10 tháng năm 2019: Việt Nam xuất siêu 7 tỷ USD

Nhàđầutư
Cán cân thương mại hàng hóa tháng 10 ước tính nhập siêu 100 triệu USD. Tính chung 10 tháng năm 2019 ước tính xuất siêu 7 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,3 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 28,3 tỷ USD.
HẢI ĐĂNG
30, Tháng 10, 2019 | 15:34

Nhàđầutư
Cán cân thương mại hàng hóa tháng 10 ước tính nhập siêu 100 triệu USD. Tính chung 10 tháng năm 2019 ước tính xuất siêu 7 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,3 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 28,3 tỷ USD.

Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm 2019 vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2019 ước tính đạt 427,05 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 217,05 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, khu vực kinh tế trong nước đang dần khẳng định vị thế với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt 16,2%, cao hơn nhiều tốc độ tăng 10 tháng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (3,9%), đồng thời tỷ trọng xuất khẩu của khu vực này chiếm 30,7% tổng kim ngạch xuất khẩu (tăng 2,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước).

xnk

10 tháng năm 2019: Việt Nam xuất siêu 7 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 giảm vì Samsung

Tính riêng tháng 10/2019 kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 22,40 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,88 tỷ USD, giảm 2,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 15,52 tỷ USD, giảm 4,7%.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 giảm so với tháng trước chủ yếu do Samsung kết thúc đợt đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới Galaxy Note 10 làm cho xuất khẩu điện thoại và linh kiện giảm sâu 13,5%. 

Tổng cục Thống kê cho biết, so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 10 giảm 0,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng cao 11,7%, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 5,5%.

Tính chung 10 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 217,05 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 66,63 tỷ USD, tăng 16,2%, chiếm 30,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 150,42 tỷ USD, tăng 3,9%, chiếm 69,3% (tỷ trọng giảm 2,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước).

Trong 10 tháng năm 2019 có 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 59,4%), trong đó điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 43,5 tỷ USD, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 10 tháng năm 2019, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 49,9 tỷ USD, tăng 26,6% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là thị trường EU đạt 34,2 tỷ USD, giảm 1,9%; Trung Quốc đạt 32,5 tỷ USD, giảm 2,9%; thị trường ASEAN đạt 21,3 tỷ USD, tăng 2,6%; Nhật Bản đạt 16,6 tỷ USD, tăng 7,5%; Hàn Quốc đạt 16,6 tỷ USD, tăng 9%.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

Tổng cục Thống kê cho biết, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 10/2019 ước tính đạt 22,50 tỷ USD, tăng 3,5% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9,25 tỷ USD, tăng 5,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,25 tỷ USD, tăng 1,9%.

So với cùng kỳ năm 2018, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Mười tăng 3,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 8,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,2%.

Tính chung 10 tháng năm 2019, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 210 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 87,9 tỷ USD, tăng 13%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 122,1 tỷ USD, tăng 4,4%.

Trong 10 tháng có 32 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 88,6% tổng kim ngạch nhập khẩu (2 mặt hàng đạt trên 20 tỷ USD, chiếm 34,7%), trong đó: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 43 tỷ USD (chiếm 20,5% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 30 tỷ USD, tăng 11,4%; điện thoại và linh kiện đạt 12,2 tỷ USD, giảm 3,5%; vải đạt 10,9 tỷ USD, tăng 3,5%; sắt thép đạt 8,1 tỷ USD, giảm 3,5%; chất dẻo đạt 7,5 tỷ USD, giảm 0,4%; ô tô đạt 6,1 tỷ USD, tăng 45,8%; kim loại thường đạt 5,4 tỷ USD, giảm 14%; sản phẩm chất dẻo đạt 5,4 tỷ USD, tăng 9,9%.

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu 10 tháng năm 2019, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 191,3 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 91,1% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu; nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 18,7 tỷ USD, tăng 14,7% và chiếm 8,9% (tăng 0,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018).

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 10 tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 62 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 39,4 tỷ USD, tăng 0,6%; thị trường ASEAN đạt 26,4 tỷ USD, tăng 1%; Nhật Bản đạt 16 tỷ USD, tăng 2,1%; thị trường EU đạt 12,2 tỷ USD, tăng 7,8%; Hoa Kỳ đạt 12 tỷ USD, tăng 12,6%.

Theo Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 10 ước tính nhập siêu 100 triệu USD.

Tính chung 10 tháng năm 2019 ước tính xuất siêu 7 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,3 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 28,3 tỷ USD.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ