VCCI: Lợi ích xuất khẩu trực tiếp từ CPTPP còn nhiều hạn chế

Nhàđầutư
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP của hàng hoá xuất khẩu Viêt Nam năm 2019 chỉ đạt 1,67%, mức rất thấp so với các FTA có hiệu lực khác.
TRẦN VÕ
07, Tháng 04, 2021 | 15:13

Nhàđầutư
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP của hàng hoá xuất khẩu Viêt Nam năm 2019 chỉ đạt 1,67%, mức rất thấp so với các FTA có hiệu lực khác.

cptpp_nvro

Lợi ích xuất khẩu trực tiếp từ CPTPP còn nhiều hạn chế.  Ảnh: Baodautu.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác CPTPP năm 2019 đạt tăng trưởng trung bình 7,2% so với năm 2018, trong khi nhập khẩu chỉ tăng nhẹ ở mức 0,7%. Xuất khẩu sang các thị trường mới trong CPTPP ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng (trong khoảng từ 26%-36%).

"Trong bối cảnh hầu như tất cả các đối tác CPTPP đều giảm nhập khẩu trong năm 2019, việc Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng này cho thấy CPTPP đang ít nhiều tạo ra những tác động tích cực ban đầu", bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, cho biết.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh rằng, CPTPP đang thể hiện hiệu ứng tốt trong việc mở đường cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam tiến vào châu Mỹ một cách trực tiếp (Canada và Mexico) và cả gián tiếp (thông qua động lực thúc đẩy thương mại song phương với các thị trường mà CPTPP chưa có hiệu lực như Peru, Chile).

Tuy nhiên, theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nếu so sánh với mặt bằng chung, lợi ích từ CPTPP còn khiêm tốn. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đi các thị trường CPTPP (7,2%) thấp hơn so với mức 8,4% tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đi toàn thế giới trong cùng kỳ.

Hơn nữa, với một số thị trường CPTPP, đà tăng trường xuất khẩu giai đoạn trước khi có CPTPP vốn cũng đã ở mức cao hơn đáng kể so với trung bình xuất khẩu đi các thị trường khác, qua đó cho thấy hiệp định này dường như chỉ có tác động bổ trợ nào đó cho đà tăng tự nhiên này.

Tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam năm 2019 chỉ đạt 1,67%, mức rất thấp không chỉ so với mức trung bình năm 2019 (37,2%) mà còn so với tỷ lệ tận dụng năm đầu tiên của nhiều FTA khác.

"Đây là chỉ dấu rất đáng quan ngại, cho thấy khả năng hiện thực hóa các lợi ích xuất khẩu trực tiếp từ hiệp định này của Việt Nam còn nhiều hạn chế", theo VCCI.

Một số nguyên nhân khách quan có thể dẫn tới thực tế này, ví dụ các ưu đãi thuế quan CPTPP giai đoạn đầu còn thấp so với ưu đãi của các FTA mà Việt Nam đã có với cùng các đối tác, hay quy tắc xuất xứ của CPTPP tương đối phức tạp và khác biệt so với các FTA, đòi hỏi thời gian để tìm hiểu và điều chỉnh sản xuất.

Mặc dù vậy, Việt Nam cũng không thể bỏ qua những hạn chế đáng kể từ góc độ chủ quan trong nhận thức hay năng lực tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp. Điểm tích cực là ở các thị trường chưa từng có FTA với Việt Nam trước CPTPP như Canada hay Mexico, tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan ngay trong năm đầu đã đạt mức 7,26-8%, không thấp hơn so với tỷ lệ tận dụng nhiều FTA khác trong năm đầu thực thi.

Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, xuất khẩu của Việt Nam đi các thị trường đã phê chuẩn CPTPP chỉ đạt kim ngạch xấp xỉ 2019. Tuy nhiên, tín hiệu tích cực là tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan CPTPP trong năm thứ 2 này đã được cải thiện, đạt 4% trong trung bình, riêng với các thị trường mới là Canada và Mexico là 17%.

Từ góc độ thu hút đầu tư nước ngoài, kết quả năm đầu thực thi CPTPP không mấy khả quan. Năm 2019, Việt Nam thu hút xấp xỉ 9,5 tỷ USD vốn đầu tư từ các nước CPTPP, giảm gần 36% so với năm 2018. Xét theo từng đối tác, đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam có mức giảm sâu nhất về giá trị (từ gần 9 tỷ USD năm2018 giảm xuống còn hơn 4 tỷ USD năm 2019, tương đương giảm 52%).

Về tốc độ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết vốn FDI đã giảm mạnh từ các nguồn truyền thống như Australia (giảm gần 63%), Malaysia (giảm 50%)… Mặc dù có một số lý do kỹ thuật khiến tốc độ tăng trưởng trong thu hút FDI từ CPTPP bị kéo mạnh, trong tổng thể chung đây vẫn là kết quả ít nhiều gây thất vọng, đặc biệt khi tổng thu hút vốn FDI của Việt Nam từ tất cả các nguồn năm 2019 vẫn tăng 7,2% và tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các đối tác CPTPP vẫn tăng 51,3% trong năm đó.

Dù vậy, VCCI vẫn cho rằng, điểm sáng trong bức tranh này chính là việc vốn FDI từ các đối tác mới trong CPTPP vào Việt Nam (Canada, Mexico) hoặc các đối tác truyền thống nhỏ (Brunei, NewZealand) lại được cải thiện đáng kể trong năm 2019.

Năm 2020, tình hình được cải thiện hơn, khi tổng vốn đầu tư thu hút từ các đối tác CPTPP đạt 11,8 tỷ USD, tăng 24,4% so với 2019 trong bối cảnh tổng vốn đầu tư nước ngoài mà Việt Nam thu hút trong năm này giảm gần 25%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ