Vì sao nhiều ngân hàng ngoại "dứt tình" tại Việt Nam?

Nhàđầutư
Câu chuyện ngân hàng ngoại vào Việt Nam từng làm dấy lên lo ngại rằng các ngân hàng này sẽ "lấy mất miếng bánh" thị phần của ngân hàng Việt. Tuy nhiên sau hơn 20 năm, tình thế lại đang xoay ngược lại.
ĐÌNH VŨ
05, Tháng 07, 2017 | 13:58

Nhàđầutư
Câu chuyện ngân hàng ngoại vào Việt Nam từng làm dấy lên lo ngại rằng các ngân hàng này sẽ "lấy mất miếng bánh" thị phần của ngân hàng Việt. Tuy nhiên sau hơn 20 năm, tình thế lại đang xoay ngược lại.

ban-cnmd-1427765446902

Ngân hàng nước ngoài tái cấu trúc hoạt động tại Việt Nam, vì đâu nên nỗi? 

Từng lo "miếng bánh lớn" thuộc về ngân hàng ngoại 

Còn nhớ, ngày 4/4/2014, một giao dịch thỏa thuận đột biến với gần 22 triệu cổ phiếu VIC của Vingroup với tổng trị giá lên tới 70 triệu USD đã gây chấn động thị trường. Đây là giao dịch lớn nhất đối với một doanh nghiệp dân doanh, đồng thời là giao dịch bán cổ phiếu lớn nhất trên TTCK thứ cấp tại Việt Nam ở thời điểm đó. Công bố cho thấy, đây là thương vụ bán cổ phần cho các nhà đầu tư quốc tế do Credit Suisse và Morgan Stanley tư vấn.

Bên cạnh những cái tên như Credit Suisse, Morgan Stanley, Deutsche Bank..., giới tài chính còn chứng kiến các ngân hàng đầu tư ngoại như HSBC hay Standard Chartered Bank làm mưa làm gió tại Việt Nam.

Hồi đầu tháng 11/2014, HSBC, Standard Chartered Bank và Deutsche Bank đóng vai trò là tổ hợp quản lý cho đợt phát hành trái phiếu quốc tế 1 tỷ USD cho Chính phủ Việt Nam với lãi suất khá thấp.

Đầu tháng 12/2014, Standard Chartered và Ngân hàng Societe Generale Corporate and Investment cũng đã hỗ trợ Masan Consumer phát hành thành công 2.100 tỷ đồng trái phiếu thời hạn 10 năm lần đầu tiên với sự bảo lãnh từ tổ chức đầu tư và bảo lãnh tín dụng CGIF thuộc ADB.

Bên cạnh đó, hàng loạt các vụ phát hành trái phiếu quốc tế của các tập đoàn lớn trong các năm trước đó như: Vinacomin, Vingroup, BIDV, HAG... cũng đều được các ngân hàng đầu tư lớn của thế giới đang hoạt động tại Việt Nam thu xếp. Dường như 'miếng bánh' thị phần này đã bị các ngân hàng nước nắm giữ.

Một số ngân hàng nước ngoài khác tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ "đầy tiềm năng và hứa hẹn sẽ phát triển vượt bậc" của Việt Nam như ANZ, HSBC, CitiBank... với trọng điểm nhắm tới nhóm khách hàng cao cấp và nhóm khách hàng triển vọng có nhu cầu đa dạng cùng với những đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao. Với những bước đi khôn ngoan và kết nối trực tiếp tới khách hàng, chính sách tốt cho các đối tác liên kết đã giúp các ngân hàng này nhanh chóng chiếm lĩnh một thị phần lớn tại Việt Nam.

Tình thế xoay ngược, vì đâu nên nỗi?

Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) vừa công bố nhận chuyển giao toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Cuộc chuyển giao dự kiến sẽ được hoàn tất trong quý III năm nay. Hiện CBA là nhà đầu tư chiến lược và cổ đông lớn nhất của VIB. Ngân hàng đến từ Úc này cũng đang giữ 2 ghế trong HĐQT và 1 ghế trong ban kiểm sát của VIB. Như vậy, sau gần 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, CBA đã có động thái tái cấu trúc lại hoạt động của mình tại thị trường Việt Nam.

Gần đây nhất, một ngân hàng ngoại khác cũng có động thái tương tự. Hồi tháng 6, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đưa ra thông báo về việc xin ý kiến cổ đông thông qua đề xuất mua lại 19,41% cổ phần, tương đương trên 172 triệu cổ phiếu Techcombank của Ngân hàng HSBC sau 12 năm đối tác nước ngoài này đầu tư vào Techombank. 

Trước đó, Ngân hàng ANZ Việt Nam cũng ra thông cáo cho biết đã bán toàn bộ mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam cho một đối tác nước ngoài là Ngân hàng Shinhan Việt Nam. ANZ dự kiến cuộc chuyển giao mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho Ngân hàng Shinhan Việt Nam sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2017.

Năm ngoái, vào cuối tháng 3, Standard Chartered cũng đã gây xôn xao thị trường khi bất ngờ rút hai đại diện của mình khỏi ACB. Tại ĐHĐCĐ thường niên ACB năm 2017, phía Standard Chartered cũng đã xác nhận kế hoạch thoái vốn đang trong tiến trình thảo luận. 

Theo báo cáo của World Bank vào cuối năm 2016, tỷ lệ người dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng chỉ bằng khoảng 50% so với trung bình toàn thế giới. Điều này cho thấy thị trường Việt Nam mới trong giai đoạn đầu phát triển với tiềm năng lớn, đặc biệt ở mảng ngân hàng bán lẻ và ngân hàng số.

Tuy nhiên, xu hướng rút vốn của các ngân hàng ngoại thời gian gần đây lại cho thấy một kết quả ngược lại với nhận định của WB. Vậy, các ngân hàng ngoại nói trên thu hẹp hoạt động tại Việt Nam là do thị trường, môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn hay do các ngân hàng này không còn đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nội?

Trả lời về quyết định chuyển giao mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ANZ, ông Farhan Faruqui, Giám đốc điều hành Khối kinh doanh quốc tế ANZ, cho biết: “Thương vụ này nằm trong chiến lược đơn giản hóa ngân hàng và tăng hiệu suất vốn của chúng tôi. Điều này cho phép chúng tôi tập trung nguồn lực vào mảng kinh doanh lớn nhất của ANZ tại châu Á là khối khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính, nơi mà chúng tôi là một trong bốn ngân hàng hàng đầu trong hoạt động hỗ trợ thương mại và vốn tại khu vực này”.

Thương vụ bán lại mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam là bước tiếp theo sau thông báo thương vụ bán lại khối bán lẻ và quản lý tài sản của ANZ tại năm nước châu Á cho ngân hàng DBS hồi tháng 10/2016. ANZ cho hay thiệt hại của thương vụ với DBS là khoảng hơn 200 triệu USD, bao gồm thâm hụt tài sản và thiệt hại kinh doanh dự kiến.

Theo nhận định của TS. Nguyễn Trí Hiếu, khoảng 5 năm trở lại đây có hiện tượng ngân hàng nước ngoài dần dần rút vốn đầu tư khỏi các ngân hàng trong nước, nhường lại cổ phần cho nhà đầu tư trong nước hoặc các ngân hàng châu Á từ Hàn quốc, Singapore, Nhật Bản.

"Có lẽ các ngân hàng phương Tây đang dần thấy hoạt động kinh doanh ngân hàng Việt Nam có quá nhiều rủi ro và không tạo lợi nhuận trong khi có rất nhiều thị trường béo bở khác thu hút dòng vốn của họ", ông Hiếu cho biết.

Quản trị yếu kém, rủi ro ở đây, theo ông Hiếu, là điều hành doanh nghiệp theo kiểu "gia đình trị" ở các ngân hàng, tập đoàn ở Việt Nam./.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ