VEAM 'làm ăn' thế nào dưới thời ông Trần Ngọc Hà?

Nhàđầutư
Hoạt động kinh doanh của VEAMtrong giai đoạn ông Trần Ngọc Hà nắm giữ vị trí cấp cao đều có lãi, nhưng phụ thuộc nhiều vào các công ty liên doanh, liên kết. Ngoài ra, quá trình quản lý điều hành tại doanh nghiệp và một số đơn vị thành viên còn tồn tại nhiều sai phạm, thiếu sót.
HÓA KHOA
04, Tháng 08, 2019 | 15:22

Nhàđầutư
Hoạt động kinh doanh của VEAMtrong giai đoạn ông Trần Ngọc Hà nắm giữ vị trí cấp cao đều có lãi, nhưng phụ thuộc nhiều vào các công ty liên doanh, liên kết. Ngoài ra, quá trình quản lý điều hành tại doanh nghiệp và một số đơn vị thành viên còn tồn tại nhiều sai phạm, thiếu sót.

nhadautu - Veam lam an ra sao duoi thoi ong tran ngoc ha

Veam ‘làm ăn’ thế nào dưới thời ông Trần Ngọc Hà?

Lãi Veam tăng trưởng qua các năm, nhưng phụ thuộc nhiều vào đơn vị liên doanh, liên kết

Mới đây, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) cho hay căn cứ kết quả điều tra và tài liệu, chứng cứ thu thập được, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam và một số đơn vị thành viên.

Cùng ngày, C03 đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét đối với ông Trần Ngọc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng Giám đốc Veam cùng một số lãnh đạo khác của Veam.

Tìm hiểu của Nhadautu.vn cho thấy, ông Trần Ngọc Hà sinh ngày 7/6/1964, ông nắm chức vụ Chủ tịch HĐTV Tổng công ty, Ủy viên Ban chấp hành Đảng ủy Cơ quan Tổng công ty từ tháng 4/2011 – 01/2015.

Giai đoạn từ tháng 1/2015 trở đi, ông nắm giữ vị trí Ban chấp hành Đảng ủy Bộ Công thương, Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tổng công ty, Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Tổng công ty.

Cho đến ngày 29/3/2019, Veam đã thông báo miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc với ông Trần Ngọc Hà và cùng với đó bổ nhiệm ông Ngô Văn Tuyển giữ chức vụ nêu trên.

Giai đoạn ông nắm giữ vị trí cấp cao tại Veam, doanh nghiệp luôn công bố kết quả kinh doanh tích cực. Điều này có thể thấy thông qua mức tăng trưởng lợi nhuận trong giai đoạn 2011 – 2018.

nhadautu - lai lo cua cong ty Veam

 

Tuy vậy, thực tế nguồn thu nhập chủ yếu của Veam đến từ lợi nhuận từ các công ty liên doanh, liên kết.

Số liệu của Nhadautu.vn trong giai đoạn này cho thấy, có thời điểm tỷ lệ lợi nhuận công ty liên doanh, liên kết/ lãi trước thuế vượt quá 100%, điều này đồng nghĩa hoạt động kinh doanh chính của Veam (sau khi trừ đi các chi phí) không tạo nổi lợi nhuận.

Dù hiện tại, tỷ lệ đóng góp này càng giảm, nhưng vẫn ở mức rất cao. Tính toán của Nhadautu.vn cho thấy, năm 2018 – năm Veam đạt mức lãi “đỉnh” 7.126 tỷ đồng, lãi công ty liên doanh, liên kết chiếm 96% lãi trước thuế. 

Ở kỳ báo cáo gần nhất (quý II/2019), lãi trước thuế 6 tháng đầu năm 2019 của Veam đạt 3.474 tỷ đồng, thì 3.318 tỷ đồng đóng góp là từ công ty liên doanh/liên kết. Trong đó, các “đối tác” đóng góp chính vào lợi nhuận Veam là Honda Việt Nam,Toyota Việt Nam và Ford Việt Nam.  

Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều đơn vị thuộc Veam không đạt hiệu quả. Quá trình quản lý điều hành tại Veam và một số đơn vị thành viên còn tồn tại nhiều sai phạm,thiếu sót.

Cụ thể, trong quá trình thanh tra về công tác quản lý vốn vay, vốn hỗ trợ, tiền gửi và công nợ tại VEAM, Bộ Công thương phát hiện nhiều sai phạm có dấu hiệu vi phạm hình sự và đã chuyển hồ sơ sang Bộ Công an điều tra, xử lý.

Nhiều sai phạm có dấu hiệu hình sự

Trong đó, đáng chú ý là sử dụng sai mục đích số tiền 112,6 tỷ đồng  từ nguồn vốn điều chuyển quyền sử dụng đất tại 191 và 193 Bà Triệu, Hà Nội; Quản lý sử dụng vốn tại một số đơn vị hoạt động thua lỗ, gây mất vốn chủ sở hữu, trong đó đặc biệt Công ty TNHH một thành viên Máy kéo và Máy nông nghiệp (TAMAC) thuộc VEAM đã mất toàn bộ vốn chủ sở hữu và bị âm vốn 36,1 tỷ đồng; công ty Mê Linh thuộc Viện Công nghệ mất vốn 5,6 tỷ đồng và Veam mất vốn;…

Ngoài ra, Veam đã cho vay, hỗ trợ lãi suất ưu đãi kinh doanh không hiệu quả, một số đơn vị kinh doanh thua lỗ liên tục nhiều năm, mất cân đối tài chính, số tiền Veam hỗ trợ, cho vay các đơn vị thành viên chưa thu hồi được là gần 595,4 tỷ đồng, ngoài ra việc cho vay tính lãi, gia hạn nợ gốc và giảm lãi, miễn lãi của Veam không có quy định cụ thể bằng văn bản, một số trường hợp vay không có hợp đồng mà chỉ có giấy nhận nợ; Ngoài ra, số tiền phải thu của khách hàng còn tồn đọng lớn 880,3 tỷ đồng; trong đó đặc biệt CTCP Matexim Hải Phòng là 95,3 tỷ đồng, CTCP Vật tư và Thiết bị toàn bộ là 136,8 tỷ đồng,…;

Một số đơn vị thành viên có nợ quá hạn chưa thu hồi được như VM với số nợ quá hạn trên 3 năm là 3,67 tỷ đồng, tại DISOCO số nợ quá hạn là 8,7 tỷ đồng; Nợ khó đòi tại công ty Cơ khí Trần Hưng Đạo là gần 24 tỷ đồng; Viện Công nghệ 2 tỷ đồng; TAMAC là 27,8 tỷ đồng.

Ngoài ra, Thanh tra Bộ Công thương cho biết, việc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, công tác kiểm tra, giám sát thiếu chặt chẽ đối với xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính hằng năm dẫn đến hoạt động của VEAM và một số đơn vị thành viên nhiều năm không hiệu quả, gây nguy cơ thất thoát vốn nhà nước, tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Điển hình nhất là việc mua 1.500 bộ linh kiện giữa VEAM và chi nhánh Công ty TNHH Mekong Auto. Đến thời điểm thanh tra, toàn bộ số xe đã lắp đặt của Mekong Auto (540 xe) không thực hiện đăng kiểm được; còn 360 bộ chưa lắp ráp và 600 bộ chưa đến thời điểm giao hàng. Mekong Auto thực hiện không đúng quy định của hợp đồng số 16 trong việc đăng kiểm và bàn giao xe thương mại. Veam cũng chưa cung cấp Kế hoạch tài chính được phê duyệt hàng năm để có cơ sở đánh giá về hiệu quả của việc kinh doanh.

Bên cạnh đó, Veam cũng mua 3.000 bộ linh kiện xe Hyundai Mighty. Việc mua 3.000 bộ linh kiện này không có trong kế hoạch sản xuất của nhà máy, không được phê duyệt của HĐQT, Tổng Giám đốc theo quy định. Việc ký kết hợp đồng mua 3.000 bộ linh kiện là vượt thẩm quyền được giao; ngoài ra còn không thực hiện việc tham khảo giá và đàm phán giá theo quy định.

Đây là hai vụ việc mà Bộ Công thương đã chuyển sang Bộ Công an để làm rõ và xử lý trách nhiệm đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý kinh tế. Bộ Công thương chỉ rõ trách nhiệm chính thuộc về ông Trần Ngọc Hà (Chủ tịch VEAM giai đoạn 2011 - 2014, và là tổng giám đốc giai đoạn 2015 - 2018) cùng hội đồng thành viên (HĐQT), ban tổng giám đốc…

Liên quan đến các sai phạm này, hồi tháng 7 vừa qua, ông Trần Ngọc Hà đã bị cho thôi chức vụ tổng giám đốc VEAM và bị bãi miễn chức vụ trong Đảng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ