Việt Nam là thị trường an toàn, giàu tiềm năng để kích hoạt các cơ hội M&A mới

Nhàđầutư
Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá một khi kinh tế phục hồi, dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc vào Việt Nam, cộng hưởng với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước, thì các hoạt động M&A cũng sẽ được kích hoạt mạnh mẽ.
BẢO KHANH
23, Tháng 11, 2022 | 16:04

Nhàđầutư
Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá một khi kinh tế phục hồi, dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc vào Việt Nam, cộng hưởng với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước, thì các hoạt động M&A cũng sẽ được kích hoạt mạnh mẽ.

khai-mac-dien-dan-ma-2022-kich-hoat-nhung-co-hoi-moi1669186024

Diễn đàn Mua bán – Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam năm 2022. Ảnh: Lê Toàn.

Chiều 23/11, Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam năm 2022 được Báo Đầu tư tổ chức với chủ đề "Kích hoạt những cơ hội mới". 

Phát biểu tại diễn đàn, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận, thế giới đang trải qua năm 2022 với nhiều tiền lệ vượt khỏi dự báo của các tổ chức lớn, cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia lớn, xung độ Nga - Ukraine, rủi ro vĩ mô liên tục gia tăng… đã buộc nhiều nền kinh tế phải đảo chiều chính sách, nhất là chính sách tiền tệ, tài khóa.

Ông cho biết, các chính sách kiểm soát dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư toàn cầu nói chung, Việt Nam nói riêng, trong đó có cả lĩnh vực M&A. Vốn FDI đăng ký cấp mới dù đã phục hồi nhưng tính chung 10 tháng đầu năm đã giảm 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 22,46 tỷ USD; có 2.997 lượt góp vốn cổ phần (giảm 2,2%) so với cùng kỳ.

999

Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT. Ảnh: Lê Toàn.

Có thể thấy, sau giai đoạn thăng hoa, thị trường M&A trên toàn cầu đang trải qua giai đoạn trầm lắng. Dữ liệu KPMG cho thấy tổng giá trị M&A 10 tháng đầu năm 2022 đạt 5,7 tỷ USD, giảm 35,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Singapore là nước dẫn đầu các giao dịch xuyên quốc gia với khoảng 1,2 tỷ USD, tiếp đến là Mỹ (570 triệu USD) và Hàn Quốc (370 triệu USD).

Quy mô giao dịch bình quân đối với một giao dịch có giá trị được công bố giảm từ mốc 31,1 triệu USD vào năm 2021 xuống còn 16,5 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2022.  Số lượng megadeals (giao dịch có giá trị vượt quá 100 triệu USD) được ký kết trong 10 tháng đầu năm 2022 đã giảm khoảng một nửa xuống còn 13 thương vụ so với 22 thương vụ trong cùng kỳ năm trước.

Tương tự năm 2021, các giao dịch M&A tiếp tục được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp Việt Nam với giá trị hơn 1,3 tỷ USD. Các ngành, lĩnh vực thu hút chính thu hút nhiều khoản đầu tư gồm: Tiêu dùng (1,2 tỷ USD), bất động sản (gần 1 tỷ USD), công nghiệp (800 triệu USD). Đặc biệt, ngành năng lượng đang trở nên hot nhất năm 2022 nếu xét về tăng trưởng giá trị khi đạt gần 600 triệu USD, tăng khoảng 6 lần so với năm 2021.

KPMG_1

ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia. Ảnh: Lê Toàn.

Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia chia sẻ, các bên tham gia giao dịch M&A năm 2022 có xu hướng chi tiêu thận trọng hơn, một phần do những lo ngại về địa chính trị trên toàn cầu cùng nguy cơ về lạm phát cao gây ảnh hưởng đến các giao dịch xuyên quốc gia. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư trong năm nay thường là nhà đầu tư chiến lược nhiều hơn đầu tư tài chính, có xu hướng cẩn trọng hơn trong việc tìm kiếm những giao dịch và tài sản mang lại nhiều giá trị cộng hưởng về mặt chiến lược cao hơn bên cạnh lợi nhuận. 

"Các nhà đầu tư hiện lo ngại về những xu hướng địa chính trị toàn cầu tác động đến nền kinh tế Việt Nam, từ đó dẫn đến sự sụt giảm về tổng giá trị giao dịch và cả quy mô giao dịch bình quân", ông nhìn nhận.

Cơ hội M&A trong năm 2023

Trong năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng chậm lại, tình trạng lạm phát cao tiếp tục kéo dài. Diễn biến này có thể ảnh hưởng và thách thức đến Việt Nam.

Tuy vậy, Thứ trưởng Trần Quốc Phương tin tưởng: "Một khi kinh tế phục hồi, dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc vào Việt Nam, cộng hưởng với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước, thì các hoạt động M&A cũng sẽ được kích hoạt mạnh mẽ. Sự chững lại của hoạt động M&A thời gian gần đây chỉ mang tính chất ngắn hạn và sẽ sớm hồi phục. Việt Nam luôn được đánh giá là thị trường an toàn, giàu tiềm năng để kích hoạt các cơ hội mới".

Liên quan đến các cơ hội M&A, ông Warrick Cleine cho rằng có một số yếu tố cần được xem xét. Theo đó, lĩnh vực dịch vụ tài chính khá trầm lắng trong năm 2022, nhưng có những thương vụ lớn tiềm năng mà có thể thay đổi cục diện của thị trường M&A nếu được ký kết trong năm 2023.

Bên cạnh đó, với nỗ lực của Chính phủ trong việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước, có thể có một số thương vụ thoái vốn nhà nước ra khỏi các doanh nghiệp lớn, từ đó mang lại luồng sinh khí mới cho thị trường M&A.

Ông Warrick Cleine nhấn mạnh, những xu hướng vẫn đang chi phối nền kinh tế Việt Nam như "Sống/Kinh doanh xanh - Go Green" và "Tầng lớp trung lưu đang nổi lên" sẽ mang lại nhiều khoản đầu tư hơn cho lĩnh vực năng lượng, cũng như những lĩnh vực phục vụ khách hàng bán lẻ tại Việt Nam, những người đang ngày càng vừa tinh tế hơn vừa gia tăng về số lượng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ