Việt Nam cần làm gì để tiếp tục cải thiện năng lực cạnh tranh trong các năm tới?

TS.CẤN VĂN LỰC VÀ NHÓM TÁC GIẢ VIỆN ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU BIDV
11:30 17/10/2019

Năng lực cạnh tranh của Việt Nam có mức độ cải thiện tốt nhất thế giới, tăng 10 bậc và điểm tổng tăng 3,5 điểm so với năm 2018 (vươn lên xếp thứ 67/141 nước được xếp hạng và đạt 61,5/100 điểm). Đây là mức điểm “nhỉnh hơn” mức năng lực cạnh tranh trung bình của toàn cầu (61 điểm).

Ngày 8/10, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã phát hành “Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019”. Theo báo cáo của WEF, Việt Nam đã có sự cải thiện tích cực nhất (tăng 10 bậc) trong 141 nền kinh tế được đánh giá về năng lực cạnh tranh năm 2019. Đây là một sự ghi nhận tích cực của WEF đối với Việt Nam, sự thích ứng với những biến động trong nước và quốc tế của doanh nghiệp, cũng như phản ánh sự hiệu quả trong điều hành của Chính phủ trong năm 2019.

Để hiểu đúng hơn về tính tích cực cũng như hạn chế đối với kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2019, TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV phân tích chi tiết về kết quả xếp hạng này và đề xuất một số giải pháp trọng tâm giúp nền kinh tế Việt Nam tiếp tục cải thiện năng lực cạnh tranh.

Lý do năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 10 bậc

“Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu” (Global Competitiveness Report-GCR) do WEF thực hiện và công bố là một trong những báo cáo quốc tế uy tín với lịch sử 40 năm; cung cấp cái nhìn sâu sắc, khá toàn diện phản ánh khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế trên thế giới.

Năm 2019, Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh của 141 nền kinh tế, thông qua 103 chỉ số chi tiết thuộc 12 nhóm (trụ cột) vấn đề, gồm: thể chế, cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), ổn định kinh tế vĩ mô, y tế, kỹ năng, thị trường hàng hóa, thị trường lao động, thị trường tài chính, quy mô thị trường, mức độ phức hợp trong kinh doanh, và năng lực đổi mới, sáng tạo.

Theo Báo cáo, năng lực cạnh tranh của Việt Nam có mức độ cải thiện tốt nhất thế giới, tăng 10 bậc và điểm tổng tăng 3,5 điểm so với năm 2018 (vươn lên xếp thứ 67/141 nước được xếp hạng và đạt 61,5/100 điểm). Đây là mức điểm “nhỉnh hơn” mức năng lực cạnh tranh trung bình của toàn cầu (61 điểm).

Năng lực cạnh tranh của Việt Nam có sự tăng bậc mạnh so với năm 2018, bởi sự cải thiện trong các trụ cột sau: thể chế, ứng dụng công nghệ thông tin, thị trường hàng hóa, thị trường lao động, quy mô thị trường, mức độ phức hợp trong kinh doanh và năng lực đổi mới, sáng tạo. Tuy nhiên, Việt Nam còn một số trụ cột bị xuống hạng như cơ sở hạ tầng (dù tăng nhẹ về điểm), y tế, kỹ năng, thị trường tài chính (dù tăng nhẹ về điểm).

Đối với nhóm các trụ cột cải thiện: thứ nhất, nhóm tiêu chí Thể chế tăng 5 bậc, trong đó có 2 chỉ tiêu có mức độ cải thiện quan trọng là Chỉ tiêu độc lập tư pháp (đạt 40,9 điểm, xếp hạng 85, cải thiện 0,7 điểm và tăng 7 bậc so với năm 2018) và Quyền sở hữu trí tuệ, nhưng mức điểm vẫn còn ở mức thấp (đạt 44,4 điểm, xếp hạng 105, tăng 2,2 điểm, giữ nguyên thứ hạng so với năm trước). Tuy cải thiện nhẹ nhưng cũng cho thấy sự kỳ vọng và niềm tin của doanh nghiệp với Nhóm chỉ tiêu này đã tích cực hơn.

Đánh giá chi tiết 12 trụ cột năng lực cạnh tranh

2

Xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam, 2018-2019

Thứ hai, năm 2019 WEF ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc về nhóm tiêu chí Ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT), tăng 54 bậc, đạt 69 điểm (tăng từ 43,3 điểm năm 2018) với độ mở rộng của số lượng thuê bao di động và mức độ phổ cập Internet. Đây là chỉ số quan trọng đánh giá sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin cũng như triển vọng ngành sản xuất phần mềm và ứng dụng phục vụ các ngành, lĩnh vực kinh tế khác, trong bối cảnh kinh tế số phát triển mạnh.

Thứ ba, nhóm tiêu chí Ổn định kinh tế vĩ mô, dù không tăng bậc nhưng tiêu chí lạm phát đạt 100 điểm và xếp hạng 1. Điều này cho thấy việc kiểm soát lạm phát ở mức thấp vừa quan trọng và vừa được quốc tế đánh giá cao. Thực tế là lạm phát CPI bình quân năm 2019 của Việt Nam dự báo ở mức thấp (khoảng 3%).

Thứ tư, nhóm tiêu chí Thị trường hàng hóa tăng 23 bậc, với 54 điểm (xếp hạng 79) so với mức 52,1 điểm (xếp hạng 102) năm 2018, chủ yếu là do sự cải thiện của các tiêu chí về tính méo mó do thuế và trợ cấp, mức độ thống trị thị trường ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh, cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ và mức độ rào cản phi thuế quan.

Thứ năm, nhóm tiêu chí Thị trường lao động tăng 7 bậc, với 58,2 điểm (xếp hạng 83). Sự cải thiện nhẹ này chủ yếu là nhờ mức độ linh động hơn trong chính sách tuyển dụng và sa thải lao động, quan hệ giữa người lao động-người sử dụng lao động được đánh giá hợp tác hơn, mức độ linh hoạt trong tiền lương tăng lên, chính sách lao động đã mang tính hỗ trợ hơn trong việc giúp người thất nghiệp đào tạo lại kỹ năng và tìm được việc làm mới, mức độ dễ dàng trong tuyển dụng lao động nước ngoài và di cư lao động trong nước được cải thiện.

Thứ sáu, nhóm tiêu chí Quy mô thị trường tăng 3 bậc, xếp thứ 26 (đây cũng là thứ hạng cao nhất trong tất cả 12 nhóm tiêu chí). Sự cải thiện nhẹ này chủ yếu là do tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP tăng nhẹ ( xếp thứ 6 năm 2019 so với thứ 7 năm 2018), chứng tỏ sức cầu với một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao (trung bình 6,5%/năm trong vòng 5 năm và dự kiến tăng trưởng 6,8-7% năm 2019), có thị trường tiêu thụ nội địa lớn với tổng dân số hơn 96 triệu người và thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng.

Thứ bảy, nhóm tiêu chí Mức độ tinh thông trong kinh doanh tăng 33 bậc, chủ yếu do sự cải thiện về thời gian thực hiện khởi sự kinh doanh giảm từ mức trung bình 22 ngày năm 2018 xuống còn 17 ngày năm 2019, tăng trưởng của các công ty đổi mới, sáng tạo (xếp thứ 68 năm 2019 so với thứ 90 năm 2018) và tỷ lệ các công ty với những ý tưởng đột phá (xếp thứ 39 năm 2019 so với thứ 52 trong năm 2018).

Cuối cùng, nhóm tiêu chí Đổi mới sáng tạo tăng 6 bậc, với 36,8 điểm, xếp thứ 76 nhờ sự tiến bộ của các chỉ tiêu về tính đa dạng của lực lượng lao động (tăng 16 bậc), mức độ phát triển các cụm ngành (tăng 33 bậc); hợp tác đa phương giữa các doanh nghiệp và giữa doamh nghiệp với các trường đại học (tăng 17 bậc); mức độ tinh thông của khách hàng trong việc nhận thức, đánh giá về sản phẩm tăng lên (tăng 46 bậc).

Các điểm yếu, tồn tại trong năng lực cạnh tranh của Việt Nam

Mặc dù có đến 8 nhóm tiêu chí có cải thiện đáng kể nhưng so với mặt bằng chung trong khu vực ASEAN và Trung Quốc, xếp hạng của Việt Nam còn tương đối thấp. Cụ thể, năng lực cạnh tranh tổng thể của Việt Nam chỉ hơn Campuchia (xếp hạng 106) và Lào (xếp hạng 113), tương đương Ấn Độ (thứ 68) trong khi còn cách khá xa so với các nước trong ASEAN-4: Singapore (xếp thứ 1), Malaysia (27), Thái Lan (38), Philippines (64) và Trung Quốc (28).

1

Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam và một số nước châu Á

Ngoài ra, tuy các nhóm tiêu chí có sự cải thiện, nhưng một số tiêu chí thành phần có sự sụt giảm về điểm số và thứ hạng. Điều này cho thấy sức cạnh tranh của Việt Nam còn thiếu bền vững.

Các điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của Việt Nam vẫn nằm rải rác tại 6 nhóm tiêu chí có mức điểm thấp (dù đã có cải thiện trong năm 2019). Đó là, (i) Thể chế, (ii) Cơ sở hạ tầng, (iii) Kỹ năng, (iv) Thị trường hàng hóa, (v) Thị trường Lao động, và (vi) Đổi mới, sáng tạo.

Đối với Nhóm Thể chế, có 4 hạn chế đáng kể khiến tổng điểm của Nhóm này chỉ đạt 49,8 điểm; đó là Minh bạch ngân sách, Tự do báo chí, Minh bạch và quản trị doanh nghiệp. Theo đó, mức độ minh bạch hóa ngân sách giảm điểm mạnh, chỉ đạt 15 điểm và xếp thứ 84, giảm mạnh từ thứ 42 (65,4 điểm) năm 2018.

Tiêu chí Tự do báo chí (“đo lường sự dộc lập của phương tiện truyền thông, chất lượng cơ sở hạ tầng (CSHT) phục vụ việc sản xuất tin tức, thông tin và hành vi bạo lực chống lại các nhà báo”) chỉ đạt 25,1 điểm (xếp gần cuối bảng – 139/141) và gần như không có cải thiện so với năm 2018.

Đối với tiêu chí Minh bạch (thông qua đo lường Chỉ số nhận thức tham nhũng của doanh nghiệp và các chuyên gia trong nước đối với mức độ tham nhũng ở khu vực hàng chính công; tiêu chí này chỉ đạt 33 điểm và xếp hạng 101, thấp hơn so với năm 2018 (35 điểm và xếp hạng 91), có thể khâu truyền thông về phòng, chống tham nhũng của Việt Nam chưa được đánh giá cao (trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh phòng chống tham nhũng).

Tiêu chí quản trị doanh nghiệp được đánh giá thấp khi các yếu tố thành phần như mức độ tuân thủ chuẩn mực kế toán, kiểm toán chỉ đạt 3,6/7 điểm (xếp hạng 128/141) và các biện pháp giải quyết vấn đề xung đột lợi ích chỉ đạt 4,3/7 điểm (xếp hạng 112/141), chưa có cải thiện so với năm trước.

Nhóm tiêu chí cơ sở hạ tầng (CSHT) dù tăng nhẹ 0,5 điểm (đạt 65,9 điểm), nhưng bị tụt 2 bậc (xếp thứ 77 - ở nhóm có thứ hạng trung bình của thế giới), cho thấy CSHT của Việt Nam còn nhiều việc phải làm, nhất là CSHT đường bộ. Khảo sát của WEF cho thấy chất lượng hạ tầng đường bộ bị đánh giá thấp chỉ đạt 3,4/7 điểm.

Cụ thể, Chất lượng mạng lưới đường bộ (xếp hạng 104 với mức điểm 63,3), Chất lượng hạ tầng đường bộ (xếp hạng 103 với 40,1 điểm), và Hiệu quả dịch vụ vận tải hàng không vẫn ở mức thấp (xếp hạng 103 và đạt 49,7 điểm).

Đối với nhóm tiêu chí Kỹ năng, kỹ năng lao động của Việt Nam còn nhiều hạn chế, chỉ đạt 46/100 điểm (xếp thứ 103), kém rất xa so với nhóm ASEAN-4. Các chỉ tiêu khác trong nhóm cũng chỉ đạt 40-45 điểm gồm: chất lượng đào tạo nghề, kỹ năng của học sinh, sinh viên khi tốt nghiệp, khả năng tiếp thu công nghệ số,... và rất khó để tìm kiếm lao động có kỹ năng phù hợp ngành nghề và yêu cầu công việc (49,3 điểm và xếp thứ 96). Bên cạnh đó, tiêu chí Tư duy phản biện trong giảng dạy cũng ở mức thấp, chỉ đạt 32,9 điểm, xếp hạng 106.

Dù nhóm tiêu chí Thị trường hàng hóa tăng 23 bậc, xếp hạng 79/141, nhưng tiêu chí các rào cản phi thuế quan (xếp thứ 121/141) và thuế quan (thứ 96/141) vẫn là những hạn chế cần sớm khắc phục nhất là khi Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Đối với Nhóm Thị trường lao động: tiêu chí cần cải thiện Chỉ tiêu về Chính sách thị trường lao động tích cực (chính sách nhằm giúp người thất nghiệp đào tạo lại kỹ năng và tìm được việc làm mới (chỉ đạt 36 điểm, thứ 79), tương tự như năm 2018. Bên cạnh đó, thị trường lao động kém linh hoạt với chi phí xử lý lao động dư thừa cao (xếp hạng 110/141, chỉ đạt 57,1 điểm).

Cuối cùng, nhóm tiêu chí Đổi mới sáng tạo tuy có cải thiện (tăng 6 bậc) nhưng một số tiêu chí còn ở mức thấp hoặc ít thay đổi so với năm trước như: số lượng phát minh, sáng chế quốc tế không thay đổi so với năm trước (chỉ có 0,12 sáng chế trên 1 triệu dân, xếp thứ 82 và tụt 2 bậc so với năm trước); ấn phẩm khoa học được thể hiện ở cấp quốc gia vẫn ở mức trung bình (xếp thứ 59 và không thay đổi so với năm trước); chi phí nghiên cứu và phát triển (tuy tăng 6 bậc nhưng vẫn ở mức chi thấp tương đượng 0,4%/GDP và không thay đổi so với năm trước); số bằng phát minh, sáng chế ở mức 0,21 sáng chế trên 1 triệu dân là rất hạn chế (xếp thứ 91, tụt 2 hạng so với năm trước); số đăng ký nhãn hiệu quốc tế tuy tăng lên nhưng chưa theo kịp với mặc bằng chung các nước (xếp thứ 80, tụt 1 bậc so với năm 2018).

Năm khuyến nghị quan trọng

Với bức tranh năng lực cạnh tranh năm 2019 của Việt Nam nêu trên, chúng tôi có một số khuyến nghị nhằm tiếp tục phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Một là, đối với vấn đề Thể chế, Việt Nam cần tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh; tuy nhiên cần có cách tiếp cận mới trong hoạch định, xây dựng và thực thi chính sách dựa vào cơ sở khoa học để thuyết phục, phù hợp hơn.

Bên cạnh đó, cần có quy trình và cơ quan đầu mối theo dõi, đánh giá sự phù hợp, tác động, chất lượng của chính sách, cũng như tính hiệu lực, hiệu quả của khâu thực thi chính sách. Đồng thời, hết sức chú trọng đến tính minh bạch và giải trình; khối doanh nghiệp cần áp dụng chuẩn mực quản trị doanh nghiệp tiệm cận các nguyên tắc của OECD.

Hai là, cần tiếp tục coi phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng là một trong những đột phá chiến lược ưu tiên. Theo đó, hạ tầng đường bộ đang là điểm nghẽn, cần tập trung ưu tiên giải quyết; trong đó, hệ thống đường cao tốc, đường bộ, đường sắt, sân bay, cầu cảng cần ưu tiên qui hoạch và nâng cấp, phát triển đồng bộ, hiện đại, có tầm nhìn gắn với liên kết vùng, tạo động lực, lan tỏa phát triển.

Ba là, đối với nhóm tiêu chí Kỹ năng và Thị trường lao động, cần tập trung vào các nhóm chính sách thúc đẩy tăng năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP), nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành nghề và nền kinh tế.

Theo đó, cần: Hoàn thiện thể chế, thành lập Ủy ban năng suất quốc gia và khởi tạo Chiến dịch năng suất quốc gia, vận hành hiệu quả Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia;

Tiếp tục xác định và đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới, sáng tạo là một trong 4 đột phá chiến lược của quốc gia;

Đẩy mạnh tái cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ nhằm tăng năng suất lao động từ yếu tố nội ngành;

Đổi mới mạnh mẽ giáo dục - đào tạo, gồm cả đào tạo nghề, chú trọng nâng cao trình độ, kỹ năng tay nghề, kỹ năng công nghệ số phù hợp với bối cảnh CMCN 4.0.

Bốn là, đối với Thị trường hàng hóa, cần chú trọng hơn nữa về việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tận dụng tốt hơn các hiệp định FTA đã ký kết và thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước. Đồng thời, đã đến lúc Việt Nam cần tiến hành rà soát các chính sách, biện pháp hàng rào thuế quan và phi thuế quan, đảm bảo cam kết hội nhập cũng như hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường trong nước phát triển lành mạnh.

Cuối cùng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo là sống còn đối với mục tiêu phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn tới. Theo đó, cần ưu tiên phát triển ít nhất 4 điều kiện; đó là: hoàn thiện thể chế, trước mắt Chính phủ cần ban hành cơ chế, chính sách triển khai hiệu quả Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0, Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0 và kinh tế số;

Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu, cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học, trong đó sớm hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về định danh cá nhân, triển khai mạng 5G;

Xây dựng và phát triển nhanh đội ngũ nhân lực nghiên cứu, ứng dụng KH-CN, nhân lực số - điều này đòi hỏi cải cách mạnh mẽ cơ chế, chính sách, môi trường làm việc để thu hút, giữ và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao;

Chú trọng tăng cường năng lực quản lý rủi ro CNTT, an ninh mạng, sở hữu trí tuệ, theo hướng khuyến khích đổi mới, sáng tạo song vẫn kiểm soát được tính hiệu quả và rủi ro.

  • Cùng chuyên mục
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống lãng phí của UBND TP. Hà Nội. Ban ban chỉ đạo có nhiệm vụ ban hành, thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của TP. Hà Nội năm 2025 và các năm tiếp theo theo từng ngành, lĩnh vực của thành phố.

Sự kiện - 20/11/2024 11:11

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

[Gặp gỡ thứ Tư] Chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá thu hút người giỏi vào ngành giáo dục

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng những chính sách đãi ngộ là giải pháp đột phá để thu hút người giỏi vào ngành giáo dục, gắn bó lâu dài với sự nghiệp trồng người, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục bền vững​.

Sự kiện - 20/11/2024 10:12

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Hà Nội công nhận 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành quyết định về việc công nhận 8 xã thuộc các huyện: Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (đợt 1) năm 2024.

Sự kiện - 20/11/2024 09:32

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa 'trợ lý ảo' vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024: Đưa "trợ lý ảo" vào khu vực công

Tuần lễ Số Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Digital Week – VIDW 2024) do Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức được xoay quanh chủ đề chính về “Trợ lý ảo" và phát triển AI

Sự kiện - 20/11/2024 07:00

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Thủ tướng đề nghị G20 chuyển giao công nghệ, không chính trị hóa đổi mới sáng tạo

Phát biểu tại Hội nghị G20, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mỗi hành động của chúng ta hôm nay đều sẽ quyết định vận mệnh của các thế hệ tương lai.

Sự kiện - 20/11/2024 06:40

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 23:28

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô

Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 23:27

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Sự kiện - 19/11/2024 20:56

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm

HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.

Sự kiện - 19/11/2024 19:31

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.

Sự kiện - 19/11/2024 15:55

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.

Sự kiện - 19/11/2024 14:58

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.

Sự kiện - 19/11/2024 14:24

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3

Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 14:22

Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn

Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn

HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố.

Sự kiện - 19/11/2024 14:19

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20

Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu.

Sự kiện - 19/11/2024 11:58

Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục

Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một phương thức đầu tư mới trong nền kinh tế thị trường nước ta, được Nhà nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sau ngày Luật PPP có hiệu lực, trong đó có các dự án hạ tầng giao thông không những không tăng mà còn giảm đi một cách đáng kể.

Sự kiện - 19/11/2024 11:12