Vì sao đường nhập khẩu trong hạn ngạch vẫn bị đánh thuế cao?

Nhàđầutư
Thông tin từ Bộ Công Thương vừa cho biết, ngày 23/9, Bộ này đã tổ chức thành công Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá năm 2022.
AN HÒA
24, Tháng 09, 2022 | 07:25

Nhàđầutư
Thông tin từ Bộ Công Thương vừa cho biết, ngày 23/9, Bộ này đã tổ chức thành công Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá năm 2022.

mía 2

7 doanh nghiệp vừa trúng đấu giá hạn ngạch nhập khẩu 109.000 tấn đường. Ảnh TL

7 doanh nghiệp trúng đấu giá hạn ngạch nhập khẩu đường

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh - Chủ tịch Hội đồng phân giao han hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường cho biết, Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường theo phương thức đấu giá năm 2022 được thực hiện theo 2 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Đó là Quyết định số 1569/QĐ-BCT, ngày 5/8/2022 về việc thành lập Hội đồng phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường thông qua phương thức đấu giá và Quyết định số 1649/QĐ-BCT, ngày 22/8/2022 về lượng và thời điểm phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng đường theo phương thức đấu giá năm 2022.

Theo đó, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường phân giao theo phương thức đấu giá năm 2022 là 113.000 tấn, gồm 79.000 tấn đường thô và 34.000 tấn đường tinh luyện.

Phương thức đấu giá được tổ chức với sự tham gia của đại diện Hiệp hội Mía đường Việt Nam, Hiệp hội Sữa Việt Nam, Hiệp hội Bia Rượu và Nước giải khát Việt Nam cùng các doanh nghiệp tham gia đấu giá. Phiên đấu giá được tổ chức đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai và minh bạch.

"Căn cứ Quyết định số 1578/QĐ-BCT về áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan và Quyết định số 1514/QĐ-BCT ngày 01/8/2022 của Bộ Công Thương về áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía được nhập khẩu vào Việt Nam từ 5 quốc gia, gồm: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar:

Nếu thương nhân được phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường có xuất xứ từ Thái Lan thì phải chịu thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp. Nếu thương nhân nhập khẩu đường có xuất xứ từ 5 quốc gia: Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar mà không chứng minh được do các quốc gia này trực tiếp sản xuất thì phải chịu thuế lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại theo Quyết định số 1514/QĐ-BCT của Bộ Công Thương", Thứ trưởng Khánh cho biết.

Theo Quyết định số 1578/QĐ-BCT và Quyết định số 1514/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, sản phẩm đường của Thái Lan và đường có xuất xứ từ 5 quốc gia gần Thái Lan là Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia và Myanmar mà không chúng minh được gieo trồng, thu hoạch, chế biến tại 5 quốc gia trên thì sẽ bị áp dụng cùng mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp là 47,64%, trong đó thuế chống bán phá giá là 42,99% và thuế chống trợ cấp là 4,65%.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Trần Thanh Hải, Thành viên Hội đồng đấu giá cho biết, năm 2022 có 9 doanh nghiệp gửi hồ sơ tham gia đấu giá nhập khẩu đường, tuy nhiên, ngày 21/9/2022, 01 doanh nghiệp đã làm đơn xin rút.  8 doanh nghiệp còn lại đảm bảo đủ, đúng các tiêu chí hợp lệ để tham gia Phiên đấu giá.

Trong đó, có 6 doanh nghiệp tham gia đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường thô và 2 doanh nghiệp tham gia đấu giá hạn ngạch thuế quan đường tinh luyện.

Kết quả, Hội đồng đấu giá đã công bố danh sách 7 doanh nghiệp trúng đấu giá 109.000 tấn đường nhập khẩu năm 2022. Trong đó, có 5 doanh nghiệp trúng đấu giá nhập khẩu đường thô và 2 doanh nghiệp trúng đấu giá nhập khẩu đường tinh luyện.

mia PH

Khó khăn của ngành mía đường làm cho nhiều vùng mía nguyên liệu có nguy cơ bị "xóa sổ". Ảnh An Hòa

Ngành mía đường vẫn chưa hết khó khăn

Năm 2020, Việt Nam bắt đầu thực thi cam kết trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với ngành mía đường với thuế nhập khẩu ở mức 5%. Từ đó, đường nhập khẩu từ các nước ASEAN, trong đó chủ yếu từ Thái Lan, đã tăng nhanh chóng. Năm 2020, nhập khẩu đường từ Thái Lan đạt gần 1,5 triệu tấn, tăng 330% so với năm 2019.

Đường nhập khẩu từ Thái Lan với khối lượng lớn và giá rẻ đã gây ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước. Theo thống kê của Hiệp hội mía đường Việt Nam, trước khi ngành đường thực thi ATIGA, Việt Nam có 41 nhà máy sản xuất đường. Đến năm 2020 chỉ có 30 nhà máy còn hoạt động, 11 nhà máy đã đóng cửa.

Trong 30 nhà máy đang hoạt động, 17 nhà máy bị thua lỗ. Khoảng 3.300 người lao động đã bị mất việc làm và 93.225 hộ nông dân bị ảnh hưởng do khó khăn của ngành sản xuất đường trong nước.

Diện tích trồng mía bị thu hẹp đáng kể do thu nhập từ cây mía không đảm bảo cuộc sống của người nông dân. Có những dấu hiệu cho thấy đường Thái Lan bán với giá rất rẻ do bán phá giá và nhận được trợ cấp từ Chính phủ Thái Lan.

Mặc dù Việt Nam đã áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, nhưng vẫn chưa ngăn chặn được đường Thái Lan nhập lậu và đi vòng qua nước thứ ba nhập khẩu vào Việt Nam. Hệ quả là ngành mía đường trong nước vẫn tiếp tục khó khăn, niên vụ 2021-2022, sản lượng mía sản xuất ra thấp nhất trong 20 năm qua. Trong số 41 nhà máy đến nay chỉ còn 24 nhà máy đang hoạt động. Ở một số địa phương người dân bỏ mía, không chăm sóc, dẫn đến năng suất và chất lượng mía giảm, diện tích gieo trồng teo tóp, nhiều vùng nguyên liệu mía có nguy cơ bị "xóa sổ".

7 doanh nghiệp vừa trúng thầu hạn ngạch nhập khẩu đường năm 2022:

2 doanh nghiệp trúng đấu giá nhập khẩu hạn ngạch thuế quan 30.000 tấn đường tinh luyện gồm: Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam: 20.000 tấn; Công ty TNHH Nước giải khát Cocacola Việt Nam: 10.000 tấn.

5 doanh nghiệp trúng đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 79.000 tấn đường thô gồm: Công ty Cổ phần Đường Việt Nam: 20.000 tấn; Công ty Cổ phần Thành Thành Công Biên Hòa: 20.000 tấn; Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Biên Hòa: 20.000 tấn; Công ty TNHH MTV Đường Biên Hòa - Ninh Hòa: 14.167 tấn; Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi: 4.833 tấn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ