Vì sao Bộ Công Thương xin lùi thời gian sửa biểu giá điện bán lẻ?

Do cả nước đang tập trung ứng phó với dịch COVID-19 nên Bộ Công Thương kiến nghị cho phép lùi thời gian báo cáo phương án sửa đổi biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt. Với biểu giá điện mới sẽ tác động tới khoảng 0,5 triệu hộ, với mức chi trả tăng thêm khoảng 29.000 đồng/hộ/tháng.
ĐÌNH VŨ
07, Tháng 05, 2020 | 17:55

Do cả nước đang tập trung ứng phó với dịch COVID-19 nên Bộ Công Thương kiến nghị cho phép lùi thời gian báo cáo phương án sửa đổi biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt. Với biểu giá điện mới sẽ tác động tới khoảng 0,5 triệu hộ, với mức chi trả tăng thêm khoảng 29.000 đồng/hộ/tháng.

Phương án sửa biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xây dựng từ giữa năm 2019 và Bộ Công Thương lấy ý kiến công khai cuối năm 2019.

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên trong báo cáo gửi Quốc hội về thực hiện Nghị quyết 100/2019, Bộ Công Thương cho biết đã xin Thủ tướng lùi việc sửa đổi này đến sau khi dịch kết thúc.

Trước đó, Bộ Công Thương đã đưa ra dự thảo lấy ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu biểu giá bán lẻ điện thay thế quyết định số 28/2014/QĐ-TTg, để trình Thủ tướng xem xét, quyết định.

Bộ Công Thương đưa 5 phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt với phương án cuối cùng là chia giá điện theo 5 bậc thang. Ở phương án này, cơ quan soạn thảo đưa ra hai kịch bản.

gia-ban-le-dien-sinh-hoat-2020-1124

Bộ Công Thương kiến nghị cho phép lùi thời gian báo cáo phương án sửa đổi biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt.

Kịch bản 1, giá điện sinh hoạt bao gồm 5 bậc thang; trong đó giá điện bậc 1 (cho 0-100 kWh) giữ như mức giá bậc 1 theo biểu giá hiện hành; bậc 2 từ 101 - 200 kWh; bậc 3 từ 201 - 400 kWh; bậc 4 từ 401 - 700 kWh; bậc 5 từ 701 kWh trở lên.

Theo tính toán, tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện từ 701 kWh/tháng trở lên (khoảng 0,5 triệu hộ, chiếm 1,8% tổng số hộ) phải trả tăng thêm 29.000 đồng/hộ/tháng.

Đối với kịch bản thứ hai, giá bán lẻ điện bình quân cho sinh hoạt không đổi: Gộp bậc 1 và bậc 2 với giá điện giữ nguyên theo bậc 1 nhằm đảm bảo ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội không thay đổi; phần doanh thu thiếu được bù vào bậc trên 700 kWh; giá điện của bậc 201 - 400 kWh được gộp theo giá bình quân của bậc 4 (201 - 300 kWh) và bậc 5 (từ 301 - 400 kWh) của giá điện cũ.

Bộ Công Thương đề xuất chọn phương án giá điện 5 bậc thang theo kịch bản 1. Lý do là với kịch bản này sẽ có mức tăng giá điện giữa các bậc ở mức hợp lý; đảm bảo toàn bộ số hộ có mức sử dụng điện dưới 700 kWh (chiếm 98,2% tông số hộ) có mức tiền điện không tăng hoặc giảm khi áp dụng biểu giá điện mới.

Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt hiện chia theo 6 bậc thang áp dụng từ 2014. Đến thời điểm hiện tại, tỷ trọng hộ dùng điện ở nhóm khách hàng thấp (50 kWh) đang giảm dần, nhóm trung bình và cao (200-300 kWh và 301 kWh trở lên) tăng nhanh chóng, ảnh hưởng tới phần lớn nhóm hộ gia đình khi tiền điện tăng nhanh. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ