Việt Nam cần làm gì để sớm phục hồi nền kinh tế sau đại dịch?

Nhàđầutư
Trong báo cáo mới nhất về COVID-19, World Bank đã đưa ra những đánh giá và giải pháp nhằm hỗ trợ Việt Nam trong giai trọng phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.
THANH TRẦN
26, Tháng 05, 2020 | 06:13

Nhàđầutư
Trong báo cáo mới nhất về COVID-19, World Bank đã đưa ra những đánh giá và giải pháp nhằm hỗ trợ Việt Nam trong giai trọng phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.

3018543_0_120_1920_1159_1000x541_80_0_0_6a1681a4eb6b45492e30dee3b4a8f620

Nền kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi trở lại sau dịch COVID-19.  Ảnh: Sputnik

Theo World Bank, đại dịch COVID-19 đã tạo ra những cú sốc chưa từng có đối với nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù Việt Nam đã và đang minh chứng khả năng chống chịu, nhưng sự bùng phát dịch bệnh đã làm giảm đột ngột nguồn cung do những gián đoạn trong vận hành và các chuỗi cung ứng.

Đại dịch cũng gây ra những cú sốc về phía cầu khi người dân cắt giảm tiêu dùng đối với một số dịch vụ và hàng hóa, không chỉ trong lĩnh vực nhà hàng hay du lịch, mà cả các lĩnh vực khác trong nền kinh tế do tâm lý bất an về tình hình kinh tế, tài chính trong tương lai.

Đến thời điểm hiện tại, chính phủ đã hành động rất hiệu quả trong việc kiểm soát sự lây lan của đại dịch, nhờ đó số lượng ca nhiễm duy trì ở mức thấp và chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Chính phủ cũng đã tích cực hỗ trợ kịp thời cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất bằng việc nới lỏng chính sách tiền tệ, hỗ trợ tín dụng cũng như thực hiện một loạt các biện pháp tài khóa khác nhau.

Với tất cả những nỗ lực đó, hy vọng rằng nền kinh tế sẽ dần ổn định và phục hồi. Tuy nhiên, trong khi cả thế giới vẫn phải chờ thêm thời gian trước khi vaccine phòng dịch được phát triển, việc phục hồi một nền kinh tế toàn cầu hiện đại có tính kết nối chặt chẽ là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Quá trình phục hồi kinh tế sẽ bắt đầu khi cơ quan y tế công bố hết dịch và có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ bộ dụng cụ xét nghiệm, để xác định cả người nhiễm và người có kháng thể.

Giải pháp đúng hướng của chính phủ, doanh nghiệp và người dân có thể thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế nhanh, mạnh và bền vững hơn. Trong giai đoạn này, nên tập trung vào các lĩnh vực, hoạt động có thể tạo ra việc làm, cải thiện năng suất và tốc độ tăng trưởng trong dài hạn, như cơ sở hạ tầng, đổi mới sáng tạo, y tế và giáo dục. Việc lựa chọn đối tượng mục tiêu, lý do và phương thức hỗ trợ chắc chắn đều là những quyết định không hề dễ dàng.

Với các doanh nghiệp, có thể sẽ cần nhiều thời gian hơn để khôi phục cơ cấu nhân sự, hàng hóa tồn kho, chuỗi cung ứng, doanh thu và nguồn vốn sau nhiều tuần hay nhiều tháng tạm ngừng hoạt động. Tương tự như vậy, việc thực hiện và lồng ghép hài hòa các chính sách điều tiết cũng cần nhiều thời gian để nền kinh tế toàn cầu thực sự hoạt động trở lại.

Vào thời điểm này, Việt Nam có thể bắt đầu định hình gói kích thích tài khóa và xây dựng lộ trình cho giai đoạn phục hồi do việc tổ chức thực hiện các chương trình cũng như hoạt động phối hợp giữa các bộ ngành và giữa cơ quan trung ương với địa phương và doanh nghiệp sẽ cần nhiều thời gian.

Một số hoạt động cải cách đòi hỏi phải điều chỉnh quy định pháp luật thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiện đang được triển khai và các giải pháp phục hồi nền kinh tế có thể hỗ trợ, bổ sung cho nhau trên nhiều phương diện.

Bên cạnh đó, trong nền kinh tế toàn cầu thời kỳ hậu COVID-19 này, có thể xuất hiện hoặc đẩy nhanh những xu thế mới mà Việt Nam có thể khai thác như việc định hình lại chuỗi giá trị của nhiều công ty đa quốc gia nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Đồng thời, cũng có thể phát triển các thị trường mới cho nông sản và sản phẩm chế biến chế tạo hiện vẫn còn nhu cầu cao trên toàn thế giới trong khi nguồn cung ở một số quốc gia khác vẫn đang phải chịu sự gián đoạn lớn.

Ưu tiên hàng đầu là đảm bảo người lao động sớm trở lại làm việc dù chính phủ đã rất chủ động đưa ra giải pháp bảo vệ việc làm thông qua nhiều biện pháp có trọng điểm. Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khoảng 25% doanh nghiệp thành viên phải cắt giảm lực lượng lao động hoặc giảm lương, trong khi khoảng 60% doanh nghiệp áp dụng chế độ giờ làm linh hoạt hoặc giảm giờ làm và/hoặc đào tạo cho người lao động của mình.

Đảm bảo việc làm là yếu tố cần thiết để phát triển kinh tế và xã hội. Về kinh tế, duy trì thị trường việc làm cũng giúp kích thích cả tổng cung và tổng cầu. Về xã hội, giải pháp này sẽ giúp đảm bảo tính gắn kết và đoàn kết cộng đồng. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam có thể áp dụng một số công cụ đã được xây dựng nhưng cần có quyết tâm hành động, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm và thận trọng trên phương diện tài khóa.

Tăng chi ngân sách là cần thiết, tuy nhiên cần tránh vay nợ quá mức dẫn đến làm tăng gánh nặng cho thế hệ tương lai. Chính quyền cũng cần cung cấp thông tin và giải trình rõ những đánh giá về chi phí – lợi ích, có thể thông qua một chiến lược truyền thông thông minh, để kiểm soát kỳ vọng một cách hiệu quả.

Tối ưu hóa đầu tư công thông qua các biện pháp kích thích tài khóa

Giải pháp thông thường mà chính phủ có thể áp dụng để thúc đẩy phục hồi kinh tế là sử dụng các gói kích thích tài khóa để tăng chi, đặc biệt là cho các dự án đầu tư.

Không những các cơ quan quản lý có thể trực tiếp/chủ động lựa chọn các dự án đầu tư ưu tiên theo mục tiêu của họ, mà bên cạnh đó, tăng chi đầu tư xây dựng cơ bản sẽ tạo ra hệ số nhân Keynes (tác động kép) cần thiết đối với nền kinh tế. Theo ước tính tại Việt Nam, khi giải ngân đầu tư công tăng thêm 10% thì tăng trưởng GDP sẽ tăng thêm 0,6%.

Hiệu quả của đầu tư công trình công cộng sẽ tăng lên nếu cơ quan quản lý thực hiện theo hướng đảm bảo bền vững tài khóa và cải thiện cả hiệu quả phân bổ và hiệu quả tài chính. Chính phủ đặt mục tiêu thúc đẩy tiến độ thực hiện Kế hoạch đầu tư trung hạn (MTIP) giai đoạn 2016-20 và giải ngân nguồn vốn được phân bổ hàng năm, (tỷ lệ giải ngân duy trì ở mức rất thấp trong những năm gần đây), thay vì đầu tư vào các dự án mới.

Vẫn theo World Bank, cách tiếp cận thận trọng này sẽ đảm bảo thâm hụt ngân sách vẫn nằm trong ngưỡng được Quốc hội cho phép, do đó vừa để trấn an thị trường trong khi không tạo ra tác động "lấn át" và vẫn khuyến khích được khu vực tư nhân mở rộng đầu tư.

Khai thác tối đa chương trình chuyển đổi số

Giải pháp phục hồi cần giúp giảm thiểu chi phí giao dịch và cắt giảm các quy định, thủ tục không cần thiết. Tương tự như giải pháp mà nhiều quốc gia khác áp dụng để ứng phó với cuộc khủng hoảng COVID-19, Chính phủ có thể khai thác cơ hội này để hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông của mình, đảm bảo tính phối hợp trong quá trình ra quyết định và tiến độ của quá trình thực hiện.

Đây là cơ hội phát huy những thành tựu tuyệt vời trong việc kiểm soát khủng hoảng y tế bằng cách tận dụng phạm vi bao phủ cao của điện thoại di động và Internet, như việc thường xuyên thông báo và nhắc nhở qua tin nhắn, các ứng dụng khai báo y tế trên thiết bị di động để tuyên truyền phổ biến và giám sát chặt chẽ diễn biến của đại dịch.

Kinh nghiệm quốc tế gần đây cho thấy, chi phí giao dịch có thể được giảm về mức tối ưu thông qua chuyển đổi số. Các công cụ kỹ thuật số không chỉ góp phần giảm ách tắc cho doanh nghiệp, mà còn thúc đẩy quản trị tốt, trách nhiệm giải trình và tính minh bạch khi hạn chế các tương tác trực tiếp với các cán bộ quản lý nhà nước.

Bảo vệ và tạo việc làm cũng như tăng cường nguồn nhân lực

Mở rộng các cơ hội thu nhập bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận công việc, đặc biệt là đối với các nhóm dễ bị tổn thương, là một nhiệm vụ quan trọng để giảm nguy cơ mất mát nguồn nhân lực do COVID-19.

Các hành động để bảo vệ và tạo việc làm, cũng như để tăng cường nguồn nhân lực, bao gồm các biện pháp ngắn hạn và dài hạn. Trong cả hai trường hợp, các biện pháp đó cũng sẽ cần xem xét các xu hướng lớn như tăng trưởng của nền kinh tế tri thức, mở rộng phạm vi áp dụng tự động hóa và chuyển dịch các mô hình thương mại và những thay đổi về cách thức làm việc.

Để đảm bảo tính hiệu quả, nên tập trung các chính sách cho các nhóm dễ bị tổn thương bao gồm lao động nghèo, tay nghề thấp hoặc lao động phi chính thức, lao động di cư, nữ giới, lao động trẻ và người khuyết tật.

Hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực bị tác động nhiều nhất bởi COVID-19

Để tránh những tác động tiêu cực, kéo dài đối với nền kinh tế, cần phát triển các doanh nghiệp năng động và có đủ năng lực. Chính phủ có thể lựa chọn nhiều công cụ hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm các giải pháp tài chính, hỗ trợ ngân sách, giảm phí/lệ phí và trợ cấp bằng tiền mặt.

Sau khi quy định hạn chế về đi lại được nới lỏng, các chính sách nên tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng, tăng cường phân bổ lại nguồn lực cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn, tái cấu trúc doanh nghiệp và tránh các biện pháp có nguy cơ làm gia tăng các công ty "xác sống".

Trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi, nhiều doanh nghiệp, bao gồm các tập đoàn lớn hơn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể gặp rủi ro không trả được nợ. Hơn nữa, các tác động tiêu cực đến thị trường tín dụng, chuỗi cung ứng và năng suất của người lao động sẽ chỉ giảm từ từ.

Hành vi của người tiêu dùng cũng sẽ thay đổi, một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ cần hỗ trợ để điều chỉnh mô hình kinh doanh trong bối cảnh môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi. Chất lượng tài sản suy giảm của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng của các tổ chức tài chính và sẽ góp phần làm tăng các chỉ số thẩm định rủi ro khi cấp các khoản vay mới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ