Vì sao Nhật Bản siết chặt quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp?
Chính phủ Nhật Bản đang xem xét siết chặt kiểm soát đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các công ty trong nước đang sở hữu công nghệ quan trọng trong các lĩnh vực như điện hạt nhân và quốc phòng.

Biểu tượng Toshiba tại trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 7/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhật báo Yomiuri, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét siết chặt kiểm soát đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các công ty trong nước đang sở hữu công nghệ quan trọng trong các lĩnh vực như điện hạt nhân và quốc phòng. Mục đích của Tokyo là theo dõi động thái của các cổ đông nước ngoài để ngăn chặn tình trạng thất thoát công nghệ liên quan đến an ninh quốc gia.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh tập đoàn Toshiba của Nhật Bản đang gặp khó khăn trong quan hệ với các quỹ đầu tư nước ngoài. Toshiba đã tăng vốn vào năm 2017 sau khi rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính do các khoản lỗ lớn ở công ty con chuyên kinh doanh hạt nhân tại Mỹ. Lúc đó, Toshiba đã có thể phá sản nếu các quỹ đầu tư nước ngoài không tham gia việc đóng góp vốn.
Tuy nhiên, sau khi hoạt động của Toshiba bình ổn trở lại, một số quỹ đầu tư bắt đầu yêu cầu tập đoàn này phải thực hiện các biện pháp có thể giúp tăng giá cổ phiếu của mình, chẳng hạn như mua lại cổ phiếu và trả cổ tức cao hơn. Trong suốt quá trình đó, Chính phủ Nhật Bản vẫn tham gia vào việc quản lý Toshiba ở hậu trường, bởi vì tập đoàn này sở hữu một số công nghệ quan trọng trong các lĩnh vực như mật mã lượng tử và sản xuất điện hạt nhân.
Nguồn tin giấu tên cho biết Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ xây dựng các biện pháp cụ thể vào cuối năm nay để thiết lập các luật lệ cần thiết. Những biện pháp này sẽ cho phép Chính phủ ngăn chặn đòi hỏi từ các quỹ đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp là cổ đông của công ty Nhật Bản nếu đòi hỏi của họ có thể làm giảm năng lực cạnh tranh của các công ty này hoặc dẫn đến tình trạng thất thoát công nghệ. Bên cạnh đó, Tokyo cũng đang cân nhắc biện pháp mà theo đó, họ có thể kêu gọi các cổ đông nước ngoài bán cổ phần của mình.
Luật Ngoại hối và Ngoại thương sửa đổi, có hiệu lực vào năm ngoái, đã cho phép Chính phủ Nhật Bản siết chặt quy trình sàng lọc sơ bộ đối với đầu tư nước ngoài vào các công ty trong nước. Các nhà đầu tư nước ngoài phải trải qua các cuộc sàng lọc như vậy khi họ mua từ 1% cổ phần trở lên hoặc 1% quyền biểu quyết trở lên trong các công ty Nhật Bản, thấp hơn rất nhiều so với con số 10% trước khi sửa đổi luật. Trong quá trình sàng lọc, nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào với các khoản đầu tư dự kiến, Chính phủ Nhật Bản có thể đưa ra khuyến nghị hoặc ra lệnh sửa đổi hoặc đình chỉ kế hoạch mua cổ phần.
Tuy nhiên, theo luật sửa đổi này, Chính phủ Nhật Bản chỉ có quyền kiểm soát hạn chế đối với hành động của các nhà đầu tư nước ngoài khi họ đã đầu tư vào các công ty trong nước. Điều này đã khiến Chính phủ Nhật Bản xem xét kế hoạch của mình để có thể can dự ở một mức độ nào đó vào việc quản lý các công ty Nhật Bản có cổ đông nước ngoài, từ đó giúp họ duy trì và phát triển các công nghệ quan trọng.
Trước đó, Mỹ và các nước châu Âu đã lên kế hoạch điều chỉnh hoạt động của các quỹ nước ngoài sau khi họ đầu tư vào các công ty của những quốc gia này. Nhật Bản dự kiến sẽ tham khảo các hệ thống tương tự ở nước ngoài để xây dựng các quy định của riêng mình.
(Theo TTXVN)
- Cùng chuyên mục
Thị trường bất động sản Việt Nam khởi sắc hơn nhờ vốn FDI
Thị trường bất động sản Việt Nam 6 tháng đầu năm ghi nhận không ít chuyển biến tích cực, nổi bật là lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào kinh doanh bất động sản tăng đến 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2024.
Đầu tư - 20/07/2025 06:45
Khánh Hòa sắp khởi công 4 dự án gần 20.000 tỷ
Khánh Hòa đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực chế biến, chế tạo. Đặc biệt, tỉnh sắp khởi công loạt dự án trọng điểm với tổng vốn gần 20.000 tỷ đồng nhân dịp Quốc khánh.
Đầu tư - 20/07/2025 06:45
Chuyên gia khuyến nghị giải pháp khắc phục tin đồn trên thị trường chứng khoán
Để khắc phục tin đồn, tin giả trục lợi trên thị trường chứng khoán, các chuyên gia khuyến nghị cần phát triển dịch vụ quản lý gia sản, khuyến khích đầu tư qua quỹ, nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Đầu tư - 19/07/2025 14:20
'Ông vua' xe máy và cuộc đua xe máy điện
Chiếm 83% thị phần xe máy xăng tại thị trường Việt Nam, “ông vua” xe máy Honda dường như "chậm chân" với xe máy điện khi mới đưa ra thị trường 2 mẫu ICON e: và CUV e:.
Đầu tư - 19/07/2025 07:19
Nghệ An chuyển mình từ dòng vốn FDI
Với chiến lược thu hút đầu tư bài bản và những chính sách hỗ trợ hiệu quả, Nghệ An đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều “ông lớn” FDI, góp phần thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đầu tư - 18/07/2025 14:00
Đổi mới mô hình tăng trưởng để tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế
Đổi mới mô hình tăng trưởng không những để tăng cường nội lực mà còn giảm thiểu các rủi ro từ bên ngoài. Đây là điều cấp thiết để tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
Đầu tư - 18/07/2025 13:13
Samsung, Amkor, Goertek đưa khu vực FDI áp đảo trong tổng vốn đầu tư thực hiện tại Bắc Ninh
Trong vòng 5 năm qua, vốn đầu tư của khu vực FDI có xu hướng tăng trong cơ cấu tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Đầu tư - 18/07/2025 10:31
Viettel đề xuất thực hiện dự án điện gió 317 triệu USD ở Quảng Trị
Dự án điện gió Lệ Thủy 4 do Viettel đề xuất tại Quảng Trị có công suất 198Mw, với 4 nhà máy điện gió riêng biệt, tổng mức đầu tư 317 triệu USD.
Đầu tư - 18/07/2025 10:26
TP.HCM thiếu gần 180.000 căn hộ mới
Giai đoạn 2021-2025, TP.HCM đặt mục tiêu phát triển khoảng 235.000 căn hộ mới, tuy nhiên, đến nay, mục tiêu chỉ thực hiện được 24% chỉ tiêu và còn thiếu hụt 179.000 căn.
Đầu tư - 18/07/2025 09:37
Dung Quất 'săn' nhà đầu tư chiến lược
Bên cạnh công nghiệp, Khu kinh tế (KKT) Dung Quất được kỳ vọng sẽ chuyển mình với các dự án bất động sản quy mô lớn vừa được chấp thuận đầu tư.
Đầu tư - 18/07/2025 09:32
Sau sáp nhập, địa phương tái định hình quy hoạch hàng không
Có 2 sân bay sau sáp nhập, các địa phương ở miền Trung đang tính toán phương án quy hoạch để khai thác hiệu quả các sân bay này, đồng bộ hạ tầng hàng không.
Đầu tư - 18/07/2025 08:00
TP.HCM sắp thí điểm mô hình cho thuê căn hộ lưu trú ngắn hạn
TP.HCM dự kiến cho phép các căn hộ thí điểm mô hình cho thuê lưu trú ngắn hạn kể từ ngày 1/9. Các căn hộ thuộc những tòa chung cư có hệ thống kỹ thuật đảm bảo, xây dựng đúng theo hồ sơ thiết kế đã được duyệt. Chủ căn hộ cũng phải đáp ứng một số điều kiện khi tham gia thí điểm mô hình này.
Đầu tư - 17/07/2025 20:20
Doanh nghiệp Trung Quốc muốn phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng hoan nghênh các doanh nghiệp quan tâm và có kế hoạch đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển đô thị thông minh.
Đầu tư - 17/07/2025 06:45
Khu công nghiệp vẫn là kênh hút vốn FDI
Theo các chuyên gia, bất động sản công nghiệp vẫn là kênh chủ đạo giúp Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hiệu quả, bất chấp biến động kinh tế thế giới.
Đầu tư - 17/07/2025 06:45
Vai trò tiến bộ công nghệ đối với sự phát triển bền vững và minh bạch của thị trường chứng khoán
Sự xuất hiện của công nghệ không chỉ như một công cụ, mà là một "người bạn đồng hành" của sự minh bạch, giúp khôi phục lại sự công bằng vốn cần được đảm bảo trên thị trường.
Đầu tư thông minh - 16/07/2025 07:00
Dự án sản xuất ô tô tại Huế tăng vốn thêm hơn 21.000 tỷ đồng
Dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motor Huế vừa được điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 21.178 tỷ đồng.
Đầu tư - 16/07/2025 06:45
- Đọc nhiều
-
1
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
2
Cảnh cáo Bộ trưởng NN&MT Đỗ Đức Duy, trình Trung ương kỷ luật bà Nguyễn Thị Kim Tiến
-
3
TP.HCM thiếu gần 180.000 căn hộ mới
-
4
Ông Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng NN&MT
-
5
Tổng thuật Hội thảo ‘Nâng cao nhận thức nhà đầu tư hướng tới nâng hạng thị trường chứng khoán’
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 2 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 2 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 month ago