Xuất khẩu tôm bao giờ mới đạt mục tiêu 10 tỷ USD?
Con giống nhiễm bệnh, tỷ lệ nuôi thành công thấp, tiêu tốn nhiều thức ăn khiến hiệu quả sản xuất của ngành tôm thấp, giá thành cao. Những yếu tố này khiến tôm Việt Nam không thể cạnh tranh để tăng thêm thị phần xuất khẩu và đạt mục tiêu kim ngạch 10 tỷ USD.
Cánh cửa để con tôm mang về cho Việt Nam 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong tương lai vẫn còn. Tuy nhiên, mấu chốt cần giải quyết của câu chuyện này nằm ở chỗ phải giảm giá thành sản xuất để tăng thị phần lên.

Năm 2025, ngành tôm phải đạt 10 tỷ USD Mỹ kim ngạch xuất khẩu như chỉ đạo của Chính phủ hồi năm 2017. Tuy nhiên, con số này được cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) nhận định sẽ không đạt được.
Đến 2030 nhích lên 5-6 tỷ USD đã đáng mừng
Tại hội nghị phát triển ngành tôm năm 2025 diễn ra ở tỉnh Bạc Liêu hôm 14/2, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra con số kỳ vọng đạt được của ngành tôm năm 2025 là 4,3 tỷ USD Mỹ, tức tăng khoảng 400 triệu USD so với năm 2024.
Trong khi đó, bà Trần Thuỵ Quế Phương, Chánh văn phòng VASEP kỳ vọng, xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2025 đạt kim ngạch khoảng 4,1-4,3 tỷ USD, tức tăng khoảng 5-10% so với năm 2024.
Với kim ngạch xuất khẩu tôm kỳ vọng đạt được như trên trong năm 2025, chỉ đạt khoảng 43% mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD của mục tiêu kỳ vọng. Dù đã rất cố gắng, nhưng nhiều năm qua ngành tôm chỉ loanh quanh trên dưới 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, ông Tiến cho biết và thừa nhận, nếu không có đột phá, đến năm 2030 nhích lên 5-6 tỷ USD đã là điều đáng mừng.
Phát triển xuất khẩu tôm Việt Nam ì ạch nhiều năm qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, vấn đề môi trường nuôi xuống cấp, dịch bệnh gia tăng, chất lượng con giống không đạt…, là những yếu tố dẫn đến tỷ lệ nuôi thành công thấp, giá thành sản xuất cao. “Ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng do chất thải đô thị, công nghiệp và làng nghề…, khiến thuỷ sản nói chung và tôm nói riêng gặp rất nhiều thách thức trong phát triển”, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dẫn chứng.
Thực tế, con số được Cục thuỷ sản đưa ra cho thấy, vấn đề môi trường chiếm hơn 70% trong tổng số các nguyên nhân khiến tôm nuôi bị thiệt hại.
Trong khi đó, theo ông Tiến, dù 80% cơ sở sản xuất tôm giống được quản lý, nhưng còn tình trạng cơ sở nhiễm bệnh nhưng tôm giống vẫn được xuất ra, dẫn đến tốc độ tăng trưởng hạn chế, tỷ lệ nuôi thành công thấp, tiêu tốn quá nhiều thức ăn.
Tất cả những yếu tố nêu trên dẫn đến hiệu quả sản xuất của ngành tôm thấp, nhất là tình trạng giá thành sản xuất cao, khiến tôm Việt Nam không thể cạnh tranh để gia tăng thêm thị phần xuất khẩu nhằm hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD.

Mấu chốt là giảm giá để tăng sức cạnh tranh
Dư địa cho ngành tôm Việt Nam mở rộng thị phần xuất khẩu nhằm đạt mục tiêu 10 tỷ USD vẫn còn trong tương lai. Tuy nhiên, muốn hiện thực hoá, việc kéo giảm giá thành sản xuất là mấu chốt quan trọng nhất.
Theo bà Phương của VASEP, tôm Việt xuất khẩu đi 107 thị trường và vùng lãnh thổ, nhưng Trung Quốc, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc là những thị trường xuất khẩu tôm chính của Việt Nam, chiếm gần 76% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024. Tuy nhiên, tỷ trọng tôm Việt vẫn chiếm con số khá khiêm tốn so với tổng nhu cầu ở những thị trường này.
Chẳng hạn, tại thị trường Trung Quốc, xuất khẩu tôm Việt đạt 843 triệu USD năm 2024, trở thành thị trường lớn nhất của xuất khẩu tôm, tuy nhiên, thị phần tôm Việt Nam tại quốc gia tỉ dân này chỉ hơn 1,5%, đứng sau Ấn Độ, Ecuador và Canada.
Trong khi đó, với thị trường Mỹ, năm ngoái, doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang đây đạt 756 triệu USD, nhưng thị phần tôm Việt ở Mỹ cũng chiếm chỉ 19%. Còn với EU, thị phần tôm Việt cũng chỉ chiếm khoảng 13%.
Bà Phương của VASEP cho biết, Ấn Độ và Ecuador là những quốc gia xuất khẩu tôm chiếm thị phần hàng đầu ở Mỹ, EU và Trung Quốc, cho nên, Việt Nam muốn tăng thêm thị phần thì phải cạnh tranh hơn những đối thủ này.
Đồng quan điểm, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú cho rằng, tôm Việt Nam muốn bán được thì phải hạ giá thành sản xuất để có giá bán cạnh tranh so với đối thủ. “Ecuador nuôi tôm loại 30-35 con/kg có giá thành sản xuất chỉ 2,6 USD/kg, cạnh tranh hơn rất nhiều so với Việt Nam nên chúng ta muốn bán được bắt buộc phải hạ giá”, ông cho biết.
Giá tôm Việt Nam cao hơn Ecuador khoảng 30% ở thị trường Mỹ, nhưng còn tiêu thụ được là nhờ vào phân khúc tôm sú và sản phẩm chế biến gia tăng cao - phân khúc vốn là thế mạnh riêng của Việt Nam. “Chúng ta bán được hàng giá trị gia tăng thôi, còn hàng không giá trị gia tăng (tôm thẻ chân trắng đông lạnh) chúng ta không bán được do giá thành quá cao so với đối thủ”, ông Quang dẫn chứng và tái khẳng định, Việt Nam muốn mở rộng thị phần phải khai thác mạnh hơn ở hàng không giá trị gia tăng bằng cách giảm giá thành sản xuất để cạnh tranh với Ấn Độ, Ecuador…
Đối chiếu sang khu vực sản xuất, dù diện tích nuôi tôm sú đạt 628.800 ha trong khi tôm thẻ chân trắng chỉ 121.000 ha năm 2024. Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng chiếm áp đảo khi đạt sản lượng 951.700 tấn trong khi tôm sú chỉ 338.800 tấn. Đây là con số cho thấy việc gia tăng thị phân cho phân khúc hàng “không giá trị gia tăng” là yêu cầu phải đẩy mạnh.
Muốn vậy, theo kinh nghiệm của ông Quang, phải nâng tỷ lệ nuôi thành công, nhưng giá thành sản xuất tôm phải giảm, bởi đây là con đường không chỉ giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn giúp doanh nghiệp bán được hàng và có lãi.
Sau khi nghiên cứu, chúng tôi đưa ra bài học là phải quản trị rủi ro, tức chúng tôi chuyển hướng tiếp cận theo cách “y tế dự phòng cho con tôm”, thay vì kiểm soát dịch bệnh, an toàn dịch bệnh và xử lý nước sạch tất cả... khiến giá thành rất cao, ông cho biết.
Cách tiếp cận nuôi tôm theo phương thức “y tế dự phòng” là tăng cường sức khoẻ con tôm, tăng hệ miễn dịch cho tôm và môi trường tốt để tôm nuôi sống vượt qua bệnh, phát triển đến khi thu hoạch với giá thành thấp. Đây là cách tiếp cận của chúng tôi, ông Quang nhấn mạnh.
Ngoài ra, “vua tôm” Minh Phú gợi ý cần phải liên kết những người nông dân sản xuất nhỏ lẻ với nhau để hình thành vùng sản xuất lớn, bởi nuôi nhỏ lẻ nên không thể có được hệ thống cấp nước và thoát nước riêng. Điều này, dẫn đến dịch bệnh tăng, khiến giá thành đội lên rất cao. “Tỷ lệ sống thấp, đẩy giá lên rất cao cho nên chúng ta phải liên kết hợp tác lại thì nó sẽ giảm giá thành rất nhiều và tỷ lệ thành công nâng lên rất nhiều. Đó là mong muốn của tôm Minh Phú”, ông Quang nhấn mạnh.
Còn theo ông Tiến, cần giải quyết đồng bộ, chặt chẽ tất cả các khâu, bao gồm con giống, môi trường nuôi, thức ăn, kỹ thuật nuôi…, mới có thể đưa ngành tôm “bứt phá”, đạt mục tiêu 10 tỷ USD trong tương lai.
(Theo Kinh tế Sài Gòn)
- Cùng chuyên mục
Giá dầu Brent giảm sau cuộc tấn công trạm bơm Caspian
Giá dầu thô Brent giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầu ngày thứ Ba sau khi tăng trong phiên trước đó sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào một trạm bơm đường ống dẫn dầu ở Nga.
Thị trường - 18/02/2025 09:46
Nhắm doanh thu 60 nghìn tỷ từ du lịch, Khánh Hòa cần làm gì?
Năm 2025, ngành du lịch Khánh Hòa đặt mục tiêu đón 11,8 triệu lượt khách, thu 60 nghìn tỷ đồng. Để đạt mục tiêu này, địa phương sẽ có hàng loạt sản phẩm ưu đãi, tour mới; đồng thời xúc tiến tại các thị trường quốc tế tiềm năng.
Thị trường - 18/02/2025 06:19
Đồng USD tăng giá khiến các công ty Mỹ 'đau đầu', từ Amazon đến McDonald's
Đồng USD đã tăng vọt giá trong sáu tháng qua và sự gia tăng nhanh chóng của nó đã tác động đến thu nhập của một loạt công ty Mỹ.
Thị trường - 18/02/2025 06:11
Ông Tập Cận Bình bất ngờ gặp các lãnh đạo doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc
Chủ tịch Tập Cận Bình đã có cuộc gặp hiếm hoi, được dàn dựng công phu vào thứ Hai với một số tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc, trong đó có người sáng lập Alibaba Jack Ma.
Thị trường - 17/02/2025 17:32
Ứng phó chính sách thuế đối ứng từ Mỹ
Hàng loạt công bố thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đối ứng, khiến nhiều quốc gia lẫn doanh nghiệp đứng ngồi không yên.
Thị trường - 17/02/2025 09:37
Việt Nam mang 10 tỷ USD hàng hóa sang Mỹ trong 1 tháng
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch tháng đầu năm ước đạt 10 tỷ USD trong lúc kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chủ lực đều giảm.
Thị trường - 17/02/2025 09:20
Cà phê trong cơn 'bão giá hoàn hảo', bắt đầu ảnh hưởng đến người tiêu dùng
Hợp đồng tương lai cà phê (KC=F) đã tăng hơn 30% trong năm nay, dao động gần mức cao nhất mọi thời đại. Sự gia tăng này đang bắt đầu tác động đến ví tiền của người tiêu dùng.
Thị trường - 17/02/2025 07:16
Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chưa thực hiện tới nơi tới chốn
TP.HCM có hàng trăm ngàn doanh nghiệp tư nhân, chiếm khoảng hơn 1/3 số doanh nghiệp của cả nước, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, thời gian qua, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khu vực này còn nhiều vướng mắc, bất cập cần tháo gỡ.
Thị trường - 16/02/2025 16:26
DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki
Theo Quyết định số 42/QĐ-TTGSNH2 ngày 14/2/2025 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TNHH một thành viên Đông Á đổi tên thành Ngân hàng số Vikki.
Doanh nghiệp - 16/02/2025 08:47
Trào lưu Valentine châm ngòi cho 'cơn sốt vàng' ở Trung Quốc
Nhu cầu trang sức vàng tăng vọt ở Trung Quốc trước ngày lễ tình nhân khi người tiêu dùng chuyển hướng khỏi những món quà xa xỉ khác
Thị trường - 16/02/2025 07:20
Khánh Hòa 'bội thu' khách du lịch tàu biển quốc tế
Ngay từ đầu năm, ngành du lịch Khánh Hòa đã đón hàng nghìn khách du lịch tàu biển. Đây là tiền đề để địa phương đón 5,2 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025.
Thị trường - 15/02/2025 14:06
Các kịch bản áp thuế đối ứng của Mỹ
Chính sách thuế đối ứng, theo Tổng thống Donald Trump, có nghĩa là Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của một nước ngang bằng mức thuế
Thị trường - 15/02/2025 08:56
Ô tô là mục tiêu đánh thuế tiếp theo của ông Trump
Hôm thứ Sáu, Tổng thống Donald Trump nói rằng thuế ô tô sẽ sớm được áp dụng vào ngày 2/4, một ngày sau khi các thành viên trong nội các của ông phải trình báo cáo về các phương án áp thuế nhập khẩu.
Thị trường - 15/02/2025 08:05
Sử dụng thẻ NAPAS trên tuyến đường sắt đô thị số 1 tại TP Hồ Chí Minh
Từ ngày 14/02/2025, người dân có thể sử dụng thẻ NAPAS dể đi lại thuận tiện trên tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) tại TP Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp - 14/02/2025 15:13
Ấn Độ, Hoa Kỳ đàm phán giải quyết tranh chấp thương mại và thuế quan
Ấn Độ và Hoa Kỳ đã đồng ý vào hôm thứ Năm bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận thương mại sớm và giải quyết bế tắc về thuế quan.
Thị trường - 14/02/2025 14:51
Doanh nghiệp gỗ thế giới 'đổ bộ' về Bình Định
Hội chợ quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn (Bình Định) năm nay thu hút 100 doanh nghiệp gỗ trong nước và quốc tế. Đây là cơ hội để khẳng định thương hiệu đồ gỗ Bình Định trên thị trường quốc tế.
Thị trường - 14/02/2025 14:19
- Đọc nhiều
-
1
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
-
2
Nhà nước cần hỗ trợ gần 890 triệu USD cho 2 dự án đường sắt
-
3
Kinh doanh hộp mù: từ trào lưu tới mô hình bền vững
-
4
Nhà đầu tư bất động sản tìm kiếm cơ hội mới tại thị trường tỉnh
-
5
Tổng Bí thư: Tăng trưởng mấy con số nhưng đời sống không nâng lên thì tăng trưởng đi đâu?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 2 week
Hãy mở cánh cửa để bước vào kỷ nguyên mới
Sự kiện - Update 2 week ago
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 2 month ago