4 cuộc va chạm với nền kinh tế toàn cầu: Không nước nào muốn làm 'gà'
Trong cả 4 kịch bản, các phe đều muốn giữ mặt mũi. Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc, ông Tập Cận Bình cũng muốn có một thỏa thuận để dừng sự chậm tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng không ai muốn làm "gà".
Vận mệnh của nền kinh tế toàn cầu đang đu đưa trên lưỡi dao khi xảy ra cuộc tranh chấp vô nghĩa giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng Trung Quốc và Iran, chính sách bên "miệng hố chiến tranh" của Thủ tướng Anh quốc Boris Johnson với Nghị viện và Ủy ban châu Âu, việc Argentina có thể quay về với chủ nghĩa Peron theo đường hướng dân túy. Bất cứ điều gì trên đây xảy ra cũng dẫn tới một cuộc khủng hoảng với hiệu ứng lan rộng.
Trong trò chơi kinh điển "chicken" (Ai là gà?) trong lý thuyết trò chơi, 2 bên sẽ chạy theo hướng ngược nhau và người đầu tiên phải tránh đối thủ sẽ là kẻ thua. Nhưng nếu không ai tránh, cả 2 chắc chắn sẽ đều bỏ mạng. Trong quá khứ, những kịch bản như vậy đã được nghiên cứu để đánh giá rủi ro xảy ra giữa các cường quốc cạnh tranh.
Trong trường hợp khủng hoảng tên lửa Cuba, các lãnh đạo Mỹ và Liên Xô phải đương đầu với sự lựa chọn "mất mặt" hay rủi ro về việc xảy ra một cuộc đụng độ mang tính thảm họa. Câu hỏi đặt ra luôn là, liệu có một sự thỏa hiệp dành cho cả 2 bên để họ giữ được cả mạng sống lẫn uy tín của mình.
Hiện tại, có rất nhiều trò chơi địa kinh tế giống như "Ai là gà?". Trong mỗi trường hợp, sự thất bại trong việc thỏa hiệp sẽ dẫn tới một sự đụng độ, tạo ra một cơn suy thoái toàn cầu hay khủng hoảng tài chính.
Cuộc trạm chán đầu tiên và quan trọng nhất là cạnh tranh giữa Mỹ - Trung về vấn đề thương mại và công nghệ. Thứ 2 là va chạm đang nhen nhóm giữa Mỹ và Iran. Tại châu Âu, chính sách "bên miệng hố chiến tranh" đang leo thang giữa Thủ tướng Anh quốc cùng Ủy ban châu Âu về vấn đề Brexit. Cuối cùng là Argentina, nơi có thể xảy ra sự đụng độ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF sau khi ứng viên Tổng thống Alberto Fernández theo trường phái dân túy Peron, rất có khả năng đắc cử trong cuộc bầu cử vào tháng tới.
Trong trường hợp thứ 1, cuộc chiến toàn diện về thương mại, tiền tệ, công nghệ và chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc có thể đẩy sự sụt giảm hiện tại trong sản xuất, thương mại và tài chính tiêu dùng vào lĩnh vực dịch vụ và tiêu dùng cá nhân, đưa Mỹ và những nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái cao.
Tương tự, một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Iran có thể đẩy giá dầu lên trên mức 100 USD/thùng, châm ngòi cho suy thoái kèm lạm phát. Điều này, đã xảy ra vào năm 1973 sau cuộc chiến Yom Kippur và vào năm 1979 khi Cách mạng Iran nổ ra, và 1990 khi Iraq xâm lược Kuwait.
Khủng hoảng do Brexit có thể không tạo ra suy thoái toàn cầu nhưng chắc chắn sẽ châm ngòi cho suy thoái tại châu Âu và tràn sang các nền kinh tế khác. Theo suy nghĩ phổ thông thì việc Anh khó ra khỏi châu Âu sẽ dẫn tới một cơn suy thoái nghiêm trọng tại vương quốc này mà không phải tại châu Âu vì Anh quốc phụ thuộc nhiều hơn vào thương mại với châu Âu mà không phải ngược lại. Điều này là rất ngây thơ.
Khu vực Eurozone đã phải chịu thiệt hại bởi một cơn sụt giảm nghiêm trọng và đang gần bờ vực suy thoái về mặt sản xuất; và Hà Lan, Bỉ, Ireland và Đức đang gần suy thoái do thực tế phải dựa phần lớn vào thị trường xuất khẩu của Anh quốc.
Với sự sụt giảm niềm tin với công việc kinh doanh của khu vực Eurozone do hậu quả của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, sự hỗn loạn Brexit sẽ là "cú đòn nặng nhất". Hãy thử tưởng tượng hàng nghìn xe tải và xe hơi phải xếp hàng để điền những giấy tờ tại Dover và Calais (để thông quan).
Hơn nữa, sự suy thoái của châu Âu cũng sẽ gây ra những hiệu ứng liên hoàn, gây giảm tăng trưởng toàn cầu và có thể khơi mào cho một giai đoạn phát sinh tâm lý e sợ rủi ro cao. Nó cũng có thể dẫn tới những trận chiến tiền tệ mới nếu giá trị của đồng Euro hay đồng Bảng Anh rơi xuống ở mức thấp hơn nhiều so với những đồng tiền khác (chưa kể tới đồng USD).
Một cuộc khủng hoảng tại Argentina cũng gây ra những hậu quả toàn cầu. Nếu ông Alberto Fernández đánh bại tổng thống Mauricio Macri và loại bỏ chương trình 57 tỷ USD của IMF, Argentina có thể lại rơi vào cuộc khủng hoảng tiền tệ như năm 2001.
Điều này có thể dẫn tới việc chạy vốn khỏi các thị trường mới nổi, và có khả năng tạo ra khủng hoảng ở những nước đang có nợ cao như Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Pakistan và Lebanon, rồi sau đó gây nên những vấn đề phức tạp cho Ấn Độ, Nam Phi, Trung Quốc, Brazil, Mexico và Ecuador.
Trong cả 4 kịch bản, các phe đều muốn giữ mặt mũi. Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc nhằm ổn định nền kinh tế và các thị trường trước bầu cử tổng thống vào năm 2020. Ông Tập Cận Bình cũng muốn có một thỏa thuận để dừng sự chậm tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc.
Nhưng không ai muốn làm "gà". Bởi điều này sẽ làm giảm vị thế chính trị nội địa của họ, đồng thời tăng uy tín cho phe đối lập. Nhưng, nếu tới cuối năm mà không đạt được thỏa thuận nào, chắc rằng sẽ có một sự xung đột. Thời điểm càng tới gần, kết quả xấu càng trở nên rõ ràng.
Tương tự, ông Trump nghĩ rằng ông có thể "bắt nạt" Iran bằng cách rút khỏi Hiệp định Hạt nhân Iran và lại áp các lệnh trừng phạt với Tehran. Nhưng người Iran đã đáp trả bằng cách leo thang các hành động gây hấn trong khu vực khi biết rõ ông Trump không thể khai mào một cuộc chiến toàn diện và giá dầu sẽ tăng rất cao khi ông làm điều này.
Hơn nữa, Iran không muốn bắt tay vào một cuộc đàm phán sẽ tạo nên hình ảnh tốt đẹp cho ông Trump cho tới khi những lệnh trừng phạt bị dỡ bỏ. Khi cả 2 phe đều muốn lờ bỏ vấn đề, và khi Arab Saudi cùng Israel đều đang thúc ép chính quyền của ông Trump, rủi ro xảy ra tai nạn đang lên cao.
Có lẽ được truyền cảm hứng từ ông Trump, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã ngây thơ nghĩ rằng ông có thể dùng mối đe dọa của việc sử dụng "Brexit không có thỏa thuận" nhằm bắt nạt EU, với mục đích có được một thỏa thuận tốt hơn người tiền nhiệm của ông đã bảo đảm.
Nhưng hiện tại Nghị viện Anh đã thông qua đạo luật ngăn chặt một Brexit không có thỏa thuận như vậy. Và, ông Johnson đang chơi 2 trò "Ai là gà?" cùng 1 lúc. Sự thỏa hiệp với EU về quy chế duy trì đường biên giới mở tại Bắc Ireland vẫn còn có khả năng thực thi trước hạn cuối là ngày 31.10, nhưng xác suất xảy ra kịch bản "Brexit không thỏa thuận" vẫn đang tăng cao.
Tại Argentina, cả 2 phe đều đang diễn kịch. Ông Fernández có chiến dịch ứng cử dựa trên thông điệp Macri và IMF gây ra tất cả các vấn đề cho đất nước. Ảnh hưởng của IMF rất rõ ràng: nếu tổ chức này từ chối khoản cho vay 5,4 tỷ USD tiếp theo và chấm dứt chương trình cứu trợ, Argentina sẽ phải gánh chịu sự sụp đổ thị trường tài chính một lần nữa.
Nhưng ông Fernández cũng có lợi thế bởi một khoản nợ trị giá 57 tỷ USD là một vấn đề đối với bất cứ chủ nợ nào. Năng lực của IMF để giúp đỡ những nền kinh tế đang khó khăn sẽ bị ngăn lại nếu nền kinh tế Argentina sụp đổ. Một sự thỏa hiệp giữ được mặt mũi sẽ tốt hơn cho tất cả, nhưng không thể loại trừ trường hợp sẽ có xung đột và khủng hoảng tài chính.
Vấn đề là sự thỏa hiệp cần tất cả các bên phải xuống thang, còn logic chiến thuật trong trò chơi "gà" là phần thưởng sẽ thuộc về phe có hành vi điên cuồn. Giống như một phe bỏ đi bánh lái, phe còn lại không còn sự lựa chọn nào khác là phải tránh đường. Nhưng nếu cả 2 phía đều vứt bỏ bánh lái của mình, sẽ không thể tránh một cuộc va chạm xảy ra.
Điều tốt là trong cả 4 kịch bản trên, các bên đều vẫn đang đối thoại với nhau hoặc là mở ra kênh đối thoại dưới những điều kiện giữ được mặt mũi cho nhau. Tin xấu là tất cả mọi phe đều vẫn không đạt được một thỏa thuận nào. Tệ hơn, nhiều phía vẫn có cái tôi quá lớn, và đôi khi họ muốn sự đụng độ hơn để bị coi là "gà". Tương lai của nền kinh tế toàn cầu đang phụ thuộc vào 4 trò chơi phiêu lưu này.
- Cùng chuyên mục
'Một công chức nhịn ăn vài trăm năm mới mua được nhà'
Đại biểu Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) cho biết, cử tri rất quan tâm đến tình trạng giá bất động sản phi mã, người nghèo, người lao động, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức khó có thể mua được. Người ta tính rằng, một công chức nếu không ăn gì, vài trăm năm mới mua được nhà.
Sự kiện - 21/11/2024 17:22
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ; chưa xem xét xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
Sự kiện - 21/11/2024 17:06
BHXH Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI
Theo Tổng Giám BHXH Việt Nam, BHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại và tôn vinh doanh nghiệp FDI nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền và kiến nghị cơ chế, chính sách tạo sự đồng thuận và gắn kết của các doanh nghiệp FDI với cơ quan BHXH trong việc thực hiện các chính sách BHXH, BHTN, BHYT của Việt Nam.
Sự kiện - 21/11/2024 16:21
Hà Nội duyệt chi hơn 48.600 tỷ phát triển xe buýt điện, năng lượng xanh
UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kinh phí thực hiện "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố" là hơn 48.600 tỷ đồng.
Sự kiện - 21/11/2024 12:09
VAFIE tổ chức Hội thảo Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06
Ngày 28/11, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)/ Tạp chí Nhà đầu tư sẽ tổ chức Hội thảo "Góp ý sửa đổi, bổ sung Nghị định 06 /2017/NĐ-CP Về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế".
Sự kiện - 21/11/2024 10:59
Đại biểu Hà Nội: Đường sắt tốc độ cao phải vận tải cả hành khách và hàng hóa
Theo đại biểu đoàn TP. Hà Nội, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phải đảm nhận chức năng vận tải lưỡng dụng cả hành khách và hàng hóa, không phải chỉ vận tải hàng hóa trong trường hợp cần thiết.
Sự kiện - 21/11/2024 10:42
Bộ trưởng GTVT giải trình nội dung liên quan đến sân bay Long Thành
Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng đã nêu rõ về tính khả thi của nguồn vốn, giao thông kết nối giữa TP.HCM và cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Sự kiện - 20/11/2024 22:56
'Làm đường sắt tốc độ cao phải làm chủ công nghệ'
Nhìn từ bài học 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ nhiều năm, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn TP. Hà Nội) cho rằng, để làm đường sắt tốc độ cao, chúng ta cần làm chủ, tránh phục thuộc vào công nghệ từ thời điểm đầu tư cho đến khi vận hành, khai thác.
Sự kiện - 20/11/2024 20:07
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, đến Tết Nguyên đán 2025, dự án Công viên hồ Phùng Khoang phải hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Sự kiện - 20/11/2024 17:49
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.
Sự kiện - 20/11/2024 11:11
[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững.
Sự kiện - 20/11/2024 10:12
Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.
Sự kiện - 20/11/2024 09:32
Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công
Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI
Sự kiện - 20/11/2024 07:00
Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo
Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.
Sự kiện - 20/11/2024 06:40
Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường
HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.
Sự kiện - 19/11/2024 23:28
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 23:27
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 5 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 2 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago