'Ông lớn' ngành tôm ứng phó với khó khăn ra sao?

Nhàđầutư
Nhận định năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn của ngành tôm, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FMC) đã lên kịch bản ứng phó cho những khó khăn nhất là vụ kiện chống bán phá của Hoa Kỳ tiềm ẩn thiệt hại lớn cho doanh nghiệp Việt.
THIÊN KỲ
03, Tháng 04, 2024 | 11:04

Nhàđầutư
Nhận định năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn của ngành tôm, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FMC) đã lên kịch bản ứng phó cho những khó khăn nhất là vụ kiện chống bán phá của Hoa Kỳ tiềm ẩn thiệt hại lớn cho doanh nghiệp Việt.

Empty

Dự báo nhiều khó khăn nhưng 'ông lớn' ngành tôm vẫn đạt 24% mục tiêu doanh số ngay trong quý I/2024. Ảnh: Kim Ngọc

Là doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam, ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT Sao Ta nhận định trước bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội có chiều hướng xấu đi và nhiều nguy cơ tạo ra bất ổn trong năm 2024 thì sự chuẩn bị với tâm thế thận trọng là điều nên làm đối với doanh nghiệp.

"Vừa qua năm 2024, các rủi ro từ kênh đào Suez, Panama thiếu nước khiến cước tàu tăng quá mức lãi thu được. Thêm 2 vụ kiện chống bán phá giá ở Hoa Kỳ hết sức phức tạp, tiềm ẩn thiệt hại cho doanh nghiệp tôm bán hàng vào đây", ông Lực nói. 

 Theo ông Hồ Quốc Lực, khó khăn trong ngành tôm Việt vẫn chưa khắc phục được lại thêm khó khăn mới là vụ kiện chống trợ cấp ngành tôm từ Mỹ với nhiều hệ lụy.

Cuối tháng 3, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sợ bộ trong vụ việc điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh (Warm Frozen Warmwater Shrimp thuộc mã HS: 0306.17, 1605.21 và 1605.29) có xuất xứ từ Việt Nam. DOC đã ấn định mức thuế chống trợ cấp sơ bộ đối với các doanh nghiệp của Việt Nam như sau: 2,84% đối với 1 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc duy nhất và cho tất cả các doanh nghiệp còn lại; 196,41% cho 1 doanh nghiệp bị đơn duy nhất không tham gia vụ việc.

"Để ứng phó với vụ kiện chống trợ cấp ngành tôm từ Mỹ, FMC đã chuẩn bị tài liệu tốt nhất giải trình cho phía DOC nếu bị yêu cầu. Song song đó, công ty sẽ nộp đơn lên DOC xin làm bị đơn bắt buộc cho vụ kiện chống trợ cấp nhằm tạo an toàn cho công ty và tiếp đoàn kiểm tra của Chính phủ Hoa Kỳ qua kiểm tra Nhà máy Tin An", đại diện FMC thông tin.

FMC đang giữ quan điểm thận trọng đối với triển vọng kinh doanh năm nay và dự kiến các khó khăn đối với ngành tôm có thể kéo dài ít nhất trong nửa đầu năm nay, trong bối cảnh rủi ro từ vụ kiện chống trợ cấp ngành tôm từ Hoa Kỳ, cũng như sự hạn chế về nguồn cung nguyên liệu tôm trong nước do người nuôi hạn chế nuôi.

Riêng về những khó khăn nội tại, Thực phẩm Sao Ta sẽ khắc phục bằng cách tiếp tục tập trung vào sản phẩm chế biến sâu, nhằm tối ưu hóa chi phí và tăng năng suất bằng cách chuyên môn hóa sản phẩm ở từng nhà máy và nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân.

Ông Lực thông tin thêm, từ tháng 7/2023, Thực phẩm Sao Ta đã đưa vào vận hành khu trang trại Vinfarm ở Vĩnh Thuận, giúp mở rộng vùng nuôi thêm 203 ha, nâng tổng diện tích vùng nuôi lên 525 ha với khả năng cung ứng 16.000 tấn tôm nguyên liệu/năm. Khi vùng nuôi này đi vào vận hành đầy đủ sẽ giúp cải thiện đáng kể năng lực tự chủ tôm nguyên liệu, kéo theo đó là mở rộng biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp này.

Đồng thời Sao Ta cũng đã tăng nguồn nguyên liệu nhờ thu hoạch tôm từ các trại tôm thả nuôi vụ nghịch từ cuối tháng 11/2023 với kết quả nuôi khá khả quan.

Riêng với những khó khăn về thị trường, FMC sẽ duy trì các giải pháp đang có và linh hoạt tối đa nhằm tận dụng mọi cơ hội, trong đó sẽ chú ý tìm hiểu cơ hội tại thị trường Trung Quốc.

Số liệu từ CTCP Thực phẩm Sao Ta công bố, doanh số chung tháng 3 ghi nhận 19,17 triệu USD, tăng 32 % so cùng kỳ năm trước. Luỹ kế quý I, FMC đạt gần 49,7 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng). Từ đầu năm nay, FMC đặt mục tiêu doanh số tiêu thụ chung 210 triệu USD. Như vậy, Sao Ta đã thực hiện được 24% chỉ tiêu doanh số sau 3 tháng đầu năm. 

Năm 2024, Sao Ta lên kế hoạch sản lượng tôm chế biến 22.300 tấn, sản lượng nông sản chế biến 1.500 tấn. Mục tiêu doanh thu thuần là 5.187 tỷ và lợi nhuận hợp nhất trước thuế 320 tỷ đồng; tăng lần lượt 2% và 5% so với thực hiện năm ngoái.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ