Vướng mặt bằng, dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM gặp khó

Giữa tháng 6/2019, UBND TP.HCM đã có văn bản yêu cầu UBND quận 7, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè khẩn trương, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại địa phương, để sớm bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư trước ngày 30/6. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 1,5 tháng trôi qua nhưng vẫn chưa thể thực hiện xong.
KỲ PHONG
18, Tháng 08, 2019 | 15:06

Giữa tháng 6/2019, UBND TP.HCM đã có văn bản yêu cầu UBND quận 7, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè khẩn trương, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại địa phương, để sớm bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư trước ngày 30/6. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 1,5 tháng trôi qua nhưng vẫn chưa thể thực hiện xong.

Mới đây, UBND TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo giải quyết dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng của dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1 (dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng).

Theo đó, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã giao Sở TN&MT, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Hội đồng thẩm định giá đất TP.HCM, UBND quận 4, 7, 8, huyện Nhà Bè, Bình Chánh và Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 khẩn trương thực hiện các nội dung đề xuất của Ban chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ tái định cư TP.HCM.

IMG_1315

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng hiện đang gặp khó do công tác giải phóng mặt bằng tại các địa phương ảnh hưởng từ dự án đến nay vẫn chưa thể thực hiện xong. Ảnh: Chu Ký.

Trong đó, đối với UBND quận 8, huyện Bình Chánh, UBND TP.HCM yêu cầu khẩn trương tiếp xúc các hộ dân còn lại tại khu vực dự án, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân di dời, tạo sự đồng thuận để người dân bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư triển khai dự án theo đúng tiến độ. Nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo UBND TP xem xét, chỉ đạo giải quyết kịp thời.

UBND huyện Nhà Bè cần khẩn trương rà soát, báo cáo các khó khăn, vướng mắc liên quan công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án; tham mưu, đề xuất UBND TP ngay trong tháng 8.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cũng giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở KH&ĐT và CTCP Đầu tư xây dựng Trung Nam khẩn trương xem xét các phương án tài chính liên quan việc điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, đảm bảo cơ sở duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định, tham mưu, đề xuất UBND TP tại buổi họp giao ban định kỳ.

Đồng thời, giao Hội đồng thẩm định giá đất TP.HCM khẩn trương xem xét, có ý kiến thẩm định phương án hệ số điều chỉnh giá đất cụ thể đề tính bồi thường, hỗ trợ liên quan dự án (hạng mục đê bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến sông Kinh , gồm 3 tuyến đê kè 1,2, 3).

Ngoài ra, liên quan đến việc gia hạn thời gian tái cấp vốn cho dự chống ngâp 10.000 tỷ đồng, mới đây, UBND TP.HCM cũng đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép gia hạn thời gian tái cấp vốn dự án đến ngày 30/9/2019 và giao cho NHNN khẩn trương thực hiện thủ tục gia hạn tái cấp vốn làm cơ sở cho TP tiếp tục triển khai dự án theo đúng quy định.

UBND TP và nhà đầu tư cũng đã cam kết, đảm bảo không tăng tổng mức đầu tư dự án sau khi điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo quy định. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ dự án, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30/6/2020.

Dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến biến đổi khí hậu – giai đoạn 1” có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, khởi công tháng 6/2016. Dự án bao gồm 6 cống kiểm soát triều lớn với khẩu độ từ 40-160 m là Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô và Phú Định. Ngoài ra, dự án còn 5 đê bao/kè xung yếu dài hơn 7,8 km.

Ngoài ra, dự án còn 5 đê bao/kè xung yếu dài hơn 7,8 km. Khu nhà quản lý trung tâm dự án tại cống Mương Chuối với nhiệm vụ quản lý toàn bộ công trình chống ngập. Mục tiêu của dự án nhằm kiểm soát ngập do triều, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 750 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ