ tướng, các Phó thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành, hiệp hội vẫn đang thảo luận để xây dựng một chỉ thị mới. Chỉ thị nhằm thực hiện Nghị quyết 35 trên cơ sở lắng nghe các ý kiến thảo luận và các kiến nghị từ doanh nghiệp.

Ông Mai Tiến Dũng cho biết, đã có một dự thảo gồm 11 trang với trên 60 nhiệm vụ giao cụ thể cho 14 bộ và UBND các tỉnh thành, với nhiều việc cụ thể.

Trước đó, lúc 13h ngày 17/5, Thủ tướng đã ký Chỉ thị 20 về việc tránh thanh kiểm tra chồng chéo giữa các đơn vị thanh tra liên ngành.

18554445_1280234658755675_690816562_n

Thủ tướng công bố với doanh nghiệp tại Hội nghị Chỉ thị số 20 về việc không thanh tra doanh nghiệp một năm quá một lần  Ảnh: VGP 

Ông Dũng thông tin thêm, việc giao soạn thảo Chỉ thị 20 được hoàn thành chỉ sau một ngày, và được trình Thủ tướng ký vào 13h chiều 17/5, khi Thủ tướng đang chủ trì Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp.

Tinh thần của Chỉ thị 20 là trong một năm chỉ được thanh, kiểm tra hoặc kiểm toán doanh nghiệp một lần. 

Để làm được điều này, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố đầu năm phải ban hành kế hoạch thanh tra. Thanh tra tỉnh, thành phố chủ trì, tiếp nhận toàn bộ những kiến nghị về thanh tra chuyên ngành để xây dựng kế hoạch thanh tra tổng thể theo kế hoạch, trình lãnh đạo phê duyệt kế hoạch thanh tra các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền tỉnh quản lý.

Với thanh tra đột xuất, ông Dũng lưu ý chỉ được thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng. Việc thanh tra chỉ nhằm thu thập chứng cứ, chứ không phải vì nghi có sai phạm, khi thanh tra kiểm tra lại không phát hiện được gì. 

Người phát ngôn của Chính phủ cũng lưu ý tình trạng lâu nay dư luận vẫn nói về việc "trên nóng dưới lạnh, thậm chí đóng băng" hay "bên trên Thủ tướng, Chính phủ cùng các Bộ, ngành cởi trói nhưng ở nơi nào đó bên dưới lại thắt lại".

"Vì vậy, sẽ có cơ chế giám sát việc thực hiện Chỉ thị 20, trong đó chú trọng đến chuyên môn nghiệp vụ của công chức, phải quản lý chặt chẽ, nếu vi phạm có thể cách chức, luân chuyển, thuyên chuyển", ông Dũng nói.

“Khi công khai, có giám sát của người dân, doanh nghiệp và báo chí, thì các cơ quan, tổ chức, cán bộ viên chức công chức thực thi công vụ đều phải thực hiện. Doanh nghiệp cũng vậy. Doanh nghiệp tạo điều kiện cho cán bộ hư là doanh nghiệp cũng có lỗi. Công khai, minh bạch, đây là phương tiện tốt nhất để giám sát và thực hiện tốt nhất”, người phát ngôn của Chính phủ nói.

"Chỉ thị này sẽ là công cụ tốt nhất để cùng nhau làm và giám sát", ông Dũng nhấn mạnh.

Thanh tra 60 dự án: Chỉ đình chỉ dự án có sai phạm

Trả lời vấn đề liên quan đến đề xuất của Bộ Tài chính thanh tra, tạm dừng 60 dự án chuyển đổi “đất vàng” của các doanh nghiệp cổ phần hoá, khiến người dân mua nhà hoang mang, nhiều nhà đầu tư thứ cấp rút vốn, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định chỉ báo cáo theo yêu cầu của Thủ tướng.

quy dau tu BDS

 Bộ Tài chính đề xuất thanh tra, tạm dừng 60 dự án chuyển đổi “đất vàng”  Ảnh minh họa

Cụ thể, tại Công văn số 2000/BTC-TTr, Bộ Tài chính cho biết, căn cứ báo cáo rà soát sơ bộ của Tổng Cục thuế tính từ ngày 1/7/2014 đến ngày 30/11/2016, có 60 trường hợp doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước cổ phần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, có những vị trí có giá trị thương mại ở trung tâm thành phố. Tuy nhiên việc xác định giá trị doanh nghiệp trong thời kỳ chế độ quy định không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, nhưng không thực hiện đấu giá khi cổ phần hóa.

Việc xác định giá đất để thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chủ yếu dựa vào kết quả của doanh nghiệp tư vấn nhưng không đầy đủ và chưa sát với giá thị trường.

Theo đại diện Bộ Tài chính, đây là việc rà soát tình trạng sử dụng đất của các doanh nghiệp cổ phần hóa. Theo đó, thực hiện chỉ đạo, Bộ đã rà soát từ 7/1/2014 đến hết 2016, thực hiện Luật năm 2013. Bộ đã có 2 kiến nghị báo cáo Thủ tướng và nhiệm vụ 2017 đã được duyệt là thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất trên địa bàn các tỉnh thành. Kiến nghị xin phép chuyển sang tham khảo, chọn đối tượng rủi ro để tiến hành Thanh tra, và Chính phủ chấp nhận kiến nghị.

Cũng theo Bộ Tài chính, trong số 60 dự án, dự án nào có đấu hiệu vi phạm điều 118 Luật Đất đai mới  đề nghị đình chỉ, chứ không phải đình chỉ  toàn bộ 60 dự án.

"Việc báo cáo là theo yêu cầu, đúng chức năng nhiệm vụ. Việc kiến nghị cũng là dựa vào có vi phạm, để ngăn chặn và có biện pháp khắc phục", đại diện Bộ tài chính nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ