Vì sao Ngân hàng Đông Á họp đại hội đồng cổ đông bất thường?

HẢI LÝ
17:52 12/09/2019

Ngày 6/9, trên trang web của mình Ngân hàng TMCP Đông Á bất ngờ thông báo chốt danh sách cổ đông có quyền dự họp đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019. Ngày chốt danh sách cổ đông là 26/9/2019.

Thời gian, địa điểm, chương trình, nội dung và tài liệu đại hội sẽ được chuyển tới cổ đông có tên trong danh sách chốt và sẽ được đăng tải công khai trên trang web.

92d19_visaonganhangdonga_thanhoa

Đông Á bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt từ tháng 8-2015 và đến nay tình trạng này vẫn được giữ nguyên. Ảnh minh họa Thành Hoa.

Đây là lần đầu tiên trong bốn năm qua, kể từ khi một số lãnh đạo chủ chốt cũ của Đông Á bị khởi tố điều tra và xét xử tại tòa, ngân hàng này tổ chức họp đại hội đồng cổ đông. Khi biết thông báo trên không ít cổ đông của Đông Á băn khoăn về chương trình, nội dung đại hội sắp tới bởi cho đến nay vụ án xảy ra tại Đông Á các giai đoạn vẫn chưa xét xử xong và sẽ tiếp tục xét xử.

Âm vốn chủ sở hữu hàng chục ngàn tỉ đồng

Đông Á bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt từ tháng 8-2015 và đến nay tình trạng này vẫn được giữ nguyên. Ngay sau khi tình trạng kiểm soát đặc biệt có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cử người đảm đương các chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở Đông Á.

Không giống như một số tổ chức tín dụng yếu kém khác được giao cho một số ngân hàng hàng đầu (có vốn nhà nước chi phối) hỗ trợ về quản trị, nhân lực, Đông Á trên thực tế suốt thời gian qua được điều hành bằng nguồn nhân lực do NHNN điều phối, phê duyệt.

Trao đổi với người viết bài này trong một lần phỏng vấn, đại diện NHNN chi nhánh TPHCM cho biết các ngân hàng tốt như Vietcombank, BIDV, VietinBank đang phải hỗ trợ các tổ chức tín dụng yếu kém khác và họ không muốn nhận thêm trách nhiệm cáng đáng các trường hợp mới phát sinh. Ông cũng “bật mí” cơ quan quản lý cân nhắc các phương án tái cơ cấu khác nhau đối với Đông Á để trình Chính phủ và đợi trả lời chính thức.

Tuy bị kiểm soát đặc biệt nhưng Đông Á không phải nhận tái cấp vốn của NHNN. Theo quy định về kiểm soát đặc biệt, Đông Á không được phát triển tín dụng mà chủ yếu tập trung vào xử lý nợ. Tháng 9 năm ngoái, trong một thông tin hiếm hoi đăng tải trên trang web, Đông Á thông báo trong năm 2017 và tám tháng đầu năm 2018 đã thu hồi được 9.100 tỉ đồng nợ xấu (cả gốc và lãi), bằng 53,3% kế hoạch xử lý nợ xấu của năm năm (2016-2020). Như vậy theo kế hoạch đến hết năm 2020 ngân hàng phải xử lý được tầm 17.100 tỉ đồng nợ xấu.

NHNN đã không dưới một lần khẳng định không để Đông Á phá sản và phá sản hiện chưa phải là cách thức thích hợp để tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém.

Trước đó, Đông Á cho biết trong giai đoạn từ tháng 8-2015 đến hết năm 2017 đã thu hồi được tổng cộng 12.100 tỉ đồng nợ xấu. Từ hai số liệu nói trên, khó bóc tách số nợ xấu mà ngân hàng này giải quyết trong năm 2018. Tuy nhiên, có thể khẳng định đến giữa năm nay nợ xấu mà Đông Á đã tháo gỡ nhiều hơn con số 12.100 tỉ đồng.

Cổ đông của Đông Á có lẽ là những người quan tâm đến tình hình hoạt động của ngân hàng này hơn cả. Cho đến tháng 4-2018 họ không thể biết chính xác thực trạng của ngân hàng như thế nào. Những người có nhu cầu chuyển nhượng cổ phiếu cũng không thể thực hiện, vì theo quy định việc chuyển nhượng phải tạm ngưng trong thời gian kiểm soát đặc biệt. Cổ phiếu, cổ phần của những người có liên quan đến vụ án xảy ra tại Đông Á cũng bị phong tỏa để phục vụ công tác điều tra.

Chỉ đến khi cơ quan cảnh sát điều tra hoàn tất kết luận và chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát tối cao đề nghị truy tố những nhân vật trong vụ án, dư luận mới sáng tỏ. Theo kết luận điều tra, Đông Á đã lỗ lũy kế 31.076 tỉ đồng và âm vốn chủ sở hữu 25.451 tỉ đồng vào cuối năm 2015.

Chấp nhận tăng vốn hay chuyển giao bắt buộc?

Rõ ràng Đông Á đã không còn vốn chủ sở hữu, hay nói cách khác cổ phiếu của ngân hàng này không còn giá trị như cổ đông mong muốn hoặc như khi họ bỏ tiền góp vốn vào ngân hàng. Giờ đây số nợ xấu đã xử lý được có thể làm bức tranh tài chính Đông Á bớt xấu đi, nhưng nó không thể làm thay đổi bản chất sự việc là Đông Á không còn vốn. Để ngân hàng tiếp tục hoạt động, các cổ đông phải bỏ thêm vốn mới, ít nhất là 3.000 tỉ đồng theo quy định về vốn điều lệ tối thiểu của một ngân hàng thương mại cổ phần.

NHNN đã không dưới một lần khẳng định không để Đông Á phá sản và phá sản hiện chưa phải là cách thức thích hợp để tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém.

Nhìn lại việc xử lý các ngân hàng cổ phần yếu kém gần đây, có thể thấy việc góp thêm vốn từ phía các cổ đông để tăng cho đủ vốn điều lệ nhiều khả năng sẽ là một nội dung được nêu ra tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường của Đông Á lần này. Như thường lệ có thể có hai kịch bản. Thứ nhất, nếu cổ đông Đông Á chấp thuận nộp thêm tiền để đủ vốn điều lệ, đại hội sẽ bầu ra ban lãnh đạo mới, thông qua điều lệ (có thể sửa đổi, bổ sung). Tất nhiên, việc trước tiên là cổ đông phải góp thêm vốn và thời điểm góp vốn phải được ấn định cụ thể.

Trong trường hợp cổ đông không đồng ý tăng vốn, nộp thêm tiền, họ có thể mất quyền kiểm soát của cổ đông với ngân hàng do Đông Á đang âm vốn chủ sở hữu. Để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền và theo quy định về kiểm soát đặc biệt ngân hàng yếu kém, Nhà nước có thể quyết định cho phép một ngân hàng lành mạnh tiếp nhận quản lý điều hành hoặc chuyển giao bắt buộc cho một ngân hàng khác.

Theo Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20-11-2017, chuyển giao bắt buộc là một trong những phương án tái cơ cấu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt. Cụ thể, luật chỉ rõ “chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, cổ đông, thành viên góp vốn của ngân hàng được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần góp vốn cho bên nhận chuyển giao”.

Vấn đề còn lại là liệu ngân hàng nào sẽ nhận chuyển giao bắt buộc Đông Á? Người viết bài này đã tham khảo ý kiến của cả bốn ngân hàng quốc doanh và nửa quốc doanh và đều nhận được trả lời rằng họ không nhận được bất kỳ đề nghị nào tham gia tái cơ cấu Đông Á từ phía cơ quan quản lý. Như vậy bên nhận chuyển giao Đông Á có thể là một ngân hàng cổ phần. Ngân hàng nào? Câu trả lời xin dành đến cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường của Đông Á.

(Theo TBKTSG)

  • Cùng chuyên mục
Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Chính sách tiền tệ khó nới lỏng thêm

Sức ép tỷ giá vẫn là nhân tố quan trọng để lãi suất khó giảm thêm.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:48

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngân hàng hưởng lợi từ áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Việc thực hành ESG sẽ giúp các các tổ chức tín dụng (TCTD) cải thiện hiệu quả quản trị rủi ro, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động và lợi nhuận.

Ngân hàng - 20/11/2024 09:36

Techcombank công bố lợi nhuận Quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng

Techcombank công bố lợi nhuận Quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm tăng lần lượt so với cùng kỳ là 33,5% và 28,9%.

Ngân hàng - 21/10/2024 18:36

Khoảng 100.000 tỷ đồng tín dụng bị ảnh hưởng do bão số 3

Khoảng 100.000 tỷ đồng tín dụng bị ảnh hưởng do bão số 3

Doanh nghiệp, người dân là khách hàng của các tổ chức tín dụng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, không đáp ứng các điều kiện vay…. Thống kê cho thấy, dư nợ của TCTD bị ảnh hưởng do bão lũ, sạt lở là khoảng 100.000 tỷ đồng.

Ngân hàng - 21/09/2024 07:00

VietinBank: Tăng trưởng dư nợ đi kèm với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng

VietinBank: Tăng trưởng dư nợ đi kèm với kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng

Theo số liệu cung cấp tại Hội nghị cập nhật KQKD quý II/2024 và số liệu trên BCTC bán niên, VietinBank tiếp tục khẳng định vị thế ngân hàng dẫn đầu với tăng trưởng tín dụng ở mức cao, thực chất, bền vững ngay từ đầu năm 2024.

Ngân hàng - 10/09/2024 10:06

Triển khai chiến lược phát triển bền vững, HDBank báo lãi  8.165 tỷ, nợ xấu chỉ 1,59%

Triển khai chiến lược phát triển bền vững, HDBank báo lãi  8.165 tỷ, nợ xấu chỉ 1,59%

HDBank (Mã chứng khoán: HDB) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2024 với lợi nhuận trước thuế bán niên lên đến 8.165 tỷ đồng, tăng 48,9% so với cùng kỳ. Các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn hoạt động tiếp tục được nâng cao, khẳng định hướng đi đúng của chiến lược phát triển bền vững. 

Doanh nghiệp - 30/07/2024 15:56

Tổng tài sản NCB vượt 100.000 tỷ đồng

Tổng tài sản NCB vượt 100.000 tỷ đồng

Lũy kế 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần của NCB tăng hơn 5% lên 495 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chứng khoán tiếp tục là điểm sáng, khi ghi nhận mức lãi 122,2 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2,4 lần. Trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2024 của NCB đạt 7,2 tỷ đồng.

Tài chính - 28/07/2024 16:14

Ông Nguyễn Thanh Tùng làm Chủ tịch HĐQT Vietcombank

Ông Nguyễn Thanh Tùng làm Chủ tịch HĐQT Vietcombank

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Vietcombank được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng nhiệm kỳ 2023-2028 kể từ ngày 26/07.

Tài chính - 28/07/2024 15:48

Nhóm doanh nghiệp nắm trên 20% vốn MSB

Nhóm doanh nghiệp nắm trên 20% vốn MSB

CTCP Rox Key Holdings – đơn vị nắm 2,43% vốn MSB, có tiền thân là CTCP TNS Holdings. Công ty này hiện là thành viên của Tập đoàn đa ngành ROX Group (trước đây có tên là TNG Holdings Vietnam).

Tài chính - 26/07/2024 12:09

Nhà băng báo lãi lớn, nợ xấu tăng cao

Nhà băng báo lãi lớn, nợ xấu tăng cao

5 ngân hàng đầu tiên công bố BCTC quý II/2024 cho thấy lợi thế đang thuộc về nhóm những hàng có quy mô vốn, tăng trưởng tín dụng cao. Tuy nhiên, nợ xấu cũng đang tăng nhanh, đặc biệt là nợ xấu nhóm 5 (nợ có nguy cơ mất vốn).

Tài chính - 25/07/2024 08:49

Lộ diện các cổ đông sở hữu trên 1% vốn tại Eximbank

Lộ diện các cổ đông sở hữu trên 1% vốn tại Eximbank

Eximbank không có cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn. Tập đoàn Gelex hiện là cổ đông lớn nhất nắm 4,9% vốn nhà băng, tiếp sau đó là Chứng khoán VIX và Công ty cổ phần Thắng Phương nắm trên 3% vốn.

Tài chính - 24/07/2024 14:54

Phó Thống đốc: Nợ xấu tăng nhanh, đã lên 6,9%

Phó Thống đốc: Nợ xấu tăng nhanh, đã lên 6,9%

Tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu tích cực trở lại từ đầu tháng 4. Tuy nhiên, nợ xấu cũng có xu hướng tăng nhanh. Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của ngành ngân hàng đã lên tới 5%; kể cả nợ xấu tiềm ẩn, nợ VAMC, tỷ lệ nợ xấu lên tới 6,9%.

Tài chính - 23/07/2024 16:30

Techcombank: Số dư CASA duy trì cao kỷ lục, tỷ lệ an toàn vốn đầu ngành

Techcombank: Số dư CASA duy trì cao kỷ lục, tỷ lệ an toàn vốn đầu ngành

Techcombank công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu với kết quả ấn tượng ở những hạng mục kinh doanh cốt lõi, tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm.

Tài chính - 22/07/2024 12:55

Vàng miếng SJC bật tăng giá trở lại

Vàng miếng SJC bật tăng giá trở lại

Giá vàng miếng SJC sáng nay (18/7) bất ngờ tăng trở lại sau 45 ngày đứng im. Hiện, niêm yết quanh mức 78,5 - 80 triệu đồng/lượng (mua - bán). Trong khi đó, giá vàng nhẫn niêm yết giảm nhẹ, hiện ở mức 76,25 - 77,6 triệu đồng/lượng.

Tài chính - 18/07/2024 11:40

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chính thức đổi tên Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chính thức đổi tên Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành quyết định chính thức đổi tên thương mại của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt thành Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam.

Tài chính - 16/07/2024 06:30

Giá vàng nhẫn vượt vàng miếng SJC

Giá vàng nhẫn vượt vàng miếng SJC

Lần đầu tiên sau nhiều năm, giá vàng nhẫn 9999 đã vượt giá vàng miếng SJC niêm yết. Giá vàng trong nước hiện nay chỉ còn cách giá vàng thế giới hơn 3 triệu đồng/lượng.

Tài chính - 08/07/2024 08:44