Việt Nam triển khai Chương trình xây dựng Thương hiệu Quốc gia là phù hợp với xu hướng chung

Nhàđầutư
Trên thế giới, đã có hơn 80 quốc gia đang triển khai chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia để phát triển thương hiệu sản phẩm sang thị trường nước ngoài. Vì vậy, việc Việt Nam triển khai chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia gắn với vấn đề hội nhập và phát triển xuất khẩu là phù hợp với xu hướng chung.
NGUYỄN HỒNG
20, Tháng 04, 2018 | 15:53

Nhàđầutư
Trên thế giới, đã có hơn 80 quốc gia đang triển khai chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia để phát triển thương hiệu sản phẩm sang thị trường nước ngoài. Vì vậy, việc Việt Nam triển khai chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia gắn với vấn đề hội nhập và phát triển xuất khẩu là phù hợp với xu hướng chung.

Ngày 20/4/2018 tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam với chủ đề “Thương hiệu với hội nhập và Phát triển xuất khẩu bền vững”. Diễn đàn là một trong các sự kiện quan trọng trong khuôn khổ Tuần lễ Thương hiệu Việt Nam 2018 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và các tổ chức liên quan triển khai tốt hơn việc xây dựng thương hiệu trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập quốc tế nói chung và trong hoạt động kinh doanh, phát triển xuất khẩu bền vững nói riêng. 

30742145_1324051261071547_3780304349922590720_n

Diễn đàn thu hút sự tham gia của đông đảo đại biểu từ các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp liên quan tới phát triển thương hiệu và xuất nhập khẩu sáng 20/4

Thông qua việc chia sẻ, trao đổi và thảo luận từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thương hiệu và xuất nhập khẩu, Diễn đàn sẽ góp phần tạo động lực cho việc từng bước xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp, địa phương, sản phẩm và quốc gia; từ đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh, góp phần xúc tiến xuất khẩu và xây dựng hình ảnh thương hiệu quốc gia của Việt Nam ngày càng vững mạnh trên trường quốc tế.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho rằng, Diễn đàn là cơ hội tốt để các bên trao đổi về xu hướng xây dựng thương hiệu, lợi ích của phát triển thương hiệu tại thị trường nước ngoài và cách thức phát triển xuất khẩu bền vững trước thềm các Hiệp định FTAs có hiệu lực.

"Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp nêu nhận xét và đề xuất với các cơ quan nhà nước cung cấp các giải pháp phát triển thương hiệu gắn với xuất nhập khẩu", Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại nhấn mạnh.

Hiện nay, chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu đang diễn ra rất mạnh mẽ và sâu rộng, không chỉ dừng lại ở cấp độ doanh nghiệp mà đã phát triển lên mức độ địa phương, ngành hàng và thậm chí ở cấp quốc gia. Trên thế giới, đã có hơn 80 quốc gia đang triển khai chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia để phát triển thương hiệu sản phẩm sang thị trường nước ngoài. Vì vậy, việc Việt Nam triển khai chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia gắn với vấn đề hội nhập và phát triển xuất khẩu là phù hợp với xu hướng chung.

Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2018 được chia ra ba phiên chính, tập trung trao đổi về các giải pháp phát triển thương hiệu ra thị trường nước ngoài.

Theo đó, Phiên thứ nhất về vai trò của phát triển thương hiệu sản phẩm trong mở rộng thị trường và Tổng quan về Chương trình Thương hiệu Quốc gia; Phiên thứ hai thảo luận những cơ hội cho các sản phẩm thương hiệu Việt Nam khi các Hiệp định FTAs đã được đàm phán, ký kết và có hiệu lực; Phiên thứ ba trao đổi về các giải pháp và chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong phát triển thương hiệu tại nước ngoài.

30743459_1323947671081906_8332931110581305344_n

 Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại phát biểu tại diễn đàn

Tạo dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động phát triển thương hiệu

Giới thiệu về Chương trình Thương hiệu quốc gia, ông Vũ Bá Phú cho biết thêm, Chương trình Thương hiệu Quốc gia (THQG) là chương trình Xúc tiến thương mại dài hạn, duy nhất của Chính phủ Việt Nam tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp; Biểu trưng Thương hiệu quốc gia có tựa đề Giá trị Việt Nam (Vietnam Value) được trao cho các thương hiệu sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí của Chương trình; có giá trị bảo chứng

Theo ông Vũ Bá Phú, chương trình không phải là một giải thưởng thương hiệu. Việc lựa chọn các thương hiệu sản phẩm đạt THQG chỉ là sự khởi đầu để các doanh nghiệp trở thành đối tác của Chương trình, đồng hành với Chính phủ theo đuổi các giá trị mà quốc gia hướng tới.

Về định hướng hoạt động chương trình trong thời gian tới, ông Vũ Bá Phú cho biết sẽ tạo dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động phát triển thương hiệu thông qua phối hợp các chương trình và hoạt động tương đồng về mục tiêu và nội dung của các Bộ/ngành nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực.

Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu thông qua các hoạt động đào tạo, tư vấn và thông tin nhằm nâng cao trình độ kinh doanh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, phát triển xuất khẩu, tăng thị phần nội địa, xác định hướng xuất khẩu để làm nền tảng xây dựng THQG.

Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu cho các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, trên cơ sở phối hợp giữa thương hiệu sản phẩm và chỉ dẫn địa lý/thương hiệu địa phương.

Ngoài ra, tăng cường quảng bá THQG và các sản phẩm đạt THQG thông qua các kênh thông tin truyền thông đại chúng, chuyên ngành, các sự kiện thương mại quốc tế ở trong và ngoài nước, và giáo dục ý thức tự hào dân tộc bằng việc sử dụng sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

Ông Nguyễn Tiến Vượng - Phó TGĐ - Tổng Công ty Thương Mại Hà Nội cho biết, để chương trình THQG thực sự đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ hội nhập, ông mong muốn Chương trình THQG sẽ sớm thiết lập được mô hình liên kết các doanh nghiệp THQG với nhau và hợp tác các doanh nghiệp THQG với các tổ chức Quốc tế để có thểhợp cộng sức mạnh, nguồn lực, liên kết giữa các doanh nghiệp; mở rộng, truyền thông các thương hiệu uy tín của Việt Nam ra Thế giới nhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nước nhà.

Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QÐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003. Ðây là Chương trình duy nhất của Chính phủ Việt Nam tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua các thương hiệu hàng hóa và dịch vụ. Từ năm 2008, ngày 20/4 hàng năm chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trở thành ngày Thương hiệu Việt Nam nhằm tôn vinh doanh nghiệp, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ