Vì sao Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất cả nước?

Nhàđầutư
Là khu vực có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nhưng hiện nay tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại cao nhất cả nước, kéo theo thu nhập bình quân đầu người của khu vực này cũng thấp hơn mức bình quân của cả nước.
THIÊN KỲ
14, Tháng 12, 2023 | 06:01

Nhàđầutư
Là khu vực có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nhưng hiện nay tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại cao nhất cả nước, kéo theo thu nhập bình quân đầu người của khu vực này cũng thấp hơn mức bình quân của cả nước.

Phát biểu tại báo cáo kinh tế thường niên khu vực ĐBSCL năm 2023 mới đây, TS Vũ Thành Tự Anh - trưởng nhóm nghiên cứu Trường Chính sách công và Quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế khu vực ĐBSCL trong năm 2023 khá chậm.

Đáng nói tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm của ĐBSCL vẫn cao nhất nước, vì thế thu nhập bình quân của ĐBSCL luôn thấp hơn mức bình quân của cả nước.

Empty

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh báo cáo kết quả nghiên cứu về kinh tế khu vực ĐBSCL. Ảnh: Đạt Phan

Di dân nhiều vẫn thất nghiệp...

Cũng theo báo cáo kinh tế thường niên của khu vực, ĐBSCL có lượng lao động di dân đến các khu vực khác thuộc hàng cao của cả nước. Phần lớn độ tuổi lao động từ 18-35 hiện nay của khu vực đều tập trung tại các địa phương phát triển công nghiệp như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai...

"Đây là điều đáng suy nghĩ đối với các nhà làm chính sách. Chúng ta chấp nhận phải có lượng di dân, nhưng ngay khi di dân rồi thì với lực lượng lao động còn lại vẫn thất nghiệp cao, vẫn thiếu việc làm. Điều đó có nghĩa là chúng ta đang thiếu cơ hội nội sinh của nền kinh tế ĐBSCL", ông Tự Anh chỉ rõ.

Thêm một nguyên nhân khiến tình trạng thất nghiệp ở khu vực này luôn ở mức cao là do tỷ lệ doanh nghiệp/nghìn dân của ĐBSCL chỉ bằng 40% cả nước. 

Theo Tổng cục thống kê 9 tháng đầu năm 2023, ĐBSCL cùng với Đồng bằng Bắc Bộ - Duyên hải miền Trung là 2 vùng có số lượng doanh nghiệp giảm so với cùng kỳ thậm chí số lượng doanh nghiệp thành lập mới còn thấp hơn số lượng doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động.

Nhiều chuyên gia đầu ngành chỉ rõ, không gian kinh tế của khu vực còn khá rộng rãi, mức độ cạnh tranh chưa quá gay gắt nên phần lớn doanh nghiệp hiện vẫn đang có lãi khi kinh doanh.

Bằng chứng là trong năm 2023 có 52% doanh nghiệp trong khu vực báo có lãi trong kinh doanh. Tuy nhiên với những hạn chế về hạ tầng giao thông, dịch vụ logistics, nguồn nhân lực, chính sách, thể chế thu hút đầu tư...đã khiến khu vực ít hấp dẫn các nhà đầu tư, kinh doanh hơn.

Còn theo nghiên cứu của Đại học Fulbright Việt Namhiện có 6 nhóm nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các thách thức hiện nay ở ĐBSCL, bao gồm: điều kiện tự nhiên; công nghệ; vốn nhân lực; kết cấu hạ tầng; môi trường đầu tư - kinh doanh; và cơ chế quản trị - hợp tác - liên kết vùng.

Các nguyên nhân trực tiếp này lại là kết quả của nhiều thể chế, chính sách, và các quá trình kinh tế đan xen được tạo thành từ những nguyên nhân thể chế có tính nền tảng.

Chất lượng nguồn nhân lực thấp

thanhlong

Trình độ tay nghề của lao động khu vực ĐBSCL vẫn cần được nâng cao trong thời gian tới. Ảnh: Kim Ngọc

Báo cáo còn chỉ ra một thực trạng báo động là trình độ của nguồn nhân lực khu vực ĐBSCL hiện nay rất thấp. Cụ thể tỷ lệ lao động qua đào tạo của ĐBSCL chỉ đạt 15%, thấp hơn Tây Nguyên (17%) và thấp hơn nhiều so với cả nước (26%).

Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2022, dân số của ĐBSCL chỉ tăng khoảng 10.000 người. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của ĐBSCL (0,55 phần nghìn) cũng thấp nhất trong số các vùng và thấp hơn hẳn so với mức trung bình của cả nước (9,7 phần nghìn).

Kết hợp với mức độ già hóa dân số cao nhất nước, ĐBSCL sẽ nhanh chóng mất đi trạng thái dân số vàng chỉ trong vài năm tới.

Như vậy,  số lượng và chất lượng lao động thấp đã làm suy giảm đáng kể tính cạnh tranh của vùng kinh tế nhiều tiềm năng này. 

Theo ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc VCCI khu vực ĐBSCL, báo cáo năm nay ra mắt trong bối cảnh các tỉnh ĐBSCL vừa hoàn thành quy hoạch cấp tỉnh, cần một cơ chế thực thi, giải quyết các trở ngại trong quá trình triển khai quy hoạch của từng địa phương, đồng thời vùng ĐBSCL cần cơ chế hợp tác giữa các tỉnh để khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả, phát triển kinh tế xã hội theo đúng hướng quy hoạch tích hợp đã được Thủ tướng phê duyệt. 

Phát biểu mới đây của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi Công bố quy hoạch tỉnh Cà Mau cũng chỉ rõ, nguồn nhân lực là một trong những điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng ĐBSCL. Vì thế, Thủ tướng chỉ đạo trong thời gian tới các tỉnh đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách mở rộng các cơ sở giáo dục, đào tạo có quy mô bằng cách xây dựng thêm các phân hiệu thuộc các trường đại học ở TP.HCM, Cần Thơ tại các tỉnh khác của ĐBSCL. 

Đến hiện tại, hầu hết các tỉnh ĐBSCL vừa hoàn thành quy hoạch cấp tỉnh, đang rất cần một cơ chế thực thi, giải quyết các trở ngại trong quá trình triển khai quy hoạch của từng địa phương. Các chuyên gia chỉ rõ khu vực ĐBSCL sớm cần có cơ chế hợp tác giữa các tỉnh/thành để khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả, phát triển kinh tế - xã hội theo đúng hướng quy hoạch tích hợp đã được Thủ tướng phê duyệt. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ