Xuất khẩu của Đà Nẵng 8 tháng đầu năm tiếp tục tăng trưởng mạnh, tăng hơn 20% cùng kỳ năm ngoái

Nhàđầutư
Trước những ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp Đà Nẵng vẫn nỗ lực duy trì sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu. Theo đó, trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu Đà Nẵng ước đạt 1.154,3 triệu USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước.
THÀNH VÂN
14, Tháng 09, 2021 | 14:01

Nhàđầutư
Trước những ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp Đà Nẵng vẫn nỗ lực duy trì sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu. Theo đó, trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu Đà Nẵng ước đạt 1.154,3 triệu USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong thời gian dịch bệnh bùng phát vừa qua, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng vẫn duy trì hoạt động sản xuất. Mặc dù dịch COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng, song nhiều doanh nghiệp xuất khẩu vẫn nỗ lực để đáp ứng đơn hàng cho đối tác.

Ông Hà Ngọc Thống, Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc và Thương mại Á Châu (chuyên cung cấp thùng carton cho các công ty xuất khẩu-PV), cho biết khoảng 300 công nhân của công ty đã thực hiện 3 tại chỗ trong thời gian qua. Công ty đã kích hoạt đồng loạt các biện pháp chống dịch ở mức cao nhất, phân chia từng khu vực để đảm bảo giãn cách.

Bên cạnh đó, người lao động được xét nghiệm sàng lọc COVID-19 liên tục. Riêng nhóm có tiếp xúc với bên ngoài như lái xe, bảo vệ… được xét nghiệm với tần suất 3 lần/ngày. Hiện toàn bộ công nhân này đã được tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19. 

“Đây là mùa cao điểm nên công ty phải nỗ lực để đáp ứng đơn hàng cho đối tác. Tất nhiên là có khó khăn nhưng doanh nghiệp phải chấp nhận. Chúng tôi đang làm tốt nhất có thể, chấp nhận tốn kém chi phí để giữ được “vùng xanh” sản xuất, không để đứt gãy đơn hàng vì sẽ ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp cũng như công ăn việc làm của công nhân sau dịch”, ông Thống nói. 

xuat-khau-DN

Trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu Đà Nẵng ước đạt 1.154 triệu USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tương tự, ông Huỳnh Văn Chính, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 cho biết, hiện có hơn 2.000 công nhân đang ở lại nhà máy, vừa sản xuất, vừa phòng dịch theo tiêu chí "3 tại chỗ". Theo ông Chính, đây là thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử 45 năm hình thành phát triển của công ty. Toàn bộ lãnh đạo phải cách ly tập trung, trong khi đó, số lượng đơn hàng từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ vẫn còn tồn đọng rất nhiều. Không đơn thuần là đơn hàng, đây còn là uy tín cho năng lực sản xuất của công ty với các đại diện nước ngoài.

"Chống dịch như chống giặc", mỗi công nhân đều là một chiến sĩ trên mặt trận vừa chống dịch vừa đảm bảo sản xuất. Chi phí ăn ở, sinh hoạt cho hơn 2.000 công nhân khi thực hiện "3 tại chỗ" dù rất lớn, nhưng công ty vẫn sẵn sàng chi trả. Quan trọng nhất là đảm bảo sức khỏe cho bản thân công nhân và gia đình, đảm bảo không đứt gãy chuỗi sản xuất", ông Chính chia sẻ. 

Ông Bùi Minh Vũ, Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Điện tử Foster Đà Nẵng cho biết, từ giữa tháng 7, công ty đã kích hoạt mô hình 3 tại chỗ để sắp xếp khu vực làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí cho khoảng 60 lao động Quảng Nam không thể về quê do dịch. 

Theo ông Vũ, chủ trương của doanh nghiệp là cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu ăn ở, sinh hoạt của công nhân ở mức cao hơn hoặc bằng so với ở nhà. Công ty bố trí phòng tắm, lắp vòi hoa sen, wifi, phòng giặt, khu phơi quần áo thuận tiện cho người lao động.

“Hiện đơn hàng rất nhiều nên công ty rất cần lao động. Nếu để đứt gãy chuỗi sản xuất, đối tác sẽ chuyển sang đặt hàng với các đối thủ cạnh tranh ở Trung Quốc, Myanmar, Đài Loan”, ông Vũ thông tin.  

Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, mặc dù hoạt động xuất, nhập khẩu của một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng do tác động bởi làn sóng thứ ba của dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại Đà Nẵng từ tháng 5/2021, nhưng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu đơn hàng tồn trong năm, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn TP. Đà Nẵng vẫn duy trì mức tăng cao so với cùng kỳ năm 2020. Đây là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Đà Nẵng trong thời gian qua.

Theo đó, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tháng 8/2021 ước đạt 242,8 triệu USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 144,3 triệu USD, tăng 5,4%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 98,5 triệu USD, tăng 9,6% so với cùng kỳnăm 2020.

Ước 8 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn Đà Nẵng ước đạt 2.029,4 triệu USD, tăng gần 18,0% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, kim ngạch  xuất  khẩu ước đạt 1.154,3 triệu USD, tăng 20,3% và kim ngạch nhập khẩu ước đạt 875,1triệu USD, tăng gần 15,0% so với cùng kỳnăm 2020.

Cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu 279,2 triệu USD, đây là một  dấu  hiệu lạc quan, trong khi cán cân thương mại hàng hóa cả nước đang ở trong tình trạng nhập siêu trong các tháng qua, thì Đà Nẵng vẫn đang giữ được đà xuất siêu khá ổn định và cao nhất so với cùng kỳ giai đoạn 2015-2020.

Hiện nay, khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái với tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 524,7 triệu USD; khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lũy kế 8 tháng ước đạt 616,7 triệu USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ. Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của thành phố trong 8 tháng qua đều tăng trưởng mạnh. Cụ thể: cao su thành phẩm ước đạt 55,5 triệu USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ 2020; động cơ, thiết bị điện và sản phẩm điện tử ước đạt 377 triệu USD, tăng 19%; hàng dệt may ước đạt 304 triệu USD, tăng 18,4%...

Theo Sở Công Thương Đà Nẵng, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp thành phố. Một số nhà máy trong các khu công nghiệp phải tạm dừng hoạt động do có các trường hợp công nhân bị nhiễm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp cố gắng duy trì hoạt động sản xuất để bảo đảm đơn hàng đã ký kết. Đồng thời tích cực triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch cho người lao động.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ