Xử lý các dự án đội vốn: Những bài học từ Tisco

Nhàđầutư
Đội vốn tại dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên là vấn đề không thể phủ nhận. Nhưng, việc tiếp cận để đánh giá và xử lý thế nào cho khách quan, thuyết phục là việc rất cần sự công tâm.
THÀNH LÂN
06, Tháng 04, 2019 | 13:16

Nhàđầutư
Đội vốn tại dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên là vấn đề không thể phủ nhận. Nhưng, việc tiếp cận để đánh giá và xử lý thế nào cho khách quan, thuyết phục là việc rất cần sự công tâm.

Lập dự án nhưng trong quá trình triển khai bị đội vốn thì xử lý thế nào, câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế không phải vậy. Đây là vấn đề hiện đang gây khúc mắc cho rất nhiều cơ quan và khó tìm tiếng nói chung.

Những nguồn cơn của rắc rối

Có thể lấy ngay dự án mở rộng giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên (viết tắt là Tisco 2) làm ví dụ minh họa cho khúc mắc này. Tisco 2 được khởi động từ năm 2005 do Công ty Gang thép Thái Nguyên (Tisco) là chủ đầu tư, Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS) có vai trò tổ chức thẩm định và xem xét phê duyệt.

Dự án có Tổng mức đầu tư (TMĐT) ban đầu hơn 3.800 tỷ đồng, được chia thành 2 gói thầu, trong đó gói thầu chính là gói thầu EPC dây chuyền công nghệ luyện kim có giá trị 160,9 triệu USD, được thực hiện bởi nhà thầu là Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC). Hợp đồng thực hiện theo phương thức EPC (E là tư vấn thiết kế, P là thiết bị và C là xây lắp). Hợp đồng có hiệu lực từ tháng 9/2007, thời gian thực hiện hợp đồng 30 tháng.

Sau khi ký hợp đồng, tháng 12/2008, Tisco  đã báo cáo trượt giá VLXD, chi phí nhân công, chi phí nhập khẩu thiết bị… tăng từ 58% đến 113% so với thời điểm ký kết.

Nếu duy trì hợp đồng như cũ thì không khả thi, nhà thầu MCC đề nghị tách phần C (phần xây lắp) để cho bên Việt Nam đảm nhiệm. Năm 2009, Tổng công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam (Vinaincon) được chọn đảm nhiệm phần việc này.

gang-thep-thai-nguyen-ssss-1100

Xử lý các dự án đội vốn như Tisco2 đang là vấn đề "đau đầu" của các cơ quan chức năng.

Với Tisco 2, khi tách phần xây lắp, chủ đầu tư có đề nghị tăng mức đầu tư. Căn cứ vào tình hình thực tiễn cũng như quy định hiện hành thời điểm đó, dựa trên đề xuất của Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ KH&ĐT…

Văn phòng Chính phủ khi đó đề nghị cấp thẩm quyền cho phép điều chỉnh mức đầu tư hợp phần này. Còn mức cụ thể, VNS tự quyết định theo quy định của pháp luật và tăng thêm 15,57 triệu USD cho phần xây lắp.

Đến năm 2012, Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ hơn 3.800 tỷ đồng lên 8.100 tỷ đồng. Việc này được thường trực Chính phủ (khóa trước) đồng ý và thể hiện rõ tại Nghị quyết 64 của Chính phủ sau đó.

Mọi việc nếu chỉ như vậy thì không có gì đáng nói. Tuy vậy, giờ đây khi nhìn lại quá trình xem xét, phê duyệt cho chủ đầu tư tăng vốn mới phát sinh hàng loạt vấn đề mà mấu chốt là cơ chế có cho phép làm hay không, và nếu nhìn nhận lại nên đánh giá thế nào?

Cần đánh giá khách quan

Theo kết luận Thanh tra dự án Tisco 2, việc cơ quan chức năng đồng ý về nguyên tắc việc xem xét một số phát sinh về giá vật liệu xây dựng do nguyên nhân bất khả kháng trong hợp đồng gói thầu EPC số 01 của dự án "không đúng Hợp đồng EPC số 01#".

Thực tế rất khó đánh giá cho đầy đủ về một công việc trong quá khứ nếu không đặt bản thân trong bối cảnh đó. Trước việc giá cả đầu vào biến động quá lớn, việc điều chỉnh chi phí theo nhiều chuyên gia là khó tránh khỏi.

gang-thep-thai-nguyen-tisco

Dự án Tisco 2 đội vốn hàng nghìn tỷ nhưng vẫn "đắp chiếu", rỉ sét.

Trong trường hợp này, ngay hợp đồng cũng ghi rõ: "Giá hợp đồng này là trọn gói không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện Hợp đồng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác)…". 

Tương tự, đối với việc điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 8.100 tỷ đồng. HĐQT VNS hẳn cũng phải  có cơ sở nhất định mới tin rằng được quyền quyết định và chịu trách nhiệm việc điều chỉnh TMĐT dự án theo quy định hiện hành, đảm bảo hiệu quả. 

Thực tiễn, trước khi xem xét việc này, mọi khả năng được bày lên bàn từ việc xem tính cạnh tranh của sản phẩm cho đến việc khởi kiện. Thậm chí vấn đề huỷ hợp đồng và phạt thầu cũng được đặt ra.

Bộ Công Thương mời công ty tư vấn Luật Kelvin Chia Partnership (Singapore) tư vấn để khởi kiện ra Toà Trọng tài quốc tế tại Singapore. Tuy nhiên, theo tư vấn, điều kiện khởi kiện nhà thầu MCC chưa đủ.

Giải pháp khả thi thời điểm đó vẫn là tiếp tục thực hiện dự án. Đây là sự lựa chọn rất thực tế, đó là chưa kể phải đối mặt với rủi ro pháp lý khi nhà thầu kiện.

Cũng chính vì vậy, đề xuất của Bộ Công Thương đã được chấp thuận. Thực tế, việc điều chỉnh tăng chi phí phần C của hợp đồng EPC thêm hơn 15,5 triệu USD cũng vẫn thuộc chi phí dự kiến phát sinh nên Tổng công ty Thép không đề nghị phê duyệt khoản này.

Từ những dẫn chứng trên có thế thấy, việc đội vốn là một vấn đề không thể phủ nhận. Nhưng, việc tiếp cận để đánh giá và xử lý thế nào cho khách quan, thuyết phục là việc rất cần sự công tâm. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ