Vốn FDI 5 tháng đạt gần 14 tỷ USD

Nhàđầutư
Mặc dù giảm tới 17% so với cùng kỳ nhưng vốn FDI vẫn giữ triển vọng lạc quan khi Chính phủ và các địa phương đang có các hành động quyết liệt để đón đầu làn sóng đầu tư hậu COVID-19
ANH PHONG
27, Tháng 05, 2020 | 15:31

Nhàđầutư
Mặc dù giảm tới 17% so với cùng kỳ nhưng vốn FDI vẫn giữ triển vọng lạc quan khi Chính phủ và các địa phương đang có các hành động quyết liệt để đón đầu làn sóng đầu tư hậu COVID-19

thu-hut-fdi-san-sang-cho-

Cần hành động nhanh để đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư, trong đó tranh thủ xúc tiến đầu tư với các tập đoàn lớn, mạnh về công nghệ khi họ đang có nhu cầu dịch chuyển nhà máy

Báo cáo từ Cục Đầu tư (Bộ KH&ĐT), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 5 đạt hơn 1,55 tỉ USD, đưa tổng lượng vốn FDI vào Việt Nam sau 5 tháng đầu năm nay đạt gần 13,9 tỉ USD.

Trong đó, vốn đăng ký mới đạt 7,44 tỉ USD với 1.212 dự án, vốn điều chỉnh đạt 3,45 tỷ USD với 436 dự án, lượng vốn góp, mua cổ phần đạt gần 3 tỉ USD với 3.528 dự án.

So với cùng kỳ năm 2019, vốn FDI bị sụt giảm 17%. Tuy nhiên, 5 tháng đầu năm nay lượng vốn ngoại vào Việt Nam vẫn tăng cao hơn cùng kỳ của các năm trước đó dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Theo số liệu thống kê, 5 tháng đầu năm 2016 đạt 10,1 tỉ USD; năm 2017 đạt 12,1 tỉ USD và năm 2018 chỉ đạt 9,9 tỉ USD.

Dẫn đầu về thu hút vốn FDI trong 5 tháng qua là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với hơn 6,87 tỉ USD; đứng thứ hai là sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa với gần 4 tỉ USD nhờ có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy thu hút được gần 945 triệu USD và thứ tư là hoạt động kinh doanh bất động sản với 801,2 triệu USD…

Tổng cộng có 96 quốc gia và vùng lãnh thổ rót vốn đầu tư vào Việt Nam. Trong đó Singapore đang dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,3 tỉ USD, Thái Lan đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,46 tỉ USD, Trung Quốc đứng thứ ba với 1,27 tỉ USD, Nhật Bản đứng vị trí thứ tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,26 tỉ USD. Tiếp theo là Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, British Virgin Islands, Hà Lan...

Xét theo địa bàn, Bạc Liêu nhờ có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng với vốn đầu tư 4 tỉ USD vươn lên dẫn đầu là tỉnh thu hút nhiều vốn ngoại nhất từ đầu năm đến nay. Đứng thứ hai là Bà Rịa-Vũng Tàu với 1,935 tỉ USD và TP.HCM đứng thứ 3 khi có 1,6 tỉ USD. Những tỉnh xếp tiếp theo gồm Hà Nội, Hà Nam, Bình Dương, Tây Ninh, Long An…

Dòng vốn đầu tư nước ngoài đang có sự thay đổi về căn bản khi xu hướng hướng nội và đa dạng hóa chuỗi cung ứng được ưu tiên. Trước biến động này, nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam có cơ hội, lợi thế để đón đầu sự dịch chuyển dòng vốn. Điều quan trọng là cần có giải pháp thích hợp và phải hành động nhanh.

Mới đây nhất, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định, muốn thu hút đầu tư phát triển ở đất nước còn nghèo, hạ tầng, cơ chế chưa hoàn thiện, thì “phải biết tạo sức mạnh từ lợi thế của Việt Nam” và phải làm nhanh hơn, tốt hơn chứ không phải cứ bình bình, trì trệ, không đổi mới.

Thủ tướng cũng nêu rõ, nếu như Việt Nam không đầu tư phát triển, kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, thì không bao giờ thành công. Do đó, cần tập trung vào các biện pháp, cách làm thiết thực, cụ thể để tranh thủ luồng đầu tư dịch chuyển vào Việt Nam, trọng tâm là các tập đoàn đa quốc gia lớn, công nghệ cao, đứng đầu các chuỗi cung ứng, cần phải có tinh thần tiến công, chủ động hơn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ