Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác kinh doanh, phát triển dịch vụ logistics

Nhàđầutư
Bộ Giao thông và Vận tải (GTVT) cùng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) vừa tổ chức buổi 'Đối thoại Chính sách Logistics Việt Nam - Nhật Bản năm 2018' nhằm lấy ý kiến hoàn thiện chính sách logistics, phục vụ tốt hơn lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
PHAN CHÍNH
27, Tháng 09, 2018 | 10:03

Nhàđầutư
Bộ Giao thông và Vận tải (GTVT) cùng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) vừa tổ chức buổi 'Đối thoại Chính sách Logistics Việt Nam - Nhật Bản năm 2018' nhằm lấy ý kiến hoàn thiện chính sách logistics, phục vụ tốt hơn lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

thu truong bo gtvt

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết, Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của ngành logistics Việt Nam khoảng 14-16%, logistics là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng đều và vững chắc của Việt Nam trong thời gian qua.

Dù ra đời chưa lâu nhưng với sự quan tâm, đầu tư của Chính phủ, cùng sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hoạt động logistics của Việt Nam đã bước đầu đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng giao thông, chi phí logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải cũng đang còn những tồn tại, hạn chế và đổi mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

“Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, buổi đối thoại lần này để các cơ quan quản lý, các chuyên gia, các Hiệp hội, Trường Đại học và doanh nghiệp logistics của hai nước cùng thảo luận, tìm hiểu và chia sẻ về các nội dung quan trọng, cần thiết cho hoạt động logistics hiện nay, đặc biệt là về chính sách quản lý logistics của hai nước; kế hoạch phát triển nguồn nhân lực logistics; mạng lưới chuỗi logistics đông lạnh; công nghệ & thiết bị hiện đại phục vụ logistics...”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công nói.

Thứ trưởng cũng đề nghị các các chuyên gia và các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam, các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến, góp phần giúp các cơ quan quản lý nhà nước của hai nước xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách logisitcs, phục vụ tốt hơn lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp.

“Các ý kiến góp ý bổ ích từ buổi đối thoại này sẽ là một trong các nguồn tham khảo quan trọng giúp Bộ GTVT trong việc tham mưu Chính phủ xem xét, định hướng triển khai phát triển ngành dịch vụ logistics trong thời gian tới, đồng thời là là một cơ hội rất tốt để các các Hiệp hội, các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics của hai nước cùng chia sẻ, trao đổi và kết nối, thúc đẩy những hợp tác, ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực logistics”, Thứ trưởng khẳng định.

thu truong nhat ban

Thứ trưởng Toshihiro Matsumoto nhận địnhviệc đối thoại với một đối tác quan trọng như Việt Nam là rất cần thiết

Trong khi đó, Thứ trưởng Toshihiro Matsumoto (MLIT) cho biết, Việt Nam và Nhật Bản đang là đối tác chiến lược quan trọng của nhau, năm 2018 cũng là năm kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Trong những năm qua, Việt Nam và Nhật Bản đã và đang hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực kinh tế. Rất nhiều công ty Nhật thuộc lĩnh vực logistics đã và đang đầu tư tại Việt Nam.

“Việc đối thoại với một đối tác quan trọng như Việt Nam về các vấn đề trọng điểm đối với cả hai nước như chính sách vận tải, đào tạo nguồn nhân lực hay chuỗi cung ứng lạnh là một cơ hội vô cùng quý báu đối với chính phủ hai nước nói chung và doanh nghiệp hai nước nói riêng”, Thứ trưởng Toshihiro Matsumoto nói.

Ông cũng chia sẻ thêm, từ năm 2009, hai nước đã tiến hành các buổi đối thoại cấp chính phủ, các cuộc trao đổi thông tin chính sách và các buổi hội thảo nhằm xây dựng và nâng cao năng lực trong lĩnh vực logistics cho doanh nghiệp hai nước...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ