VN-Index về đáy 16 tháng, khối ngoại bán ròng 1.100 tỷ tuần qua

Nhàđầutư
VN-Index ghi nhận tuần giao dịch thiếu tích cực với mức giảm 27,59 điểm với phần lớn nhóm ngành đều chịu áp lực suy giảm.
NHẬT HUỲNH
09, Tháng 07, 2022 | 11:45

Nhàđầutư
VN-Index ghi nhận tuần giao dịch thiếu tích cực với mức giảm 27,59 điểm với phần lớn nhóm ngành đều chịu áp lực suy giảm.

Anh 8 (6)

Với diễn biến giảm điểm trên thị trường trong tuần qua thì gần như toàn bộ các nhóm ngành cổ phiếu đều đi xuống. Ảnh Gia Huy.

Thị trường chứng khoán có thêm một tuần giao dịch thận trọng với thanh khoản tiếp tục suy giảm. Về điểm số, VN-Index giảm liên tiếp ở 3 phiên đầu tuần, riêng phiên 6/7 giảm đến 31,68 điểm về 1.149,61 điểm, thấp nhất kể từ tháng 3/2021. 

Dù sau đó thị trường đã hồi phục trở lại trong hai phiên cuối tuần với mức tăng tốt vào ngày thứ 5. Song tính chung cả tuần giao dịch, VN-Index vẫn giảm 27,59 điểm (-2,3%) xuống 1.171,31 điểm, HNX-Index giảm 1,08 điểm (-0,4%) xuống 277,8 điểm. Giá trị giao dịch trên HoSE giảm 8,8% so với tuần trước đó với 55.866 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 8% xuống 2.358 triệu cổ phiếu. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 14,1% so với tuần trước đó với 5.321 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 7,5% xuống 278 triệu cổ phiếu.

Xét về mức độ ảnh hưởng, GAS, VIC, MWG, GVR, MSN và CTG là những cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index. Riêng GAS đã lấy đi gần 7 điểm của chỉ số này.

Về nhóm ngành, phần lớn các nhóm cổ phiếu quan trọng đều đi xuống trong những phiên thị trường rung lắc mạnh và có dấu hiệu hồi phục tốt trong phiên cuối tuần như bất động sản, chứng khoán và thép. Tương tự, nhóm dầu khi cũng tăng khá tốt trong phiên 8/7 sau những phiên bị bán mạnh do chịu ảnh hưởng từ tình hình giá dầu thế giới, dù vậy, tính chung cả tuần, nhóm này vẫn mất 4,4% giá trị vốn hóa. Các ngành còn lại cũng giảm khá như dịch vụ tiêu dùng (-3,9%), công nghiệp (-3,4%), hàng tiêu dùng (-1,7%), dược phẩm và y tế (-0,4%)...

Ở chiều ngược lại, dù có đuối sức về cuối tuần và chỉ tăng nhẹ 0,2%, song nhóm ngân hàng vẫn nhận được nhiều chú ý khi đóng vai trò nâng đỡ thị trường. Một số mã tăng khá như TCB (+4,3%), SHB (+1,1%), LPB (+1,5%), KLB (+3,2%), SGB (+1,5%), BAB (+4,1%)...

Giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi họ bán ròng trên hai sàn khoảng 1.131 tỷ đồng tương ứng khối lượng gần 32 triệu đơn vị. FUEVFVND là mã bị bán ròng nhiều nhất với 8,9 triệu chứng chỉ quỹ, tiếp theo là DXG với 6,6 triệu cổ phiếu và SSI với 5,2 triệu cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, STB là mã được mua ròng nhiều nhất với 4,8 triệu cổ phiếu.

Trong khi đó, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán lại tích cực hỗ trợ dòng tiền trong bối cảnh những nhà đầu tư cá nhân giao dịch với tâm lý không tốt.

Cụ thể, trong tuần qua, bộ phận tự doanh chứng khoán mua ròng trên HoSE 390,5 tỷ đồng. Cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất là EIB (168,9 tỷ đồng), TCB (88,2 tỷ đồng), STB (43,6 tỷ đồng) và GEX (38,3 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, họ bán ròng GAS (60,2 tỷ đồng), VHM (38,9 tỷ đồng), VCB (30,6 tỷ đồng), DCM (27,7 tỷ đồng) và DXG (26,1 tỷ đồng).

Đối lập xu hướng dòng tiền trên HoSE, khối tự doanh quay sang bán ròng nhẹ trên sàn HNX và thị trường UPCoM với giá trị lần lượt là 0,3 tỷ đồng và 8,1 tỷ đồng. 

Đáng chú ý, trên thị trường phái sinh, trong phiên thị trường rung lắc mạnh (phiên 6/7), khối tự doanh mở vị thế Bán (Short) với 8.934 hợp đồng tương ứng giá trị 1.096 tỷ đồng và Mua (Long) 3.810 hợp đồng, tương ứng giá trị 468 tỷ đồng. Tổng khối lượng và giá trị giao dịch là 12.744 hợp đồng và 1.563 tỷ đồng. Đây là quy mô giao dịch lớn nhất của khối tự doanh kể từ khi HNX bắt đầu công bố dữ liệu vào ngày 20/5.

Tính chung tuần, khối này mở 11.374 hợp đồng vị thế Mua (Long) với tổng giá trị 1.403 tỷ đồng trong khi Bán (Short) 16.227 hợp đồng với giá trị hơn 2.000 tỷ đồng.

Về diễn biến thị trường tuần qua, SHS đánh giá rằng tuy hồi phục vào cuối tuần nhưng thanh khoản giảm mạnh cho thấy tâm lý vẫn còn yếu, thiếu sự ổn định cho một sự hồi phục dài hơi. Nên khả năng thị trường quay trở lại đà giảm trong tuần tới là có thể xảy ra.

Với góc nhìn dài hạn hơn, SHS kỳ vọng thị trường sẽ có xu hướng tích lũy chặt chẽ dần, ở vùng giá hiện tại mặt bằng giá cổ phiếu vẫn đang ở mức hấp dẫn bởi định giá P/E đang thấp trong bối cảnh đà hồi phục của nền kinh tế sau đại dịnh vẫn được duy trì, nhiều doanh nghiệp niêm yết được dự báo tiếp tục đà tăng trưởng lợi nhuận trong quý 2/2022.

“Các nhà đầu tư giá trị nắm giữ cổ phiếu trong dài hạn có thể giải ngân ở các phiên điều chỉnh mạnh như phiên 6/7 vừa qua. Và với quan điểm thị trường đang hình thành vùng tích lũy, nhà đầu tư dài hạn nên cân nhắc giải ngân từng phần bởi quá trình tích lũy có thể kéo dài. Không nên giải ngân theo phong cách all in để tránh bị tâm lý căng thẳng trong giai đoạn hiện tại”, SHS khuyến nghị.

Cùng quan điểm, theo VDSC, thị trường có khả năng sẽ tiếp tục trạng thái thăm dò cung cầu trong phiên tiếp theo. Vùng cản gần nhất là 1.175-1.180 điểm và xa hơn là 1.200 điểm của VN-Index. Do đó, nhà đầu tư vẫn nên quan sát kỹ diễn biến của các nhóm ngành mạnh, đồng thời có thể bắt đầu mua thăm dò tại các cổ phiếu ở vùng hỗ trợ cứng và đang dần có chuyển biến tốt.

Về kỹ thuật, MBS nhận định thị trường đang có sự phân hóa tích cực, nhà đầu tư nên tập trung vào từng cổ phiếu cụ thể hơn là tham chiếu vào chỉ số chính. Bên cạnh đó, việc thanh khoản thấp đang là tín hiệu cho thấy lực cung đã ở vùng cạn kiệt, do vậy có thể mua gom cổ phiếu có triển vọng kết quả kinh doanh quý 2 khả quan.

Ở góc nhìn thận trọng, SSI đưa ra 2 kịch bản. Nếu VN-Index vẫn tiếp tục duy trì trên khu vực đáy tháng 5 (1.161 – 1.157 điểm), chỉ số nhiều khả năng sẽ chuyển sang trạng thái đi ngang với vùng cận trên là 1.220 – 1.223 điểm. Trong khi đó nếu không giữ vững trên vùng đáy kể trên, chỉ số chính nhiều khả năng sẽ điều chỉnh và tìm kiếm một điểm cân bằng mới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ