Mỹ phải làm gì để đánh bại Trung Quốc?
Để tránh bị Trung Quốc vượt qua, Mỹ cần tăng sự ủng hộ của chính quyền liên bang với nghiên cứu khoa học, cũng như cần có nỗ lực để chuyển các thành quả nghiên cứu vào trong các sản phẩm và dịch vụ có thể thương mại hóa.
Công nghệ là sức mạnh
Không gì có thể mô tả sức mạnh của sáng tạo công nghệ hơn lịch sử 100 năm qua của nước Mỹ. Năm 1938, thời điểm trước Thế chiến II, những chính phủ liên bang và các bang của Mỹ đã cùng nhau chi khoảng 0,075% GDP vào nghiên cứu khoa học, một con số rất nhỏ.
Tới năm 1944, các chính phủ và đặc biệt là chính phủ liên bang đã chi khoảng 0,5% GDP vào khoa học, một mức cao hơn gấp 7 lần, dùng để phát triển các hệ thống radar, penicillin và bom nguyên tử.
Xu thế này tiếp tục vào thời bình và trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, chính phủ Mỹ đã chuyển nguồn tài nguyên công cộng vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học ở một quy mô hoàn toàn mới. Từ 1940 tới 1964, chính phủ liên bang đã tăng mức đầu tư cho nghiên cứu và phát triển lên 20 lần. Đỉnh điểm là giữa thập niên 1960, chi tiêu cho lĩnh vực này chiếm tới 2% GDP.

Những trung tâm công nghệ của Mỹ với mức lương trung bình (tính theo nghìn USD) cho dân chuyên gia
Lĩnh vực y dược học hiện đại, vi điện tử, máy tính kỹ thuật số, máy bay phản lực, vệ tinh, GPS, Internet là kết quả của sự đầu tư này. Những ý tưởng mới đến từ đầu tư của chính phủ trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển nở rộ trong các công ty nổi tiếng như IBM, AT&T và Xerox.
Nhưng vào cuối thập niên 1960, đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển của chính phủ Mỹ đã chậm lại và thấp dần. Vào đầu những năm 1980, chi tiêu công trong lĩnh vực này giảm xuống 1,2% GDP và vào năm 2017 rơi xuống mức 0,6%. Khi so sánh tỷ lệ đầu tư trên GDP, 9 nước đã vượt Mỹ về mức đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.
Bức tranh này còn phức tạp hơn khi chi tiêu trong khu vực kinh tế tư nhân được tính vào, nhưng Mỹ đang tụt lại sau 7 nước ở cả chi tiêu công và tư nhân trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Trung Quốc vẫn chi tiêu thấp hơn Mỹ nhưng sẽ nhanh chóng bắt kịp nước này.
Khu vực kinh tế tư nhân tại Mỹ tiếp tục có nhiều sáng tạo nhưng hầu hết theo kiểu dự án phần mềm được cấp vốn bởi những nhà đầu tư mạo hiểm. Ngoài ngành sinh học, khu vực kinh tế tư nhân không chi tiêu nhiều vào việc nỗ lực tạo ra những đột phá cơ bản, như tìm những nguồn năng lượng mới. Lý do vì dù những hiểu biết mới rất quan trọng đối với cả nền kinh tế, nó lại ít có lợi với những nhà đầu tư.
Kết quả là các nhà kinh doanh rời khỏi những lĩnh vực nghiên cứu không có ứng dụng ngay lập tức về mặt thương mại, gây ra sự sụt giảm 60% các công trình nghiên cứu khoa học thuộc các tập đoàn vào khoảng năm 1980 cho tới đầu những năm 2000.

Rất nhiều các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ đang tập trung tại Sillicon Valley
Ở những lĩnh vực hứa hẹn như sinh học tổng hợp và năng lượng hydro, khu vực kinh tế tư nhân hầu như từ chối kiểu đầu tư dài hạn mà trước đó đã tạo ra những bước đột phá. Mỹ đi tiên phong trong cả 2 lĩnh vực này. Nhưng có vẻ chúng sẽ được phát triển tại Trung Quốc và những đất nước khác có những sự ủng hộ rộng rãi hơn.
Và theo một phân tích nghiên cứu y khoa gần đây được xuất bản trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ thì tới năm 2025, Trung Quốc sẽ thay thế Mỹ, dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển y dược.
Một chiến lược tốt hơn
Để tránh bị Trung Quốc vượt qua, Mỹ cần tăng sự ủng hộ của chính quyền liên bang với nghiên cứu khoa học, cũng như cần có nỗ lực để chuyển các thành quả nghiên cứu vào trong các sản phẩm và dịch vụ có thể thương mại hóa. Chi tiêu của chính phủ cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển có doanh loại xã hội ở mức đặc biệt biệt cao, có nghĩa là lợi nhuận đạt được sẽ mở rộng hơn thông qua xã hội.
Dựa trong những nghiên cứu gần đây về sự hỗ trợ của chính phủ với các nghiên cứu quân sự và dân sự tại Mỹ, Châu Âu và New Zealand, người ta đánh giá sự cam kết chi 100 tỷ USD mỗi năm của chính phủ liên bang sẽ giúp tạo ra gần 4 triệu việc làm tốt.
Sử dụng số tiền này hiệu quả nhất sẽ nâng cấp được cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho khoa học, bao gồm các phòng thí nghiệm mới, những chương trình giáo dục đại học mở rộng, xưởng để phát triển các công nghệ cần vốn lớn phải có thời gian dài để hoàn thiện.
Dù có khả năng thực hiện hay không, chính phủ Mỹ cần phải tìm kiếm những phương thức hữu ích để mở rộng đầu tư nghiên cứu và phát triển khắp đất nước. Sự sáng tạo đang tập trung nhiều hơn ở một số ít các điểm nơi tập hợp một nhóm người tài năng như Seattle, khu vực Vịnh San Francisco (Sillicon Valley), Los Angeles, Boston, New York và Washington D.C.
Nhưng với những khu vực bị hạn chế và giá nhà cao, các trung tâm này trở nên đắt đỏ và chật chội. Đầu tư vào những điểm có đất đai rẻ và con người có tiềm năng sẽ hiệu quả hơn, giúp sửa đổi những chênh lệch vùng miền cả về cơ hội và công việc. Cùng lúc, Mỹ có thể tạo ra lợi thế với các đối thủ cạnh tranh quốc tế bằng cách đưa nhiều người Mỹ hơn vào các công ty nghiên cứu khoa học.

Mặt trái của những trung tâm công nghệ tập trung cũ tại Mỹ là mật độ dân số quá dày, nhiều khu vực hạn chế và chật chội với giá chi phí nhà ở rất cao
Trong quyển sách Khởi động nước Mỹ, hai tác giả Jonathan Gruber và Simon Johnson đã xác định 102 cộng đồng thành thị thích hợp để trở thành những trung tâm công nghệ thế hệ mới. Những cộng đồng này trải dài trên 36 bang thuộc mọi khu vực của nước Mỹ. Đây là những thành phố, thị trấn có dân số lớn, nhân công lao động trình độ cao và mức chi phí sống thấp.
Để biến những thành phố này trở thành trung tâm về công nghệ, chính phủ liên bang cần ủng hộ sự hợp tác giữa các trường đại học, những nhà kinh doanh tư nhân và các chính phủ địa phương - với mục đích đưa giáo chất lượng cao trở nên dễ tiếp cận hơn, mở rộng việc đào tạo thực tiễn và chuyên môn, tạo ra nguồn công việc từ giới chủ tới các tổ chức giáo dục.
Cùng nhau, các tổ hợp tập đoàn công-tư cần hành động để giữ chi phí nhà cửa ở mức chấp nhận được bằng cách thẩm tra lại luật tại khu vực nhằm cho phép xây dựng các công trình cần thiết.
Cách tốt nhất để chống lại Trung Quốc là Mỹ phải vượt qua họ trong sức sáng tạo, bằng cách chuyển những sáng tạo, phát minh vào trong các sản phẩm và dịch vụ mà mọi người trên thế giới đều muốn mua. Mỹ đã từng thực hiện rất tốt điều này. Sự trỗi dậy của Trung Quốc nhắc nhở cho nước Mỹ rằng họ có thể và cần phải có những cam kết mới đối với việc thúc đẩy khoa học và công nghệ.
- Cùng chuyên mục
Chính thức giảm thuế xuống 10% với các loại hình báo chí
Quốc hội đã thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) theo hướng áp dụng thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% (trước đó là 20%) đối với tất cả các loại hình báo chí, tương tự như chính sách ưu đãi đang áp dụng cho báo in.
Sự kiện - 14/06/2025 19:45
Nước giải khát có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ 2027
Sáng 14/6, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đưa nước giải khát có đường vào diện chiệu thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng từ 2027.
Sự kiện - 14/06/2025 15:47
Việt Nam chính thức có quy định khung pháp lý về tài sản số
Một điểm mới đáng chú ý trong Luật Công nghiệp công nghệ số mới được thông qua là quy định về quản lý tài sản mã hóa.
Sự kiện - 14/06/2025 15:46
[Café Cuối tuần] Đóng cửa chợ – cú sốc cần thiết để thanh lọc và hội nhập
Việc hàng loạt gian hàng tại các chợ trung tâm TP.HCM như Bến Thành, Saigon Square hay An Đông đồng loạt đóng cửa những ngày qua có thể gây choáng váng với một vài người.
Sự kiện - 14/06/2025 10:33
Đại tá Hồ Song Ân làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi
Đại tá Hồ Song Ân được Bộ trưởng Bộ Công an điều động giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi.
Sự kiện - 14/06/2025 06:45
Đại tá Đinh Việt Dũng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An
Đại tá Đinh Việt Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình vừa được Bộ Công an điều động nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.
Sự kiện - 13/06/2025 19:30
Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
Ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng UBND thành phố được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.
Sự kiện - 13/06/2025 12:55
Sun PhuQuoc Airways sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên vào cuối năm 2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến chỉ đạo về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Mặt trời Phú Quốc.
Sự kiện - 12/06/2025 14:41
Từ ngày 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Cả nước còn 34 tỉnh, thành phố.
Sự kiện - 12/06/2025 11:31
Hai ông lớn hàng không, vũ trụ Pháp muốn tăng hiện diện ở Việt Nam
Cả hai tập đoàn Airbus và Safran đều đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, có nhiều hợp đồng với các hãng hàng không trong nước.
Sự kiện - 12/06/2025 06:45
Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao Á - Âu
Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp chính yếu.
Sự kiện - 11/06/2025 19:10
34 tỉnh, thành dự kiến hoạt động từ 1/7/2025 có tên như thế nào?
Cả nước sẽ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Sự kiện - 11/06/2025 14:07
Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu
Hôm nay 11/6, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) sẽ tổ chức Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á – Âu nhằm góp phần thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam.
Sự kiện - 11/06/2025 06:45
Việt Nam, Pháp ký thỏa thuận về năng lượng, khoáng sản
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định hợp tác giữa hai nước có nhiều tiềm năng phát triển, nhất là trong các lĩnh vực hợp tác mà Pháp có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
Sự kiện - 11/06/2025 06:44
Nữ Phó Chủ tịch Vingroup: VinFast hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước
Để đạt mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa đạt 80% vào năm 2026, VinFast sẽ mở rộng chuỗi cung ứng nội địa, với các điều kiện hỗ trợ đặc biệt dành cho các doanh nghiệp trong nước.
Sự kiện - 10/06/2025 10:13
Chính phủ yêu cầu làm rõ nguyên nhân tăng giá bất động sản
Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương làm rõ ngay các nguyên nhân làm tăng cơ cấu giá bất động sản; khẩn trương có phương án giảm các thành tố làm tăng giá, tăng khả năng tiếp cận bất động sản nhiều hơn và tăng nguồn cung.
Sự kiện - 10/06/2025 08:25
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago