Việt Nam năm 2025: Tăng tốc và hiệu quả hơn

GS-TSKH. NGUYỄN MẠI
06:56 29/01/2025

Năm 2025 được xem là năm bản lề của công cuộc "đổi mới lần thứ 2" khi Việt Nam đang và sẽ thực hiện hàng loạt cuộc cách mạng lớn trên nhiều phương diện.

Hướng tới tăng trưởng kinh tế "2 con số"

Năm 2025 là năm cuối của Kế hoạch 5 năm 2021-2025, tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV - mở đầu kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Quốc hội dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7 - 7,5%, Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP 8% để tạo đà tăng trưởng "2 con số" trong giai đoạn 2026-2030.

Chính phủ đề ra nhiệm vụ trọng tâm là ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%; thu ngân sách nhà nước khoảng 1.966,8 nghìn tỷ đồng, tăng 15,6% so với 2024; chi ngân sách nhà nước khoảng 2.548,9 nghìn tỷ đồng; bội chi ngân sách nhà nước khoảng 471.500 tỷ đồng (chiếm 3,8% GDP). Hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc, cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành, các công trình lớn, xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Dự kiến, thương mại điện tử đạt 45 tỷ USD năm 2025.

Việt Nam cũng đang bước lên nấc thang công nghệ mới, khi các dự án đầu tư nước ngoài được khuyến khích vào sản xuất chip và công nghệ cao. Du lịch năm 2025, dự kiến sẽ đón 25 - 28 triệu lượt khách quốc tế và 130 triệu lượt khách nội địa; đóng góp trực tiếp 8 - 9% GDP.

Các tổ chức quốc tế uy tín đánh giá tích cực về triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nhờ sự cởi mở với đầu tư nước ngoài để tiếp tục "nổi bật hơn so với các đối thủ".

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) "Đánh giá Thực trạng nghèo và bình đẳng của Việt Nam năm 2022 - từ chặng đường cuối đến chặng đường kế tiếp" nhận định: Sau 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế năng động và là thị trường đầy hấp dẫn với thế giới bên ngoài. GDP bình quân đầu người tăng từ 481 USD (1986) lên 2.655 USD (2020). Căn cứ vào chuẩn nghèo áp dụng cho quốc gia thu nhập trung bình thấp (3,20 USD/ngày tính theo ngang giá sức mua năm 2011) của WB, tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm từ 16,8% (2010) xuống còn 5% vào (2020).

Tăng trưởng GDP bình quân đầu người thực tế giai đoạn 1991-2018 của Việt Nam là 5,6%/năm. WB cho rằng, tốc độ đó cần được nâng lên mức tối thiểu 6,7% trở lên từ nay đến năm 2045 để Việt Nam có thể trở thành quốc gia thu nhập cao. Để đạt được mức đó, tăng trưởng năng suất trên mỗi lao động cần từ 5,3% mỗi năm trong giai đoạn 2012-2018 lên 6,6% mỗi năm trong giai đoạn 2021-2045, bởi vì "với tốc độ tăng được duy trì như giai đoạn 2012-2018, Việt Nam sẽ dễ dàng trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2045, nhưng sẽ vẫn còn thiếu khoảng 4.000 USD so với mức thu nhập cao".

Năm 2025 trong bối cảnh các nước phát triển như Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc,… cùng nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đã, đang và sẽ thực hiện hàng chục dự án FDI quy mô lớn về công nghiệp bán dẫn, AI, Big Data, Trung tâm R&D, Trung tâm Đổi mới & Sáng tạo; cũng như các doanh nghiệp tư nhân trong nước đang chuyển sang sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm xanh, chuyển đổi số, trong đó hàng trăm tập đoàn kinh tế đầu tư đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao, không những đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, mà cả thị trường thế giới, thì Việt Nam có thể đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn 8% bởi vì còn nhiều dư địa, nếu biết sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư xã hội, nhất là vốn đầu tư công.

Bên cạnh đó, chỉ cần giảm bớt tình trạng lãng phí vốn đầu tư công đang làm cho hệ số tăng trưởng GDP (ICOR) từ 4,5 năm 2024 (vốn đầu tư 30%/7% tăng GDP) xuống 3,0 năm 2025 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ đạt 10%. Cần lưu ý rằng, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) trong giai đoạn 20 năm công nghiệp hoá đã có ICOR từ 2,2 - dưới 3, nên tốc độ tăng GDP bình quân năm từ 10 - 12%. Giai đoạn 1991-1998, nước ta có ICOR chưa đến 3,0 mặc dù vốn đầu tư chưa nhiều, nhưng đạt được tốc độ tăng GDP bình quân năm khoảng 8%.

Đổi mới lần thứ 2

Nhiều chuyên gia kinh tế Việt Nam cho rằng, để có thêm nguồn năng lượng mới đối với các hoạt động kinh tế - xã hội thì cần tiến hành "Cuộc đổi mới lần thứ 2" đáp ứng với đòi hỏi của đất nước ở vào giai đoạn phát triển cao hơn cách đây gần 40 năm.

Trong bài "Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả", Tổng Bí thư Tô Lâm nhận định: Thời điểm 100 năm đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và 100 năm thành lập nước không còn xa, để đạt được các mục tiêu chiến lược, không chỉ đòi hỏi những nỗ lực phi thường, những cố gắng vượt bậc, mà còn không cho phép chúng ta chậm trễ, lơi lỏng, thiếu chính xác, thiếu đồng bộ, thiếu nhịp nhàng trên từng bước đi; muốn vậy cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn tổ chức bộ máy với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ, biên chế hợp lý, chuẩn hóa chức danh. Ban hành quy định về khung tiêu chuẩn, tiêu chí bố trí cán bộ ở từng cấp, từ Trung ương tới cơ sở, từng loại hình để chủ động rà soát, xác định có thể bố trí ngay.

Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ theo hướng thực chất, vì việc tìm người, trên cơ sở sản phẩm cụ thể đo đếm được, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong đánh giá cán bộ. Có cơ chế hữu hiệu sàng lọc, đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín và sử dụng đối với người có năng lực nổi trội.

Ý Đảng hợp với lòng dân, hàng triệu người Việt Nam ở trong nước và kiều bào ở nước ngoài, doanh nghiệp, nhà đầu tư đánh giá cao và tin tưởng cuộc cách mạng về cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị sẽ tạo tiền đề cho "Cuộc đổi mới lần thứ 2", đưa nước ta tiến vào giai đoạn tăng tốc, phát triển bền vững, lấy khoa học và công nghệ, đào tạo và giáo dục làm quốc sách, để gia tăng tốc độ phát triển kinh tế hàng năm hai con số, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh vì hạnh phúc của nhân dân.

Một điểm đáng chú ý, Chính phủ ban hành kế hoạch Chuyển đổi số, để ra định hướng, giải pháp, mục tiêu để gia tăng nhanh chóng sản phẩm số trong GDP. Chuyển đổi số của Việt Nam không chỉ đơn thuần áp dụng công nghệ, mà còn đổi mới toàn diện trên mọi phương diện với 3 trụ cột chính là Chính phủ số, Xã hội số và Kinh tế số.

Chính phủ số là hệ thống quản lý và hoạt động dựa trên nền tảng số, sử dụng dữ liệu và công nghệ để tối ưu hóa quy trình làm việc, cung cấp dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vai trò của Chính phủ số là giúp hiểu rõ nhu cầu của người dân thông qua dữ liệu số, từ đó cung cấp dịch vụ tốt hơn và chăm sóc người dân hiệu quả hơn.

Xã hội số là một xã hội hiện đại, nơi mà công nghệ số được tích hợp vào mọi khía cạnh của cuộc sống, thay đổi cách chúng ta học tập, làm việc, giao tiếp, mua sắm và giải trí, tạo nên công dân số và văn hóa số. Xã hội số đóng vai trò giúp thay đổi cấu trúc xã hội một cách sâu rộng, thúc đẩy sự phát triển bền vững thông qua việc tận dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả của mọi hoạt động.

Kinh tế số là nền kinh tế phát triển dựa trên các nền tảng số, bao gồm việc sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ trực tuyến, giúp tối ưu hóa nguồn lực và tăng cường hiệu quả kinh doanh. Kinh tế số sử dụng các nền tảng và giải pháp công nghệ số để đóng vai trò quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Bên cạnh chuyển đổi số, Việt Nam cũng không thể đứng ngoài xu thế tăng trưởng xanh, bền vững của thế giới. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển kinh tế xanh như Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh, một công cụ quan trọng nhằm hướng đến chiến lược phát triển bền vững, gồm 72 chỉ tiêu, 4 nhóm mục tiêu: 1 - Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; 2 - Xanh hóa các ngành kinh tế; 3 - Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững và 4 - Xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm và nâng cao năng lực chống chịu.

Doanh nghiệp và người dân cần nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương có lợi cho mọi người trong cuộc sống, đã có nhiều mô hình thành công trong nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, công nghiệp và dị dịch vụ cần được nhân rộng ra cả nước.

Vấn đề nổi lên hiện nay là nhanh chóng sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật không còn phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay của nước ta, đồng thời xây dựng các luật mới để điều chỉnh kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, nhất là công nghiệp bán dẫn, công nghệ tương lai như AI, Blockchain, Fintech.

Tiếp đó là thực thi luật pháp nghiêm minh, công khai, minh bạch, thống nhất trong cả nước để đưa nhanh vào đời sống, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội theo kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số; chủ động kích hoạt các động lực tăng trưởng trong nước, thực hiện các giải pháp tăng năng suất lao động, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, góp phần cùng các nước ứng phó có hiệu quả tình trạng gia tăng nhiệt độ trái đất với mục tiêu đến năm 2050 không tăng quá 1,5 độ C.

Tranh thủ tối đa cơ hội, xu hướng phục hồi của các thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, tận dụng tốt và tiếp tục thúc đẩy các FTA song phương và đa phương để mở rộng thị trường đầu ra cho các sản phẩm của Việt Nam. Tiếp tục định hướng thu hút FDI chọn lọc, chú trọng các dự án lớn, dự án công nghệ cao của các nhà đầu tư chiến lược vào năng lượng tái tạo, chip bán dẫn, dịch vụ hiện đại, tác động lan tỏa giữa khu vực FDI với khu vực kinh tế trong nước nhằm phát triển kinh tế số, kinh tế xanh. Thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng, quan tâm hơn đến môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng dân cư.

Cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh để đáp ứng đòi hỏi của người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Xóa bỏ những điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính không cần thiết, gỡ rào cản cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt là vốn tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp quay lại thị trường, doanh nghiệp mới và doanh nghiệp ưu tiên đầu tư vào những ngành tạo ra hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu.

Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp lớn hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Các chính sách hỗ trợ cần thiết thực, hiệu quả để doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả giữa các khu vực; hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh. Các cơ quan nhà nước tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án về đất đai, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường lao động, thị trường khoa học và công nghệ để hình thành đồng bộ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

  • Cùng chuyên mục
Nhập khẩu đường biển của Hoa Kỳ giảm mạnh trong tháng 5 vì thuế quan Trump

Nhập khẩu đường biển của Hoa Kỳ giảm mạnh trong tháng 5 vì thuế quan Trump

Nhập khẩu tại một số cảng biển bận rộn nhất của Hoa Kỳ đã giảm mạnh vào tháng 5, sau khi Tổng thống Donald Trump áp thuế 145% đối với nhiều mặt hàng từ Trung Quốc, theo dữ liệu từ Descartes Datamyne.

Thị trường - 14/06/2025 06:45

Nâng tầm trải nghiệm với xe giường nằm cao cấp thế hệ mới THACO Mobihome 120

Nâng tầm trải nghiệm với xe giường nằm cao cấp thế hệ mới THACO Mobihome 120

THACO AUTO vừa giới thiệu mẫu xe giường nằm cao cấp thế hệ mới - THACO Mobihome 120, với thiết kế hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích, khả năng vận hành ổn định, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và du lịch đường dài

Doanh nghiệp - 13/06/2025 14:05

Foxconn xuất khẩu 97% lượng iPhone từ Ấn Độ sang Hoa Kỳ nhằm tránh thuế quan

Foxconn xuất khẩu 97% lượng iPhone từ Ấn Độ sang Hoa Kỳ nhằm tránh thuế quan

Dữ liệu hải quan cho thấy gần như tất cả iPhone do Foxconn xuất khẩu từ Ấn Độ đều được chuyển đến Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, theo Reuters.

Thị trường - 13/06/2025 12:56

EVNGENCO3: Đẩy mạnh đầu tư các dự án nguồn điện giai đoạn 2025 – 2030

EVNGENCO3: Đẩy mạnh đầu tư các dự án nguồn điện giai đoạn 2025 – 2030

Ngày 10/6/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Phát điện 3 - CTCP (EVNGENCO3), mã chứng khoán PGV, đã tổ chức thành công kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

Doanh nghiệp - 13/06/2025 11:29

Giá dầu thế giới tăng vọt hơn 9% sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu thế giới tăng vọt hơn 9% sau khi Israel tấn công Iran

Giá dầu tăng vọt hơn 9% vào thứ Sáu, đạt mức cao nhất trong gần 5 tháng sau khi Israel tấn công Iran, làm leo thang căng thẳng ở Trung Đông và làm dấy lên lo ngại về nguồn cung dầu bị gián đoạn, theo Reuters.

Thị trường - 13/06/2025 11:20

Các nhà giao dịch Phố Wall đổ xô vào kim loại quí

Các nhà giao dịch Phố Wall đổ xô vào kim loại quí

Các nhà giao dịch Phố Wall săn lùng lợi nhuận nhận thấy các khoản đầu tư sinh lời nhất thời gian qua là ở thị trường kim loại quý, theo CNN.

Thị trường - 13/06/2025 08:42

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – Viên ngọc mới của châu Á

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – Viên ngọc mới của châu Á

InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?

Doanh nghiệp - 13/06/2025 08:00

MedArmor khai trương trung tâm y tế ứng dụng công nghệ AI tại TP.HCM

MedArmor khai trương trung tâm y tế ứng dụng công nghệ AI tại TP.HCM

MedArmor chính thức giới thiệu trung tâm chăm sóc sức khỏe và tầm soát ung thư ứng dụng công nghệ AI tại địa chỉ 33C Lê Thánh Tôn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thị trường - 12/06/2025 14:46

Người trẻ kỳ vọng gì ở ngân hàng số hiện nay?

Người trẻ kỳ vọng gì ở ngân hàng số hiện nay?

Ngân hàng trong mắt người trẻ không còn là nơi để "gửi tiền cho an toàn" mà phải là một trải nghiệm số hóa - tiện lợi, cá nhân hóa, hợp gu, thậm chí còn mang tính giải trí. Muốn chạm được thế hệ số, ngân hàng không chỉ cần số hóa, mà phải thật sự hiểu họ.

Doanh nghiệp - 12/06/2025 12:10

Ông Trump nói sẽ thiết lập thuế quan đơn phương trong vài tuần tới

Ông Trump nói sẽ thiết lập thuế quan đơn phương trong vài tuần tới

Tổng thống Donald Trump đã nói với các phóng viên vào hôm thứ Tư rằng ông sẽ gửi thư cho các đối tác thương mại trong một hoặc hai tuần tới để thiết lập mức thuế quan đơn phương.

Thị trường - 12/06/2025 10:56

Mở rộng cơ hội vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh qua kênh ngân hàng

Mở rộng cơ hội vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh qua kênh ngân hàng

Sự nhập cuộc tích cực từ các ngân hàng thương mại trong việc tháo gỡ khó khăn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh sẽ là động lực giúp các tiểu thương, hộ kinh doanh tiếp cận nguồn vốn dễ dàng với mức lãi suất ưu đãi.

Doanh nghiệp - 12/06/2025 10:50

Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME

Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME

Bên cạnh việc duy trì dòng tiền linh hoạt để vận hành, các SME còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, Eximbank đã đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt và phù hợp, đồng hành cùng các SME trên con đường phát triển bền vững.

Doanh nghiệp - 12/06/2025 10:49

PVFCCo - Phú Mỹ và PVOIL ký kết thỏa thuận hợp tác

PVFCCo - Phú Mỹ và PVOIL ký kết thỏa thuận hợp tác

Mới đây, PVFCCo – Phú Mỹ và PVOIL đã ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lược, mở ra giai đoạn hợp tác toàn diện, đa lĩnh vực giữa hai đơn vị thành viên thuộc Petrovietnam.

Doanh nghiệp - 12/06/2025 10:48

Giá vàng thế giới hướng tới mốc mới

Giá vàng thế giới hướng tới mốc mới

Giá vàng thế giới tăng mạnh, hiện đã vượt qua mốc 3.370 USD/ounce và được dự báo sẽ có thể lên tới 3.500 USD/ounce.

Thị trường - 12/06/2025 10:00

Doanh nghiệp xây dựng Bắc Ninh 'chết đứng' vì thiếu cát

Doanh nghiệp xây dựng Bắc Ninh 'chết đứng' vì thiếu cát

Tình trạng thiếu hụt nguồn cung cát xây dựng ở tỉnh Bắc Ninh đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, vật liệu và hạ tầng. Hàng loạt công trình bị đình trệ, một số doanh nghiệp buộc phải tạm ngừng hoạt động do không có nguyên liệu đầu vào.

Thị trường - 12/06/2025 00:49

Ông Trump nói thỏa thuận thương mại với Trung Quốc 'đã hoàn tất'

Ông Trump nói thỏa thuận thương mại với Trung Quốc 'đã hoàn tất'

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết thỏa thuận thương mại với Trung Quốc 'đã hoàn tất', chờ ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký, theo Yahoo Finance.

Thị trường - 11/06/2025 22:43