Việt Nam khẳng định cam kết cao nhất với sự phát triển của Cộng đồng Pháp ngữ

NGUYỄN THU HÀ
11:05 03/10/2024

Theo Đại sứ Đinh Toàn Thắng, trong 30 năm qua, lãnh đạo cấp cao Việt Nam luôn tham dự các Hội nghị cấp cao Pháp ngữ, thể hiện sự coi trọng của Việt Nam trong hợp tác với OIF và các nước thành viên.

Đại sứ Đinh Toàn Thắng, Đại diện thường trực của Chủ tịch nước bên cạnh Hội đồng thường trực Pháp ngữ (CPF) và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF). (Ảnh: Thu Hà/TTXVN)

Nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại thủ đô Paris của Pháp từ ngày 4-5/10, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF).

Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:

- Hội nghị cấp cao Pháp ngữ sẽ diễn ra vào đầu tháng 10 tại Pháp. Xin Đại sứ đánh giá về vai trò của Việt Nam trong OIF, đặc biệt trong giảng dạy tiếng Pháp và phát triển hợp tác kinh tế?

Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Từ nhiều năm qua, Việt Nam luôn tham gia đầy đủ và thực chất trong hầu hết các vấn đề ưu tiên của cộng đồng Pháp ngữ, từ hoạch định chiến lược hợp tác, thúc đẩy cải cách, vì vậy Việt Nam được coi thuộc nhóm nước đang phát triển có vai trò nòng cốt và tiếng nói quan trọng của OIF tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Điều này được thể hiện qua việc Việt Nam nhiều lần được các nước thành viên OIF tín nhiệm bầu vào các cương vị quan trọng của tổ chức này, tiêu biểu là Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch Ủy ban Kinh tế của Hội đồng Thường trực Pháp ngữ từ năm 2019, thành viên Hội đồng quản trị Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) từ năm 2013, Phó Chủ tịch Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) từ 2019-2021. OIF và AUF đều đặt văn phòng đại diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Hà Nội.

Về giảng dạy tiếng Pháp, Việt Nam đã triển khai được nhiều sáng kiến, dự án ủng hộ từ các nước thành viên cộng đồng Pháp ngữ, nhất là các nước Pháp, Canada, Bỉ, Thụy Sĩ. Các dự án này bao gồm tài trợ các lớp song ngữ dạy tiếng Pháp, đào tạo tăng cường nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ, xây dựng không gian sách tiếng Pháp tại các trường đại học.

Từ năm 2014, Việt Nam chủ động đóng góp tự nguyện cho AUF, qua đó góp phần cải thiện giáo dục tiếng Pháp tại 47 trường đại học Việt Nam là thành viên AUF. Vừa qua, Việt Nam là một trong 4 nước đi đầu tham gia khảo sát năm 2023 của OIF về tiếng Pháp trong đa dạng ngôn ngữ, cho thấy sự tiên phong của Việt Nam về đánh giá thực trạng tiếng Pháp và tìm kiếm giải pháp nâng cao giáo dục tiếng Pháp.

Về hợp tác kinh tế, Việt Nam chính là nước đã khởi xướng mảng hợp tác kinh tế trong Pháp ngữ ngay tại Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 7 được tổ chức vào năm 1997 tại Hà Nội.

Trên cương vị Chủ tịch Ủy ban Kinh tế, Việt Nam đã điều hành soạn thảo Chiến lược kinh tế Pháp ngữ 2021-2025 và Chiến lược hợp tác số 2022-2026, và là nước đầu tiên đón Đoàn xúc tiến kinh tế và thương mại Pháp ngữ vào tháng 3/2022 để triển khai định hướng hợp tác kinh tế mới trong cộng đồng Pháp ngữ, tạo ra cơ hội cho hơn 500 doanh nghiệp quốc tế và Việt Nam gặp gỡ, trao đổi và xây dựng đối tác.

Đối với Việt Nam, việc nâng tầm hợp tác kinh tế cũng là điều kiện thuận lợi thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mà ta có thế mạnh như nông nghiệp, viễn thông, dịch vụ số và mở ra nhiều đối tác thương mại mới, đặc biệt tại châu Phi.

- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Pháp và đây là lần đầu tiên lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam tham dự sự kiện này. Có ý kiến cho rằng đây có thể sẽ là bước ngoặt lớn trong quan hệ hợp tác của Việt Nam với OIF. Đại sứ đánh giá như thế nào về nhận xét này?

Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Trong 30 năm qua, lãnh đạo cấp cao Việt Nam luôn tham dự các Hội nghị cấp cao Pháp ngữ, thể hiện sự coi trọng của Việt Nam trong hợp tác với OIF và các nước thành viên.

Việc lần đầu tiên lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam tham dự hội nghị là một cột mốc mới, khẳng định cam kết ở cấp cao nhất của Việt Nam vào sự phát triển của Cộng đồng Pháp ngữ, cũng như thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong việc tăng cường hình ảnh, sự hiện diện của cộng đồng Pháp ngữ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho thấy Việt Nam sẵn sàng là cầu nối thúc đẩy quan hệ của cộng đồng Pháp ngữ với khu vực, qua đó nâng tầm cả vị thế quốc gia và vị thế cộng đồng trên trường quốc tế.

Hoạt động đối ngoại cấp cao này sẽ góp phần quan trọng vào việc triển khai đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, coi trọng chủ nghĩa đa phương và thể hiện vai trò thành viên tích cực, trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế nói chung cũng như trong cộng đồng Pháp ngữ nói riêng.

Qua tiếp xúc, trao đổi với các cấp lãnh đạo của OIF và các nước thành viên, các đối tác đều ghi nhận cam kết, đóng góp của Việt Nam trong quá trình chuẩn bị hội nghị lần này, đồng thời kỳ vọng trên cơ sở nền tảng vững chắc mà OIF và Việt Nam đã cùng nhau xây dựng, Việt Nam và cộng đồng Pháp ngữ sẽ tiếp tục vun đắp, nâng tầm hơn nữa quan hệ hợp tác, đối tác lâu dài và bền vững trong thời gian tới.

- Theo Đại sứ, Việt Nam và OIF cần làm gì để mối quan hệ hợp tác này được thực chất và hiệu quả hơn?

Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Tham gia cộng đồng Pháp ngữ không chỉ là sự chia sẻ về các nét văn hóa, ngôn ngữ, mà còn là sự chia sẻ các giá trị và lợi ích hợp tác. Để nâng cao hợp tác giữa Việt Nam và OIF, trước hết cần tạo chuyển biến mạnh trong những lĩnh vực then chốt đáp ứng yêu cầu phát triển của cả cộng đồng và từng nước.

Trên tinh thần đó, Việt Nam và OIF cần có chính sách tổng thể về định hướng hợp tác hướng tới nhóm thành viên đang phát triển, kết hợp tốt với sự tham gia của các nước phát triển.

Việt Nam đã có nhiều mối quan hệ sâu rộng với các nước Pháp ngữ phát triển, chúng ta cần thúc đẩy OIF hỗ trợ xây dựng một kế hoạch toàn diện hơn hướng tới tất cả các khu vực của không gian Pháp ngữ đang phát triển, trong đó có châu Phi, trong bối cảnh các nước này đang rất quan tâm đến mô hình phát triển thành công của Việt Nam, muốn tăng cường kết nối nhiều hơn nữa trong các lĩnh vực mà châu lục này đang cần và hai bên đã có được những kinh nghiệm tốt, như nông nghiệp, chế biến nông sản, truyền thông, công nghệ số, đào tạo nguồn nhân lực…

Bên cạnh đó, để hợp tác với cộng đồng Pháp ngữ nói chung và các nước thành viên nói riêng đi vào chiều sâu, Việt Nam cần chú trọng việc giáo dục tiếng Pháp có chất lượng; đảm bảo có đội ngũ nguồn nhân lực nói tiếng Pháp tại các lĩnh vực, chuyên ngành liên quan.

Ví dụ khi triển khai dự án hợp tác Pháp ngữ mà thiếu nguồn nhân lực biết ngôn ngữ Pháp, thì Việt Nam có thể sẽ gặp khó khăn, thậm chí bỏ lỡ các cơ hội hợp tác. Nếu Việt Nam có thể đảm bảo được điều này, hợp tác với cộng đồng Pháp ngữ trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, giáo dục, chuyển đổi số, văn hóa… sẽ đi vào hiệu quả hơn.

Cuối cùng, chia sẻ những ước vọng chung về hòa bình, an ninh, ổn định và mong muốn thúc đẩy hợp tác để phục vụ phát triển và thịnh vượng, Việt Nam và cộng đồng Pháp ngữ sẽ cần phối hợp mạnh mẽ hơn trên nhiều lĩnh vực cũng như đối với các vấn đề toàn cầu.

Các nước Pháp ngữ cũng luôn mong muốn Việt Nam, một nước đã có lịch sử hào hùng trong đấu tranh vì giải phóng dân tộc, là nguồn động viên lớn lao cho nhiều nước châu Phi, tiếp tục là một ngọn cờ của hòa bình và phát triển cho cộng đồng.

- Trân trọng cảm ơn Đại sứ!

(Theo TTXVN/Vietnam+)

  • Cùng chuyên mục
Chủ tịch Phan Văn Mãi kêu gọi người dân mua trái phiếu metro thay vì gửi ngân hàng

Chủ tịch Phan Văn Mãi kêu gọi người dân mua trái phiếu metro thay vì gửi ngân hàng

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, sắp tới thành phố sẽ có cơ chế phát hành trái phiếu để làm đường sắt đô thị... Ông mong muốn, bà con thay vì gửi tiền ngân hàng với lãi suất cao thì mua trái phiếu với lãi thấp hơn để đón góp cho thành phố.

Sự kiện - 03/10/2024 15:37

Đường sắt Việt Nam bổ nhiệm tân Phó tổng giám đốc

Đường sắt Việt Nam bổ nhiệm tân Phó tổng giám đốc

Ông Nguyễn Chính Nam, Trưởng ban Kế hoạch kinh doanh (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam- VNR) được bổ nhiệm giữ chức Phó tổng giám đốc VNR

Sự kiện - 02/10/2024 16:02

Công nghiệp bán dẫn và AI: Việt Nam đã hội đủ điều kiện và sẵn sàng đón các nhà đầu tư

Công nghiệp bán dẫn và AI: Việt Nam đã hội đủ điều kiện và sẵn sàng đón các nhà đầu tư

Thông điệp này được đưa ra trước các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong đó có lãnh đạo của các tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo

Sự kiện - 02/10/2024 13:14

Triển lãm sách chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Triển lãm sách chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Triển lãm sách chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô sẽ trưng bày các bộ sách quý về đất nước, con người Việt Nam

Sự kiện - 02/10/2024 07:36

Vinh danh 5 giải pháp 'Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024'

Vinh danh 5 giải pháp 'Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024'

Các giải pháp tham gia "Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024" đã giúp các doanh nghiệp "mở khóa" những cách tiếp cận hiệu quả hơn, tối ưu hóa quy trình, và tạo ra giá trị thiết thực cho xã hội.

Sự kiện - 01/10/2024 17:00

Thủ tướng: Đổi mới sáng tạo không ngừng nghỉ, không biên giới

Thủ tướng: Đổi mới sáng tạo không ngừng nghỉ, không biên giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính kỳ vọng Việt Nam phải bắt kịp, tiến cùng và vượt lên trong tiến trình đổi mới sáng tạo của nhân loại…

Sự kiện - 01/10/2024 15:22

Chuyển tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông từ 1/10/2024

Chuyển tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông từ 1/10/2024

Có 5,6 triệu tài khoản thu phí đang được sử dụng sẽ phải chuyển sang tài khoản giao thông bắt đầu tư 1/10/2024 theo quy định tại Nghị định 119/2024/NĐ-CP vừa mới ban hành ngày 30/09/2024

Sự kiện - 01/10/2024 06:57

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 10

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 10

Trong tháng 10/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công; Nghiêm cấm hành nghề công tác xã hội để trục lợi...

Sự kiện - 01/10/2024 06:37

Thủ tướng muốn Meta phối hợp xử lý các hình thức lừa đảo trực tuyến

Thủ tướng muốn Meta phối hợp xử lý các hình thức lừa đảo trực tuyến

Thủ tướng mong muốn Meta tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam triển khai các giải pháp, biện pháp bảo vệ người dùng trên mạng xã hội, phòng chống các hình thức lừa đảo trực tuyến.

Sự kiện - 01/10/2024 06:32

Hà Nội diễn tập khu vực phòng thủ có quy mô lớn nhất từ trước tới nay

Hà Nội diễn tập khu vực phòng thủ có quy mô lớn nhất từ trước tới nay

Theo Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, TP. Hà Nội nằm trong khu vực phòng thủ chung của cả nước, giữ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng

Sự kiện - 30/09/2024 15:02

Khai trương sân golf Golden Sands Golf Resort tại Thừa Thiên Huế

Khai trương sân golf Golden Sands Golf Resort tại Thừa Thiên Huế

Ngày 28/9, sân golf Golden Sands Golf Resort (xã Vinh Xuân và Vinh Thanh, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) chính thức khai trương, đồng thời chào đón những người yêu môn thể thao tinh hoa 600 năm tuổi của thế giới.

Sự kiện - 29/09/2024 17:21

Ngành chăn nuôi, thủy sản khẩn trương tái thiết sau bão, lũ

Ngành chăn nuôi, thủy sản khẩn trương tái thiết sau bão, lũ

Thiệt hại do bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây thiệt hại nặng nề đối với ngành nông nghiệp, đặc biệt là ngành chăn nuôi, thủy sản. Công tác tái thiết đang được Bộ NN&PTNT quyết liệt chỉ đạo…

Sự kiện - 29/09/2024 08:45

Đông Triều trở thành thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Đông Triều trở thành thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết thành lập thành phố Đông Triều (thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh) trên cơ sở thị xã Đông Triều.

Sự kiện - 28/09/2024 17:51

Hà Nội tăng diện tích tách thửa đất ở tối thiểu lên 50m2

Hà Nội tăng diện tích tách thửa đất ở tối thiểu lên 50m2

Từ ngày 7/10/2024, Hà Nội quy định diện tích đất ở, tại các địa phương trên địa bàn thành phố phải có chiều dài và chiều rộng từ 4m trở lên, diện tích tối thiểu là 50m2, tăng 20m2 so với quy định hiện hành.

Sự kiện - 28/09/2024 15:56

Nhiều điểm nhấn tại Hội sách Hà Nội 2024

Nhiều điểm nhấn tại Hội sách Hà Nội 2024

Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 chính thức khai mạc tại không gian tuyến phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), quy tụ gần 30 đơn vị phát hành sách hàng đầu từ khắp cả nước cùng hàng nghìn đầu sách hay trải dài nhiều thể loại.

Sự kiện - 28/09/2024 14:22