Vướng thể chế pháp lý, hàng trăm dự án bất động sản tại TP.HCM ‘ách tăc’

LÝ TUẤN - NGUYÊN VŨ
11:07 27/11/2020

Theo Chủ tịch HoREA, do vướng mắc về thể chế pháp luật, đã làm cho nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở bị sụt giảm rất lớn trong các năm qua. Trong đó, có 126 dự án nhà ở bị “ách tắc” vì thủ tục đầu tư; 158 mặt bằng, dự án phải dừng triển khai để rà soát, kiểm tra pháp lý...

Sáng 27/11, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đã phối hợp với Ban kinh tế Trung ương và Trường Đại học Mở TP.HCM tổ chức “Hội thảo phát triển thị trường bất động sản (BĐS) nhà ở minh bạch, bền vững thúc đẩy quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị Việt Nam đến năm 230, tầm nhìn đến năm 2045”.

Trình bày phần tham luận của mình tại hội thảo, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, trong hơn 10 năm qua, thị trường BĐS đã xuất hiện dấu hiệu không ổn định và phát triển thiếu bền vững, thể hiện qua sự thăng trầm của thị trường, thậm chí có thời điểm đã xảy ra khủng hoảng nghiêm trọng, có lúc sốt nóng “bong bóng”, có lúc bị “đóng băng”, có lúc phục hồi và tăng trưởng trở lại.

"Như khủng hoảng bong bóng, đóng băng giai đoạn 2007-2008; phục hồi năm 2009; bong bóng, đóng băng giai đoạn 2010-2013; phục hồi từ năm 2014; tăng trưởng cao trong các năm 2015-2017; gặp khó khăn lớn trong các năm 2018-2020 và kể từ tháng 3/2020, đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm các khó khăn của thị trường BĐS. Nhưng, từ tháng 8/2020 đến nay, đi đôi với việc cả nước kiểm soát hiệu quả đại dịch, thị trường BĐS đã từng bước phục hồi và tăng trưởng trở lại”, ông Châu dẫn chứng.

IMG_7365 (2)

ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lý Tuấn

Cần cơ chế, chính sách phù hợp

Theo Chủ tịch HoREA, trong lĩnh vực BĐS thì hoạt động đầu tư kinh doanh dự án nhà ở thương mại có nhiều yếu tố đặc thù, nên rất cần có cơ chế, chính sách pháp luật phù hợp.

Cụ thể, dự án nhà ở thương mại thực hiện qua nhiều giai đoạn, bao gồm: Chuẩn bị đầu tư; thực hiện dự án; quản lý, khai thác kinh doanh sau dự án, với nhiều bước từ A-Z. Bắt đầu từ khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị quỹ đất; thẩm định dự án và được công nhận chủ đầu tư; cấp phép xây dựng và thi công xây dựng; thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước, nộp tiền sử dụng đất; Bán sản phẩm nhà ở và chăm sóc khách hàng.

“Quá trình đầu tư kinh doanh dự án nhà ở thương mại thường mất khoảng trên dưới 5 năm, thậm chí trên dưới 10 năm, nhưng chủ đầu tư không được quyền tự do chuyển nhượng dự án (M&A) theo nhu cầu kinh doanh. Bởi lẽ, Luật Đất đai và Luật Kinh doanh BĐS quy định chủ đầu tư chỉ được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án, sau khi đã có giấy chứng nhận (sổ đỏ), nên đã làm hạn chế quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp trong hoạt động M&A và không tạo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước”, Chủ tịch HoREA nêu rõ.

Trong khi đó, nói về nguồn vốn đầu tư dự án, ông Lê Hoàng Châu chi rằng, theo quy định pháp luật, chủ đầu tư phải có tối thiểu 15-20% vốn chủ sở hữu trong tổng mức đầu tư. Phần lớn nguồn vốn còn lại chủ yếu dựa vào vốn vay tín dụng ngân hàng, hoặc huy động vốn trái phiếu doanh nghiệp, hoặc vốn liên doanh liên kết, hợp tác (trong giai đoạn đầu) và vốn huy động từ khách hàng (khi đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai).

Tuy nhiên, thị trường bất động sản chưa có các nguồn vốn trung dài hạn; hầu như chưa có các quỹ đầu tư bất động sản, quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REIT); cũng chưa có các tổ chức đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp có uy tín như nhiều nước, tương tự Fitch Ratings.

“Do quy định chỉ được tính các khoản chi phí hợp pháp, hợp lệ, hợp lý được Luật Thuế công nhận, nên giá thành sản phẩm nhà ở thấp hơn rất nhiều so với chi phí thực tế mà chủ đầu tư đã bỏ ra, trong đó, có cả các “chi phí không tên” và do không được công nhận là chi phí, nên bị coi là “lợi nhuận” phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trên các chi phí không được tính này. Nhưng cuối cùng, tất cả mọi chi phí của chủ đầu tư đều tính trong giá bán, mà người mua nhà phải gánh lấy khi mua nhà”, ông Châu nói.

Mặt khác, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, một số khoản thu ngân sách nhà nước chưa hợp lý đối với dự án nhà ở thương mại, như mức thu tiền bảo vệ đất lúa khá cao (đối với dự án có sử dụng đất lúa), với mức thu tối thiểu bằng 50% Bảng giá đất. Đặc biệt là khoản thu “tiền sử dụng đất” không hợp lý, đối với các dự án nhà ở thương mại.

“Đây là khoản thu ngân sách nhà nước không phải là thuế với mức thu cao, nên cũng là một yếu tố góp phần làm tăng giá thành nhà ở. Với việc thu tiền sử dụng đất theo phương thức trực thu, thu một lần này, sẽ không tái tạo nguồn thu ngân sách nhà nước cho các nhiệm kỳ sau. Nếu thay thế cách thu “tiền sử dụng đất” bằng “sắc thuế đánh trên hành vi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp chuyển thành đất ở”, thì sẽ tạo một nguồn thu ổn định, bền vững cho ngân sách nhà nước, mà nếu thực hiện sắc thuế này, thì phải đồng thời bãi bỏ phương thức thu tiền sử dụng đất hiện nay, để tránh tình trạng thuế chồng thuế”, ông Châu cho hay.

Đối với vấn đề hoạt động môi giới BĐS, Chủ tịch HoREA cho rằng, hoạt động này là cần thiết để kết nối cung-cầu, góp phần làm thị trường BĐS minh bạch và chuyên nghiệp. Nhưng phần lớn các nhà môi giới ở nước ta chưa chuyên nghiệp, chưa được đào tạo đầy đủ, cả về kiến thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp và thiếu cơ chế quản lý nên đã xảy ra nhiều bất cập, thậm chí có trường hợp nhà môi giới (cò đất, cò nhà) gây thiệt hại cho người mua nhà và nhà đầu tư thứ cấp, hoặc có lúc đã làm “nhiễu” thị trường.

Hệ thống pháp lý “rườm rà”

Gần như có cả một “rừng” văn bản pháp luật điều chỉnh thị trường BĐS, nhìn chung rất rườm rà phức tạp, chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn, xung đột, như một “ma trận” làm nản lòng nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài.

Nhưng trong khoảng 10 năm qua, hệ thống pháp luật đã được xây dựng hoàn thiện dần. Bên cạnh đó, Chính phủ đang xem xét ban hành “Nghị định sửa đổi các nghị định thi hành Luật Đất đai”, đảm bảo được tính đồng bộ và tính liên thông, giải quyết được một số vướng mắc lớn của thị trường BĐS. Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định pháp luật chưa đảm bảo đầy đủ tính thống nhất, tính hệ thống, tính đồng bộ và tính liên thông.

“Do những vướng mắc về thể chế pháp luật, mà tại TP.HCM, từ tháng 12/2015-9/2018, đã có 126 dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp bị ngừng triển khai do “ách tắc” thủ tục đầu tư xây dựng; Hoặc từ ngày 7/3/2017, có khoảng 158 mặt bằng, hoặc dự án sử dụng quỹ đất có nguồn gốc do Nhà nước quản lý, đã phải dừng triển khai để thực hiện việc rà soát, kiểm tra về pháp lý. Các vướng mắc pháp lý này đã làm cho nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở bị sụt giảm rất lớn trong các năm qua”, Chủ tịch HoREA dẫn chứng.

Qua đó, ông Châu nhận định, thể chế pháp luật quyết định môi trường kinh doanh. Hiện nay, do vẫn còn một số hạn chế về thể chế pháp luật, nên môi trường kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản chưa đảm bảo tính minh bạch, công bằng, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh.

Ngoài ra, công tác thực thi pháp luật cũng còn nhiều mặt hạn chế, nhất là quy trình thủ tục hành chính nhiêu khê, kéo dài, ẩn khuất cơ chế “xin-cho”, nhũng nhiễu, tiêu cực, cũng là “lực cản” và là một nguyên nhân làm tăng chi phí đầu tư, tăng giá nhà, như có địa phương yêu cầu doanh nghiệp phải nộp “tiền sử dụng đất” rồi mới được công nhận chủ đầu tư, mới được cấp Giấy phép xây dựng, trong khi Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản không yêu cầu phải nộp tiền sử dụng đất tại thời điểm này.

"Một vấn đề đặt ra là cùng một mặt bằng pháp luật như nhau, có địa phương chủ động và dám chịu trách nhiệm, thì quy trình thủ tục đầu tư xây dựng vẫn diễn ra bình thường, nhưng có địa phương thì vướng mắc, trở ngại, đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc chuẩn hóa quy trình thủ tục đầu tư xây dựng minh bạch, nhanh chóng, thuận tiện, trên cơ sở thực hiện chính quyền điện tử, cơ chế một cửa liên thông, tránh tình trạng người có thẩm quyền gặp riêng nhà đầu tư thì việc này mới xong", ông Lê Hoàng Châu nói.

  • Cùng chuyên mục
Tăng trưởng kinh tế không thể bám mãi vào 'mặt đất'

Tăng trưởng kinh tế không thể bám mãi vào 'mặt đất'

PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, vùng Thủ đô trong tư duy mới không chỉ là không gian gắn với Hà Nội, mà là trung tâm của trung tâm, là điểm hội tụ và lan tỏa của các nguồn lực phát triển. Tăng trưởng không thể bám mãi vào "mặt đất" với những giới hạn về quỹ đất, hạ tầng, dân số. Do đó, cần mở rộng không gian vật lý sang không gian số, không gian ngầm, không gian trên cao, không gian biển, thậm chí là không gian vũ trụ.

Đầu tư - 16/05/2025 10:58

Bình Định nghiên cứu làm sân golf trên núi Vũng Chua

Bình Định nghiên cứu làm sân golf trên núi Vũng Chua

Bình Định đang nghiên cứu quy hoạch khu vực núi Vũng Chua (TP. Quy Nhơn) thành một tổ hợp đa chức năng, bao gồm: Sân golf, khu đô thị dịch vụ nghỉ dưỡng…

Đầu tư - 16/05/2025 09:33

Đề xuất bỏ cấp phép xây dựng đối với chủ đầu tư uy tín

Đề xuất bỏ cấp phép xây dựng đối với chủ đầu tư uy tín

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường kiến nghị nghiên cứu bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với một số nhóm dự án cụ thể hoặc khoanh vùng phạm vi áp dụng; thí điểm bỏ cấp phép xây dựng với các chủ đầu tư uy tín.

Đầu tư - 16/05/2025 09:02

Toàn cảnh 'siêu thành phố' miền Trung khi hợp nhất Đà Nẵng - Quảng Nam

Toàn cảnh 'siêu thành phố' miền Trung khi hợp nhất Đà Nẵng - Quảng Nam

Sau hợp nhất, TP. Đà Nẵng mới có diện tích tự nhiên hơn 11.867km2, quy mô dân số hơn 3 triệu người. Trung tâm chính trị - hành chính sau khi hợp nhất đặt tại quận Hải Châu (TP. Đà Nẵng hiện nay).

Đầu tư - 16/05/2025 06:45

Thiên Hưng Mỹ Thọ 'trúng' 3 dự án cụm công nghiệp tại Bình Định

Thiên Hưng Mỹ Thọ 'trúng' 3 dự án cụm công nghiệp tại Bình Định

Bình Định vừa phê duyệt ba dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp do Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ làm chủ đầu tư, tổng vốn hơn 630 tỷ đồng.

Đầu tư - 15/05/2025 20:54

VinaCapital: Nghị quyết 68 tạo sức bật cho nền kinh tế tư nhân

VinaCapital: Nghị quyết 68 tạo sức bật cho nền kinh tế tư nhân

Bộ Chính trị mới đây ban hành Nghị quyết 68 – một chỉ thị quan trọng, được kỳ vọng sẽ tạo sự thay đổi lớn trong định hướng phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam.

Đầu tư - 15/05/2025 13:18

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn sẽ được mở rộng vào tháng 8/2025

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn sẽ được mở rộng vào tháng 8/2025

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn sẽ được đầu tư hơn 6.400 tỷ đồng để nâng quy mô từ 2 làn lên thành 4 làn xe, dự kiến khởi công vào tháng 8/2025.

Đầu tư - 15/05/2025 10:03

Đà Nẵng giải 'cơn khát' vật liệu cho cao tốc Hòa Liên - Túy Loan

Đà Nẵng giải 'cơn khát' vật liệu cho cao tốc Hòa Liên - Túy Loan

Đà Nẵng quyết định nâng công suất mỏ đá Trường Bản để phục vụ dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan.

Đầu tư - 15/05/2025 08:30

LICOGI 13 làm dự án hơn 700 tỷ đồng ở Quảng Trị

LICOGI 13 làm dự án hơn 700 tỷ đồng ở Quảng Trị

CTCP LICOGI 13 vừa được UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận là nhà đầu tư thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Quán Ngang giai đoạn 3.

Đầu tư - 15/05/2025 07:30

Savills: Thuế quan Mỹ sẽ tạo thách thức cho thị trường bất động sản Việt Nam

Savills: Thuế quan Mỹ sẽ tạo thách thức cho thị trường bất động sản Việt Nam

Thuế quan Mỹ có thể tác động tới phân khúc bất động sản công nghiệp trong ngắn hạn, nhưng cũng đem lại cơ hội cho phân khúc bất động sản nhà ở, theo Savills Việt Nam.

Đầu tư - 14/05/2025 14:46

                                                                                                                           Hợp tác phát triển AI và bán dẫn nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Hợp tác phát triển AI và bán dẫn nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn là những lĩnh vực trọng tâm được xác định là hạt nhân phát triển của cả Việt Nam và Hoa Kỳ trong thập kỷ tới, qua đó góp phần cân bằng thương mại và đầu tư hai nước.

Đầu tư - 14/05/2025 14:45

VinSpeed đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

VinSpeed đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

VinSpeed đã chính thức đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Dự án mong muốn hoàn thành vào năm 2030, đặt nền móng cho công nghiệp đường sắt và tạo động lực phát triển mới cho các địa phương, góp phần đưa kinh tế Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình.

Đầu tư - 14/05/2025 12:02

Cận cảnh loạt đất vàng tại Huế đang đợi nhà đầu tư

Cận cảnh loạt đất vàng tại Huế đang đợi nhà đầu tư

Các khu đất vàng dọc tuyến đường Lê Lợi, TP. Huế đã bị bỏ hoang suốt thời gian qua sẽ được địa phương 'cởi trói' để thu hút nhà đầu tư.

Đầu tư - 14/05/2025 09:46

Việt Nam thu hút FDI, cơ hội nào dành cho nhà đầu tư mới?

Việt Nam thu hút FDI, cơ hội nào dành cho nhà đầu tư mới?

Những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế vĩ mô, dòng vốn FDI dồi dào, thể hiện đây là thời điểm lý tưởng để các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán.

Đầu tư thông minh - 14/05/2025 08:00

Gamuda đã mua lô đất ở Hải Phòng với giá bao nhiêu để xây cao ốc?

Gamuda đã mua lô đất ở Hải Phòng với giá bao nhiêu để xây cao ốc?

Theo Gamuda, dự án sẽ được khởi động trong năm tài khóa 2026 (kết thúc tháng 7/2026) và hoàn thành vào năm tài khóa 2028.

Đầu tư - 14/05/2025 07:53

Vì sao Khu Kinh tế Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính mới?

Vì sao Khu Kinh tế Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính mới?

Sau khi hợp nhất, tỉnh Gia Lai mới dự kiến sẽ đưa trung tâm hành chính - chính trị đặt tại Khu Kinh tế Nhơn Hội (thuộc Bán đảo Phương Mai, tỉnh Bình Định hiện nay) với kỳ vọng tạo cú hích cho khu vực này.

Đầu tư - 13/05/2025 18:06