TP.HCM yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án chống ngập đã phê duyệt, sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư

Hiện trên địa bàn TP.HCM còn lại 8 dự án đang triển khai thi công dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2019 và 2020 với tổng mức đầu tư là 1.275 tỷ đồng; có 21 dự án đã phê duyệt năm 2017 và 13 dự án chuẩn bị đầu tư.
CHU KÝ
30, Tháng 05, 2019 | 06:09

Hiện trên địa bàn TP.HCM còn lại 8 dự án đang triển khai thi công dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2019 và 2020 với tổng mức đầu tư là 1.275 tỷ đồng; có 21 dự án đã phê duyệt năm 2017 và 13 dự án chuẩn bị đầu tư.

Chiều 29/5, Chủ tịch HĐND TP.HCM bà Nguyễn Thị Lệ cùng Đoàn Giám sát, đã có buổi làm việc tại Sở Xây dựng về kiểm tra tiến độ và hiệu quả triển khai các dự án chống ngập trên địa bàn TP.HCM.

Báo cáo tại buổi làm việc, Sở Xây dựng cho biết, theo Quyết định số 6261 ngày 30/11/2016 của UBND TP.HCM, có 64 dự án thuộc danh mục đầu tư phát triển hệ thống thoát nước, giải quyết ngập do mưa và 2 chương trình đầu tư công với tổng mức đầu tư là 13.437 tỷ đồng.

IMG_0458

Hiện trên địa bàn TP.HCM còn lại 8 dự án đang triển khai thi công dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2019 và 2020 với tổng mức đầu tư là 1.275 tỷ đồng. Ảnh: Chu Ký

Bên cạnh đó, tổng nguồn vốn dự kiến bố trí trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đối với các dự án cải tạo xây dựng hệ thống thoát nước là 11.056 tỷ đồng, có 27 dự án chuyển tiếp, trong đó có 19 dự án đã thi công hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả chống, giảm ngập cho các khu vực quận 5, 9, Tân Phú, Bình Thạnh, Thủ Đức và huyện Hóc Môn, Củ Chi, với tổng mức đầu tư các dự án 1.843 tỷ đồng.

Còn lại 8 dự án đang triển khai thi công dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2019 và 2020 với tổng mức đầu tư là 1.275 tỷ đồng; có 21 dự án đã phê duyệt năm 2017 và 13 dự án chuẩn bị đầu tư.

Về công tác xóa, giảm ngập, trên địa bàn Thành phố có 126 điểm ngập, trong đó, có 85 điểm ngập vùng trung tâm và 41 điểm ngập vùng ngoại vi. Tính đến cuối năm 2015, còn 40 tuyến đường ngập, trong đó có 17 tuyến đường thường xuyên ngập mỗi khi mưa.

Theo đó, Sở Xây dựng kiến nghị UBND TP.HCM xem xét bố trí vốn đối với các dự án vừa được HĐND Thành phố thông qua để triển khai thực hiện, góp phần hoàn thành kế hoạch giảm ngập nước giai đoạn 2016 - 2020.

Sở xây dựng cũng kiến nghị, UBND các quận, huyện gồm 1, 3, 6, 8, 10, 12, Phú Nhuận, Bình Tân cần đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng đối với các dự án chuẩn bị đầu tư vướng công tác giải phóng mặt bằng nên kéo dài thời gian, chưa thể triển khai thực hiện.

Theo Chủ tịch HĐND TP.HCM, công tác chống ngập còn gặp khó, nhất là khi mưa kết hợp với triều cường. Công tác triển khai thực hiện các dự án chống ngập trên địa bàn TP không thể một cơ quan, đơn vị làm được, mà phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương, sự đồng thuận của người dân.

Chủ tịch HĐND Thành phố cũng đề nghị Sở Xây dựng quan tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chống ngập đã được phê duyệt; chủ động phối hợp với các quận, huyện tháo gỡ những vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện các dự án chống ngập. Đồng thời, quan tâm công tác quản lý các dự án sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng để tránh tình trạng tái lấn chiếm; tham mưu UBND Thành phố phân cấp quản lý nhằm tạo sự đồng bộ, góp phần hạn chế ngập do mưa.

Trước đó, sáng cùng ngày, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ  và Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cũng đã có buổi làm việc với Công ty Trung Nam 1547, chủ đầu tư dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu – giai đoạn 1” và UBND 5 quận huyện gồm 4, 7, 8, Nhà Bè, Bình Chánh.

IMG_1297

Dự án chống ngâp 10.000 tỷ đồng, đã đạt gần 80% khối lượng thi công. Ảnh: Chu Ký

Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện Công ty Trung Nam BT 1547 cho biết, dự án đã đạt gần 80% khối lượng thi công. Hiện nay, tiến độ thi công dự án vẫn rất chậm do vướng mặt bằng thi công và công tác đền bù, tái định cư cho người dân.

Cũng tại buổi làm việc, đại diện UBND các quận, huyện cũng đã báo cáo về tiến độ giải phóng mặt bằng, cũng như công tác đền bù, tái định cư cho người dân trên địa bàn. Cụ thể:

UBND quận 4 cho biết, quận đã cơ bản hoàn tất công tác vận động, giải phóng mặt bằng. Trong phạm vi dự án chỉ còn 2 doanh nghiệp và 1 hộ dân đang chờ bồi thường. Sau khi nhận tiền, các tổ chức cá nhân nói trên sẽ bàn giao mặt bằng.

Theo UBND quận 7, hiện quận đang “vướng” 16 hộ dân nhà đất thuộc diện lấn chiếm kênh rạch, theo quy định chỉ nhận được tiền hỗ trợ di dời. Bên cạnh đó, thủ tục chi trả tiền hồ trợ vẫn chưa hoàn tất nên người dân chưa giao mặt bằng.

Còn theo báo cáo của UBND quận 8, hiện trong phạm vi dự án còn 13 hộ chưa di dời thuộc vị trí xây dựng nhà điều hành cống kiểm soát triều Phú Định. Do sơ suất trong quá trình kiểm kê, 1/13 hộ dân ban đầu xác định nhà đất thuộc diện đất ở nhưng sau đó mới phát hiện là đất nông nghiệp. UBND quận phải điều chỉnh hồ sơ bồi thường và đang chờ hướng dẫn giá đền bù.

UBND huyện Bình Chánh cũng cho biết, huyện đã vận động 40 hộ đã bàn giao mặt bằng trước, trong phạm vi dự án còn 13 hộ đang tiếp tục vận động.

Theo báo cáo UBND huyện Nhà Bè, các vị trí cần thi công của dự án địa phương đã giao mặt bằng, riêng tại khu vực cống kiểm soát triều Mương Chuối, địa phương đang chờ thành phố duyệt đơn giá T2 do điều chỉnh ranh. Còn lại, người dân trên địa bàn huyện rất hợp tác và quan tâm đến dự án do địa phương ngày càng bị ngập nặng hơn.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các quận huyện bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư chậm nhất là đến 30/6 theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân.

Sau khi lắng nghe báo cáo, kết luận cuộc họp, Chủ tịch Nguyễn Thị Lệ cho biết,  HĐND TP.HCM sẽ tổng hợp ý kiến, khó khăn, vướng mắc của các quận huyện để làm việc với lãnh đạo UBND TP.HCM trong thời gian sớm nhất.

Theo đó, Chủ tịch HĐND Thành phố cũng đề nghị các sở ban ngành hỗ trợ các quận huyện trong công tác bồi thường, cho người dân. Lãnh đạo UBND các quận huyện tích cực vận động người dân bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ